Hà Nội lập đỉnh ca Covid-19, dân chi chục triệu trữ thuốc, máy tạo oxy
Số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội liên tục lập đỉnh mới khiến người dân lo lắng. Một số gia đình tìm cách tích trữ thuốc, kit test nhanh dù tốn khoản tiền không hề nhỏ.
Liên tục nhiều ngày thấy số ca mắc tại Hà Nội tăng vọt cùng với tin tức bạn bè, người thân báo mắc Covid-19 khiến gia đình chị Nguyễn Thanh (Cầu Giấy, Hà Nội) đã quyết định có lên phương án dự phòng cho sức khỏe của cả nhà. Việc đầu tiên, chị chi 3 triệu đồng mua 50 que kit test nhanh với giá 60 nghìn/que.
Ngoài ra, chị Thanh còn mua các loại thuốc và vitamin cho trẻ em và người lớn trong nhà. Số thuốc, thực phẩm chức năng hơn 20 loại với tổng số tiền trên 8 triệu đồng. Các loại chị chuẩn bị gồm xịt keo ong kháng khuẩn, kẽm, nước súc miệng, cồn, thuốc ho, thuốc nhỏ mắt, thuốc hạ sốt, bổ phế…
Chị mua 6 máy đo SpO2 cho 3 gia đình (gia đình chị Thanh và ông bà nội, ngoại ở quê). Đặc biệt, chị Thanh còn mua máy tạo oxy cho 3 gia đình với 2 máy to, giá 9,5 triệu đồng/máy, và 1 máy nhỏ giá 4,5 triệu đồng. Tổng số tiền cho 3 thiết bị này hết 23,5 triệu đồng. Như vậy số tiền gia đình chị Thanh chi ra để dự phòng thuốc và các thiết bị lên tới gần 40 triệu đồng.
Các thiết bị, máy tạo oxy được gia đình chị Thanh mua dự phòng.
Tương tự, dù gia đình chưa có người mắc Covid-19 nhưng chị Hồng Hải (Hà Nội) vẫn lo lắng khi nhìn số ca mắc của cả nước tăng từng ngày. Qua người quen thường bán hàng xách tay từ Nga về Việt Nam quảng cáo có thuốc phòng và chữa khỏi Covid-19, chị mua 3 hộp thuốc dự phòng (giá 550.000 đồng/hộp) và 2 hộp điều trị (3,5 triệu đồng/hộp).
Ngoài ra, chị còn chi hơn 2 triệu đồng mua kit test nhanh và số tiền không ít cho việc mua các loại C sủi, thuốc bổ tăng sức đề kháng…
“Hiện tại, không ít bạn bè, đồng nghiệp của tôi… đều đã mắc Covid. Nhiều người không gọi được y tế phường, phải tự dựa vào bản thân để điều trị vì vậy tôi mua các thuốc, vật dụng để phòng. Nếu chẳng may mắc chúng tôi cũng chủ động để tự lo cho bản thân và gia đình”, chị nói.
Danh sách thuốc, thực phẩm chức năng gia đình chị Thanh mua dự phòng.
Trao đổi với PV VietNamNet, BS Trương Hữu Khanh, nguyên trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), khuyến cáo, người dân không nên tích trữ test nhanh.
Video đang HOT
“Người dân chỉ thực hiện việc test nhanh tại nhà khi có nguy cơ, triệu chứng như ho, sốt, khó thở… Việc test nhanh nhiều, không cần thiết sẽ làm mất thời gian và lãng phí. Vì vậy người dân không cần tích trữ”, BS Khanh khẳng định.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cũng phân tích: “Người dân không nên tích trữ que test nhanh. Vì không phải người nào cũng test, chỉ người có nguy cơ và triệu chứng mới thực hiện xét nghiệm tại nhà này. Ngoài ra, tích trữ gây thiếu hụt ảo khiến người cần thì không thể mua được, người không cần lại tích trong nhà”.
