Hà Nội: Lập đội phản ứng nhanh bắt chó thả rông, không rọ mõm
Dự kiến, đầu năm 2019, đội bắt chó chuyên nghiệp sẽ hoạt động. Những con chó đi ở nơi công cộng như vỉa hè, công viên, sân chơi chung cư… mà không có chủ dắt bằng xích, rọ mõm đều bị coi là chó thả rông và bị bắt giữ.
Người dân sợ hãi
Thời gian gần đây, người dân không khỏi lo ngại khi tình trạng chó không đeo rọ mõm diễn ra khá phổ biến ở những địa điểm công cộng. Thậm chí, chó không rọ mõm được dắt thản nhiên trong thang máy, khu vui chơi, giải trí, nhất là khu vực công viên, xung quanh các bờ hồ vào những ngày cuối tuần.
Tại Hà Nội, chó không đeo rọ mõm diễn ra khá phổ biến ở những địa điểm công cộng. Ảnh: Thành An
Ông Phạm Sông Thao (phường Kim Giang, Thanh Xuân) phản ánh, hiện nay, tình trạng nuôi chó đang diễn ra phổ biến ở các khu tập thể và trên địa bàn các phường, xã. Người dân gặp chó thả rông giữa đường phố rất sợ hãi.
Không những vậy, chó còn phóng uế bừa bãi, được chủ dắt đi giữa đường không rọ mõm. Thậm chí, tình trạng chó cắn chết người, chó cắn chủ nhà bị thương vẫn thường diễn ra. Mặc dù TP đã có chỉ đạo các quận, huyện, phường, xã xử lý, nhưng đến nay chưa hiệu quả.
“Gần đây, ở TP.HCM đã thành lập các đội săn bắt chó kèm theo chế tài xử lý, bước đầu đã có hiệu quả. Vậy Hà Nội có nên áp dụng hình thức như TP.HCM đang triển khai hoặc có cách làm hiệu quả hơn”, ông Thao kiến nghị.
Theo ghi nhận, từ đầu năm đến nay, địa bàn TP.Hà Nội đã xuất hiện nhiều trường hợp chó mắc dại, nghi mắc dại, chó thả rông, chó lạ cắn người tại một số quận, huyện, gây tâm lý hoang mang cho người dân, trong đó đã có 3 người chết do phát bệnh dại.
Chưa kể, không ít vụ chó nuôi tấn công, thậm chí cắn chết người. Gần đây, dư bàng hoàng trước sự việc thương tâm của ông N.V.Th (50 tuổi) ở ngõ 358 Bùi Xương Trạch (Thanh Xuân, Hà Nội) bị chó Pitbull tấn công dẫn đến tử vong. Hay mới nhất, tại huyện Thường Tín, một con chó Pitbull nặng khoảng 30kg lao vào cắn chủ nhà và hàng xóm gây xôn xao dư luận.
Video đang HOT
Nhiều người dân ở Hà Nội vẫn thản nhiên dắt chó không rọ mõm ra đường. Ảnh: Thành An
Ông Nguyễn Xuân Lưu – Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân thừa nhận, đây là thực trạng xảy ra ở nhiều nơi, thậm chí có những hộ dân ở chung cư cũng nuôi chó và chủ nhà dắt chó đi trong thang máy nhà chung cư, do đó cần phải có phương án quản lý, giải quyết.
Thành lập đội phản ứng nhanh
Theo lãnh đạo quận Thanh Xuân, đầu tháng 11 vừa qua, quận vừa ban hành kế hoạch, triển khai mô hình “Bắt chó thả rông phòng trừ bệnh dại”. Cụ thể, UBND các phường và các tổ dân cư thành lập những đội xung kích và tổ phản ứng nhanh phòng chống dịch bệnh dại và bắt chó thả rông. Ngoài ra, các thành viên đội, tổ xung kích phản ứng nhanh được tập huấn kỹ năng giám sát, bắt giữ và xử lý chó thả rông.
Nói rõ hơn về tổ phản ứng nhanh này, bà Mai Thị Lan Hương – Trạm Thú y Thanh Xuân cho biết, mỗi tổ phản ứng nhanh gồm 5 người, đi xe máy đeo sọt sắt, thòng lọng tuần tra các tuyến đường. Đến nay, các tổ đã bắt được 9 con chó, xử phạt chủ chó tổng số tiền 6,2 triệu đồng.
“Khi bắt giữ chó, chúng tôi thông báo qua loa phường đề nghị chủ sở hữu đến nộp phạt và đem chó về. Sau 72 tiếng, chó không có người nhận sẽ bị tiêu hủy”, bà Hương cho hay.
Hiện nay, những chú chó được nuôi mặc dù đã được huấn luyện nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy hiểm. Ảnh: Thành An
Theo bà Hương, hoạt động này nhận được sự đồng tình của người dân. Tuy nhiên, tổ phản ứng nhanh bắt chó thả rông còn gặp nhiều khó khăn vì thiếu kỹ năng xử lý tình huống, không có xe chuyên dụng và chưa có nơi nhốt chó. Chi phí chăm sóc chó, chi phí cho nhân viên đi bắt chó chưa được tính toán cụ thể,…
Được biết, nằm trong kế hoạch phòng chống bệnh dại, UBND TP.Hà Nội vừa phê duyệt việc thành lập đội săn bắt chó thả rông theo đề xuất của Chi cục Thú y Hà Nội.
