Hà Nội lắp 450 camera theo dõi, thí điểm “phạt nguội”
Với chi phí giai đoạn 1 lên tới 231 tỷ đồng, Cảnh sát Giao thông Hà Nội sẽ lắp đặt 300 camera để đo đếm toàn bộ lưu lượng phương tiện, 50 camera để theo dõi toàn bộ hoạt động về giao thông và 100 camera để xử phạt những hành vi vi phạm luật giao thông.
Những trường hợp lấn vạch, vượt đèn đỏ, rẽ sai quy định… sẽ bị Cảnh sát giao thông (CSGT) xử phạt thí điểm khi hệ thống camera chụp lại được bắt đầu từ tháng 11/2014.
Thiếu tá Phạm Quang Minh (Đội phó Đội điều khiển đèn tín hiệu giao thông – Phòng CSGT Hà Nội) cho biết: “Khi phát hiện vi phạm trên camera, CSGT dùng bộ đàm gọi trực tiếp cho đơn vị ra xử lý ngay, khi ấy đã có màn hình sao chụp lại, nhìn thấy rõ hành vi vi phạm của phương tiện. Và khi đã mời người vi phạm về trụ sở để phạt thì hệ thống camera đã quay chụp được hình ảnh làm bằng chứng, có thể lưu trữ được từ 2-3 tuần”.
Vi phạm giao thông sẽ bị “phạt nguội” dựa trên chứng cứ, hình ảnh từ tất cả camera lắp đặt trong thành phố.
Hết cãi với …”cảnh sát camera”
Việc lắp camera giám sát giao thông ở các nước đã làm, Việt Nam áp dụng cũng không có gì mới lạ. Ưu điểm của cách thức này là có thể giúp lực lượng chức năng phát hiện các đối tượng như đua xe trái phép, tội phạm, cướp giật, trộm cắp bằng phương tiện giao thông, hay cả các đám đông, những nơi tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng, tai nạn giao thông…
Video đang HOT
Mọi diễn biến đều được chụp và quay phim, lưu giữ lại phục vụ cho công tác điều tra và quản lý nhà nước rất tốt. Qua hệ thống camera giám sát, lực lượng CSGT cũng chủ động hơn trong công tác chỉ huy điều khiển giao thông và giải quyết kịp thời các vấn đề phức tạp liên quan đến vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Dự kiến đầu tháng 12/2014, bốn quận nội thành Hà Nội sẽ có khoảng 450 camera được lắp đặt. Và Hà Nội sẽ chính thức áp dụng biện pháp phạt nguội xe vi phạm qua hệ thống này sau một thời gian tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Được biết, trong năm 2013, qua hệ thống camera giám sát, Hà Nội đã xử lý 460 trường hợp vi phạm, tước giấy phép lái xe 102 trường hợp, trong đó đa phần là xe khách và xe tải. Riêng năm 2013, Phòng CSGT Công an TP.Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 369 trường hợp ô tô biển xanh vi phạm, phạt tiền gần 600 triệu đồng, tạm giữ 16 phương tiện, 358 bộ giấy tờ các loại, tước Giấy phép lái xe 39 trường hợp.
Theo Pháp luật Việt Nam
Chưa phạt người đội mũ bảo hiểm không chuẩn
- Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội, thời gian đầu thực hiện quy định xử phạt việc sử dụng mũ bảo hiểm không đạt chất lượng (từ ngày 1/7), lực lượng CSGT sẽ tập trung tuyên truyền, nhắc nhở và chưa tiến hành xử phạt.
Ảnh minh họa.
Mới chỉ nhắc nhở là chính
Chiều ngày 30/6, Phòng CSGT Công an Hà Nội đã tổ chức họp báo công bố và triển khai Kế hoạch số 69/KH-UBATGTQG ngày 18/4/2014 của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia về Tổ chức chiến dịch tuyên truyền và triển khai cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh, sử dụng mũ không phải mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.
Theo Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng Phòng CSGT Hà Nội cho hay, bắt đầu từ ngày mai (1/7), các đội CSGT (từ Đội 1 đến Đội 14) của thành phố sẽ ra quân, tập trung xử lý các trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm, hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai, cài quai không đúng quy cách; chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy.