TS.BS Dương Văn Trung, Trưởng khoa Ngoại tiết niệu, Bệnh viện Bưu Điện, người đang tư vấn cho nhiều F0 điều trị tại nhà ở Hà Nội, cũng đưa ra danh mục các thuốc, thiết bị người dân có thể chuẩn bị
Các loại thuốc cần chuẩn bị:
- Thuốc hạ sốt: Paracetamol (Efferalgan)
- Thuốc bù nước và điện giải: Oresol
- Thuốc bổ: Vitamin tổng hợp, vitamin C…
- Nước súc họng
- Thuốc giảm ho (nếu ho nhiều): Người lớn: Terpincodein và trẻ em: Atussin siro (l lọ)
- Cặp nhiệt độ (1 chiếc)
- Thiết bị đo nồng độ bão hòa oxy SpO2 (1 cái)
Các loại thuốc có thể tự dùng:
Khi bị sốt, đau đầu, đau người: Người lớn (sốt> 38,5) sử dụng 1 viên Paracetamol 0,5g/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4-6 lần. Trẻ em (sốt>38,5 độ) uống thuốc hạ sốt như Paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần. Nếu uống thuốc hạ sốt mà không hạ, cần chườm ấm liên tục đến khi nhiệt độ dưới 38,5.
Nếu bị ho: Ho là phản ứng tự vệ tốt của cơ thể, nếu ho ít thì không cần uống thuốc còn ho nhiều có thể sử dụng thuốc giảm ho. Trong đó, người lớn uống terpincodein uống 1-2 viên/1 lần và uống 2 lần trong ngày. Còn trẻ em dùng Atussin siro uống theo tờ hướng dẫn. Trường hợp đi ngoài lỏng, cần uống bù nước và điện giải Oresol pha mỗi gói vào 200 ml nước.
Các loại thuốc phải có hướng dẫn của bác sĩ:
Thứ nhất, các loại thuốc kháng virus như Favipiravir 200mg, 400mg (viên) hay Molnupiravir 200mg, 400mg (viên) có tác dụng điều trị Covid-19 từ nhẹ đến trung bình đều có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.
Do đó, bệnh nhân có thời gian khởi phát triệu chứng dưới 5 ngày thì không sử dụng quá 5 ngày liên tiếp và không sử dụng để dự phòng. Không sử dụng đối với phụ nữ có thai và cho con bú; phụ nữ chuẩn bị mang thai nên sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng. Thuốc này kkhông sử dụng cho người dưới 18 tuổi và nam giới sau khi dùng phải 3 tháng sau mới được có con.
Thứ hai, thuốc giảm viêm có thành phần corticosteroid đường uống như Dexamethason 0,5 mg (viên nén), Methylprednisolon 16 mg (viên nén). Đây là loại thuốc chỉ kê đơn điều trị một ngày trong thời gian chờ chuyển đến bệnh viện.
Thứ ba, thuốc chống đông như Rivaroxaban 10 mg (viên), Apixaban 2,5 mg (viên). Đây cũng là loại thuốc chỉ kê đơn điều trị một ngày trong thời gian chờ chuyển đến bệnh viện. “Do đó, người dân không được tự phép uống hoặc nghe theo lời mách bảo của người khác”, TS.BS Dương Văn Trung cho biết.
Người vợ Hà Nội bị chồng bỏ vì luôn cho rằng mình tài giỏi, đến viện mới biết mắc bệnh
Luôn tự đắc mình giỏi giang, người phụ nữ ở Hà Nội đã làm những điều không tưởng. Do không thể khuyên ngăn được vợ nên người chồng đã ra tòa ly hôn.
Trong quá trình khám và điều trị cho bệnh nhân, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Viết Chung, Khoa Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện E đã gặp rất nhiều trường hợp bị rối loạn hưng cảm, điều đáng nói đa số những bệnh nhân đều giỏi ở một lĩnh vực nhất định.
Điển hình như trường hợp chị N.M.H. (54 tuổi, ở Hà Nội) là một nhà khoa học có tài, bị mắc rối loạn hưng cảm tự cao. Từ khi còn trẻ, chị H. đã có tính cách bộc trực, quyết đoán, cảm xúc thay đổi thất thường, hay cáu gắt. Bác sĩ Chung cho biết thời điểm đến bệnh viện khám, chị H. đã có những triệu chứng hưng phấn rất nặng.
Chia sẻ với bác sĩ, người nhà chị H. cho biết, từ khi lập gia đình và sinh con, chị đã có những đợt hưng phấn khoảng 2 tuần đến 1 tháng với mức độ nhẹ. Chị còn viết văn, thơ rất hay và luôn nghĩ mình là một người phụ nữ tài giỏi, làm được mọi thứ trong gia đình.