Theo đó, Chi cục Thú y Hà Nội đang tham khảo mô hình của TP.HCM để áp dụng cho phù hợp với Hà Nội. “Đội bắt giữ chó chuyên nghiệp được trang bị xe, dụng cụ chuyên dụng sẽ đi quay vòng các quận, huyện. Những con chó mắc bệnh sẽ bị tiêu hủy, con khỏe mạnh sẽ đưa về nơi lưu giữ, chờ chủ đến nhận”, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Thú y thông tin.
Bên cạnh mục đích phòng trừ bệnh dại, Cục Thú y còn đặt ra mục tiêu nâng cao ý thức người nuôi, đảm bảo an toàn cho người khác, chứ không nhằm vào bắt chó phạt tiền hay tiêu hủy.
Dự kiến, đầu năm 2019, đội bắt chó chuyên nghiệp sẽ hoạt động. Những con chó đi ở nơi công cộng như vỉa hè, công viên, sân chơi chung cư… mà không có chủ dắt bằng xích, rọ mõm đều bị coi là chó thả rông và bị bắt giữ.
Theo Danviet
Hà Nội cử cán bộ vào TPHCM tìm hiểu mô hình bắt chó thả rông
Đã có 9/11 phường trên địa bàn quận Thanh Xuân (TP Hà Nội) lập tổ phản ứng nhanh bắt chó thả rông phòng bệnh dại.
UBND quận Thanh Xuân cho biết, trên địa bàn quận này hiện có 3.066 con có mèo (2.312 con chó, 754 con mèo). Chủ động phòng chống bệnh trên địa bàn, UBND quận Thanh Xuân đã triển khai mô hình "Bắt chó thả rông phòng trừ bệnh dại".
Đội phản ứng nhanh quận Thanh Xuân bắt chó thả rông
Đặc biệt, một số cán bộ của Hà Nội còn được cử vào TP Hồ Chí Minh tìm hiểu mô hình bắt chó thả rông. Từ đó, xây dựng phương án phù hợp với điều kiện của TP Hà Nội.
Bà Mai Thị Lan Hương - Trạm Thú y Thanh Xuân cho biết, đến nay có 9/11 lập tổ phản ứng nhanh bắt chó thả rông. Mỗi tổ gồm 5 người sử dụng xe máy và dụng cụ chuyên dụng đi bắt chó thả rông trên địa bàn.
Bước đầu triển khai, đội phản ứng nhanh phường Khương Đình đã bắt được 7 con chó thả rông, Kim Giang 1, Thượng Đình 1. Số tiền xử phạt gia chủ 9 con chó thả rông là 6,2 triệu đồng.
Theo bà Hương, số chó thả rông trên địa bàn quận chủ yếu là chó cảnh. Sau khi bị bắt, những con chó này thường được chủ đến phường nộp phạt xin chó về. Người dân cũng nhận thức được những vấn đề liên quan đến chó thả rông, nên dù bị phạt họ cũng chấp thuận và không gây khó dễ cho đội phản ứng nhanh.
"Với những con chó sau 72 tiếng bắt giữ, không có chủ đến nhận về, chúng tôi sẽ lên phương án tiêu hủy", bà Hương nói và cho biết, chó bị bắt về các phường được nuôi nhốt cẩn thận. Đặc biệt, lực lượng thú y quận sẽ cách ly chó để theo dõi bệnh dại.
Sau triển khai, trên địa bàn phường Khương Đình giảm tới 80% lượng chó thả rông
Một trong những điểm băn khoăn nhất của lực lượng chức năng của quận Thanh Xuân hiện nay là quy trình tiêu hủy chó chưa có hướng dẫn cụ thể nên chưa biết thực hiện bằng phương án nào cho phù hợp.
Ngoài ra, theo bà Hương hiện nay trên địa bàn TP Hà Nội người dân nhập rất nhiều chó ngoại lai, có kích thước to lớn và rất hung dữ nên gây khó khăn trong công tác quản lý.
"Loại chó này có đầy đủ giấy tờ, gia chủ cũng chăm sóc cẩn thận. Tuy nhiên, dù được nuôi nhốt cẩn thận nhưng chó có đặc tính rất hung dữ, nếu sổng chuồng rất nhiều nguy hiểm cho người dân", bà Hương nói.
Quang Phong
Theo Dantri
Hà Nội lập tổ phản ứng nhanh bắt chó thả rông Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP Hà Nội) Nguyễn Xuân Lưu cho biết, quận này đã ban hành kế hoạch, triển khai mô hình "Bắt chó thả rông phòng trừ bệnh dại". Theo ông Nguyễn Xuân Lưu, mô hình "Bắt chó thả rông phòng trừ bệnh dại" triển khai nhằm khắc phục tình trạng súc vật chạy tự do ngoài đường, từng...