Tuy nhiên, theo Đại tá Đào Vịnh Thắng, hiện lực lượng CSGT vấp phải nhiều khó khăn trong việc thực hiện quy định xử phạt người tham gia giao thông sử dụng mũ bảo hiểm không đạt chuẩn. Đáng chú ý nhất là cách nhận biết mũ bảo hiểm đạt chuẩn hay không, đủ điều kiện lưu hành hay không?
Ngoài ra, lực lượng CSGT cũng rất khó để xử phạt ngay cả khi xác định được người vi phạm sử dụng mũ không đạt chuẩn. Đơn giản vì CSGT không thể để người vi phạm tiếp tục sử dụng chiếc mũ đó lưu hành giao thông trở lại, trong khi chưa có cơ chế thu giữ hay biện pháp đổi mũ đạt chuẩn.
Đại tá Đào Vịnh Thắng cho rằng: "Trước mắt, lực lượng sẽ vẫn tập trung xử lý các trường hợp người điều khiển giao thông vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai, đi vào đường cấm... thì sẽ lập biên bản xử phạt. Riêng trường hợp người tham gia giao thông đội mũ không đạt chuẩn theo quy định, thì CSGT chỉ tuyên truyền, nhắc nhở là chính, để người dân nâng cao ý thức và biết cách nhận biết mũ bảo hiểm rởm và mũ bảo hiệm đạt chuẩn".
Đại tá Đào Vịnh Thắng cũng nhấn mạnh, các trường hợp vi phạm được phát hiện sẽ được lập biên bản và xử lý theo Nghị định 171 ngày 13/11/2013 của Chính phủ. Phòng CSGT Hà Nội đã chỉ đạo nghiêm cấm cán bộ chiến sỹ kiểm tra xe tràn lan không lập biên bản hoặc chuyển lỗi, bỏ qua vi phạm.
"Chúng tôi đã nhắc nhở cán bộ chiến sỹ trong quá trình làm việc cần giữ đúng lễ tiết tác phong, văn hóa ứng xử khi tiếp xúc với quần chúng nhân dân. Trường hợp người vi phạm không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của cảnh sát, bỏ chạy mà không có dấu hiệu phạm tội thì thông báo bằng bộ đàm đến các chốt liền kề phối hợp dừng xe, xử lý. Đồng thời tổ chức ghi hình, chụp ảnh, ghi lại biển kiểm soát, tiến hành điều tra xác minh và mời về trụ sở làm việc", Đại tá Đào Vịnh Thắng nói.
Nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ
Theo kế hoạch triển khai của Phòng CSGT Hà Nội, thời gian thực hiện cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy từ 6h tới 22h hàng ngày, bắt đầu từ 1/7/2014 đến hết 31/12/2014.
Đại tá Đào Vịnh Thắng cho rằng, việc thực hiện đợt cao điểm chỉ nhằm nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ đối với người tham gia giao thông trên địa bàn Thành phố, đặc biệt là việc chấp hành quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe đạp điện, xe máy điện. Tuy nhiên, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ tăng cường các biện pháp kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp cố tình vi phạm.
Đối với việc phát hiện người vận chuyển mũ bảo hiểm không đạt chuẩn, Đại tá Đào Vịnh Thắng cho biết: "Quá trình tuần tra kiểm soát, phát hiện các trường hợp vận chuyển mũ bảo hiểm không phải mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy cán bộ chiến sỹ sẽ tiến hành kiểm tra hóa đơn chứng từ, nguồn gốc, xuất sứ để bàn giao cho đơn vị có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật".
Trúc Dân
Theo_VnMedia
Đình chỉ hai cảnh sát giao thông vụ "đâm người nhập viện" - Để phục vụ cho quá trình điều tra, làm rõ nghi vấn hai cảnh sát giao thông đâm người nhập viện, Đội Cảnh sát giao thông số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã tạm thời đình chỉ công tác của hai chiến sỹ này. Hai chiến sỹ nhận quyết định tạm đình chỉ công tác là Thiếu uý Nguyễn...