Hà Nội: Lắp thiết bị thông minh tận nhà dân để thay thế loa phường
Thông qua các thiết bị thông minh này, người dân có thể nhận được thông tin của địa phương, các chương trình tuyên truyền của thành phố, quận và phường dưới dạng âm thanh tương tự như loa phường.
Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết, đơn vị này đang triển khai thí điểm việc ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới hình thức tuyên truyền thay thế loa truyền thanh phường tại các quận nội thành Hà Nội theo hình thức lắp đặt các thiết bị thông minh tại các hộ gia đình.
Thiết bị này tên là M-GATWAY (tương tự modem wifi), được lắp đặt tại các hộ gia đình không sử dụng điện thoại thông minh. Thông qua các thiết bị thông minh này, người dân có thể nhận được thông tin của địa phương, các chương trình tuyên truyền của thành phố, quận và phường dưới dạng âm thanh tương tự như loa phường.
Người dân có thể gửi các ý kiến phản ánh, kiến nghị lên chính quyền thông qua thiết bị này.
Các đơn vị cung cấp viễn thông đã lắp đặt thiết bị tại 100 nhà dân trong tổng số 200 nhà dân theo kế hoạch từ giữa tháng 10 tại các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và Cầu Giấy. Số còn lại dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 12 này. Kinh phí được huy động từ ngân sách thành phố và xã hội hóa.
Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cũng cung cấp phần mềm ứng dụng qua điện thoại thông minh cho người dân nhằm cung cấp tin tức quan trọng dưới dạng âm thanh, hình ảnh, chữ viết.
Video đang HOT
Chính quyền địa phương có thể cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, cung cấp dịch vụ thanh toán tiền điện, tiền nước, phí vệ sinh cùng nhiều thanh toán khác qua mạng. Người dân có thể gửi các ý kiến phản ánh, kiến nghị lên chính quyền thông qua thiết bị này.
Sau khi được lắp đặt, 4 quận nội thành Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng chỉ phát nội dung thông báo các trường hợp khẩn cấp như phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, phòng chống dịch bệnh…
Theo Danviet
Lũ chia cắt nhiều nơi, Phú Yên sơ tán gấp 2.000 dân trong đêm
Trươc tinh trang mưa lũ gây chia cắt tại nhiều nơi tai tỉnh Phú Yên, chính quyền đang khẩn trương sơ tán người dân đến nơi an toàn.
Nhiều nơi ở tỉnh Phú Yên ngập sâu trong biển nước
Tối 1.11, ông Đặng Ngọc Anh - Chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân (Phú Yên) cho biết địa phương này đã sơ tán hơn 500 hộ dân với trên 2.000 người ở những khu vực bị ngập sâu đi tránh lũ.
"Ba xã là Xuân Sơn Bắc, Xuân Sơn Nam, Phú Mỡ và thôn Xuân Hòa của xã Xuân Long bị cô lập. Nhiều tuyến giao thông trọng yếu đi các xã đã bị chia cắt do ngập sâu trong nước, không thể qua lại. Hiện lũ đang tiếp tục lên, dự báo sẽ vượt đợt lũ lớn năm 2016", ông Anh cho hay.
Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên, đến 17 giờ ngày 1.11, lượng mưa phổ biến từ 100 đến 150mm, thủy điện Sông Ba Hạ đang xa lũ và chạy máy tổng lưu lượng 2.600m3/s, tăng 1.000m3/s so với một giờ trước, đã gây chia cắt ít nhất 7 xã, thị trấn của tỉnh Phú Yên.
Trong đó, nặng nhất là huyện miền núi Đồng Xuân với 4 xã bị chia cắt hoàn toàn là Xuân Sơn Bắc, Xuân Sơn Nam, Xuân Quang 1, Phú Mỡ và thị trấn La Hai ngập nặng, phải di dời hơn 500 hộ dân, 1.250 nhân khẩu, ngập úng hơn 600ha cây trồng.
Người dân Phú Yên khẩn trương khắc phục sạt lở
Nhiều đoạn đường sắt Bắc - Nam qua huyện Đồng Xuân cũng bị sạt lở. Ông Phan Văn Thuyên - Phó giám đốc Công ty Cổ phần đường sắt Phú Khánh cho biết, tại Phước Lãnh-La Hai, huyện Đồng Xuân có 3 điểm sạt lở ở vị trí Km1149 223 mố cầu cầu Cây Sung, sạt lở ta luy âm tại Km1150 150 và Km1150 170.
"Các đoạn đường này được xử lý bằng rọ đá để khắc phục", ông Thuyên thông tin.
Nhiều lực lượng đã được huy động để hỗ trợ người dân.
Ông Trần Quốc Huy - Phó ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Đồng Xuân cho biết: "Lũ trên sông Kỳ Lộ tiếp tục dâng nhanh. Nhiều tuyến đường như ĐT642, ĐT647 đã bị ngập sâu, chia cắt hoàn toàn, quốc lộ 19C tại cầu tràn xã Xuân Long cũng bị ngập không đi lại được. Khu phố Long Châu, thị trấn La Hai, nhiều nhà dân bị ngập từ 0,5 đến 1m".
Người dân Phú Yên hối hả chạy lũ.
Ông Trần Hữu Thế - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, để ứng phó, chính quyền các địa bàn xung yếu của tỉnh đã cử người canh trực, cấm người và phương tiện qua lại vùng ngập lụt. Đồng thời, giúp dân di dời người, tài sản, gia súc, gia cầm đến nơi an toàn và tuyên truyền cảnh báo chủ động đề phòng mưa lũ, sạt lở đất ngày càng diễn biến phức tạp để giảm thiểu thiệt hại.
Theo Danviet
Huyện ngoại thành Hà Nội chìm trong biển nước nhìn từ flycam Nước dâng cao gây vỡ đê bối sông Đáy, nhiều ngôi làng Nam Định đang bị cô lập. . Lũ thượng nguồn đổ về hạ lưu khiến đoạn đê bối thuộc hai xã Yên Khang và Yên Bằng (Ý Yên, Nam Định) bị vỡ, nhấn chìm nhiều nhà dân, có nơi ngập gần đến tầng hai. Vùng ngoài đê phía tả sông Đáy...