Người phụ nữ bị rối loạn hưng cảm tự cao luôn cho mình là người tài giỏi nhất. Ảnh minh họa.
Do nghĩ bản thân là người làm bất động sản giỏi nên chị H. đã bán hết nhà cửa, vay mượn tiền để lập công ty và đầu tư vào bất động sản. Trong lúc nợ nần chồng chất, nữ bệnh nhân này vẫn bỏ số tiền lớn đi làm từ thiện.
Dù được chồng và người thân khuyên ngăn nhưng chị H. không nghe, vẫn nghĩ mình giỏi giang hơn người và sẽ làm được mọi việc. Kết quả, chị H. và chồng đã ra tòa ly hôn, nhiều người thân trong gia đình cũng từ mặt chị.
Sau đó, chị H. đã vào viện khám và được điều trị bệnh lý nội khoa. Bác sĩ Nguyễn Viết Chung tham gia hội chẩn ca bệnh này. Bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn hưng cảm tự cao và được điều trị nội trú. Sau quá trình điều trị, hiện chị H đã ổn định sức khỏe tâm lý, quay lại cuộc sống bình thường.
Trường hợp tương tực khác là một nam thanh niên còn rất trẻ, mới 20 tuổi. Trước khi nhập viện, bệnh nhân theo học ở một trường chuyên có tiếng tại Nam Định và học rất giỏi. Học xong THPT, bệnh nhân thi đỗ ngành bác sĩ đa khoa của một trường đại học y nổi tiếng và luôn đạt điểm số xuất sắc trong quá trình học tập.
Vào cuối năm nhất đại học, bệnh nhân gặp stress và bị rối loạn hưng cảm. Anh không còn quan tâm đến chuyện học hành mà chỉ tham gia vào các cuộc tranh luận trên mạng xã hội nên đã được người thân cưỡng chế đưa vào viện điều trị. Hiện tại, bệnh nhân đã ổn định, được ra viện và duy trì uống thuốc.
Những người bị hưng cảm cần phải sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Ảnh minh họa.
Theo bác sĩ Chung, hội chứng hưng cảm có 3 đặc điểm: Hưng phấn trong suy nghĩ (nhiều ý tưởng trong đầu, chuyển chủ đề nhanh và luôn nghĩ mình tài giỏi); Hưng phấn trong cảm xúc (lúc nào cũng vui vẻ, khi bị chống đối thì cáu gắt, bực bội và sẵn sàng tấn công người khác); Hưng phấn trong hành vi (đi lại thường xuyên, làm nhiều việc, không thể ngồi yên một chỗ...).
Nguyên nhân hưng cảm có thể do tổn thương não hoặc bệnh nội sinh liên quan tới yếu tố gen và di truyền. Ở giới trẻ ngày nay, bệnh có thể khởi phát do sử dụng các chất tác động tâm thần như cần sa, ma túy đá, bóng cười hoặc sau giai đoạn stress tâm lý.
Bác sĩ Chung khuyến cáo, để nhận biết sớm và điều trị hiệu quả chứng hưng cảm, cần lưu ý các dấu hiệu như:
- Người đó trở lên thay đổi khác thường: nói liên tục, đi lại nhiều, có vô số ý tưởng, hoài bão, tính rộng rãi thích làm từ thiện... Trước đó, bệnh nhân không như vậy.
- Người bệnh có thể bị rối loạn giấc ngủ.
- Bệnh thường khởi phát ở nhóm tuổi trẻ, từ 15-30 tuổi, nên các bậc phụ huynh, người thân cần chú ý để phát hiện sớm.
Người phụ nữ bị ngộ độc nặng do uống nước tẩy bồn cầu để giải quyết mâu thuẫn gia đình Do mâu thuẫn gia đình, người phụ nữ ở Phúc Thọ, Hà Nội đã uống chai nước tẩy rửa bồn cầu Okay của Thái Lan. Sau uống, bệnh nhân nôn nhiều, nôn ra dịch nâu đen lẫn dịch tiêu hóa, đau bụng vùng thượng vị và được gia đình đưa tới cơ sở y tế. Theo thông tin từ Trung tâm Chống độc-Bệnh...