Hà Nội lập 44 chốt trực chống ùn tắc dịp Tết Nguyên đán
Nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phục vụ người dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã bố trí lực lượng tại 44 chốt trực để phân luồng.
Theo một lãnh đạo Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội, tại 30 quận, huyện, thị xã, các Đội Thanh tra GTVT bố trí một tổ công tác (gồm 5 người) ứng trực trong 2 khung giờ (buổi sáng từ 6h đến 8h và chiều tối từ 17h đến 19h) để sẵn sàng xử lý các vấn đề liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn.
Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã bố trí lực lượng tại 44 chốt trực để phân luồng nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phục vụ người dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán (Ảnh minh họa: Vũ Khoa).
Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cũng sẽ bố trí lực lượng tại các bến xe, các tuyến đường xung quanh bến xe để tăng cường xử lý các vi phạm trong hoạt động vận tải hành khách (các xe dừng, đỗ đón trả khách trái quy định); chỉ đạo 34 Đội Thanh tra GTVT trực thuộc tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.
Video đang HOT
Đặc biệt sẽ xử lý nghiêm các công trình thi công không bảo đảm các biện pháp về an toàn giao thông, làm mất vệ sinh môi trường và không hoàn trả mặt đường êm thuận…
Khánh thành dự án đường sắt đô thị Cát Linh Hà Đông
Sáng 13/1, tại Hà Nội, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với UBND thành phố Hà Nội, Đại sứ quán nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam tổ chức Lễ khánh thành Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.
Đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Đến dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể; ông Hùng Ba, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam cùng nhiều đại biểu lãnh đạo các bộ, ban, ngành. Về phía thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Quyền đến dự buổi lễ.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, thời gian vừa qua, việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Thủ đô luôn được Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, UBND thành phố Hà Nội quan tâm ưu tiên dành nguồn lực để xây dựng; trong đó có các tuyến đường sắt đô thị. Đây là một trong những loại hình vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn nhằm nâng cao năng lực vận hành, giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông phát biểu. Ảnh: Minh Quyết /TTXVN
"Trong số 8 tuyến đường sắt đô thị xuyên tâm và vành đai kết nối đô thị trung tâm Hà Nội với các đô thị vệ tinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt, dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông được Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải lựa chọn thí điểm đầu tư sớm nhằm giải quyết tình trạng giao thông gia tăng nhanh chóng tại khu vực phía Tây của Hà Nội; đồng thời, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của toàn thành phố", Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho hay.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, Bộ Giao thông Vận tải đã nghiệm thu hoàn thành dự án đảm bảo tuân thủ đúng quy định và Hội đồng kiểm tra nhà nước đã chấp thuận kết quả nghiệm thu đủ điều kiện bàn giao dự án đưa vào khai thác.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba phát biểu. Ảnh: Minh Quyết/ TTXVN
Ngày 6/11/2021, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ bàn giao dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông để Công ty TNHH Một thành viên đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro) đưa dự án vào vận hành khai thác giai đoạn đầu.
"Việc chính thức tổ chức lễ khánh thành dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông là sự kiện đánh dấu mốc quan trọng về việc dự án đường sắt đô thị đầu tiên tại Việt Nam và Thủ đô Hà Nội nói riêng đã được triển khai thành công, đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật. Qua đây, thành phố Hà Nội sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng các dự án đã và đang triển khai tại Thủ đô", Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh.
Để đảm bảo việc vận hành khai thác dự án an toàn, hiệu quả, Thứ trưởng Đông cho biết, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiếp tục yêu cầu Ban Quản lý dự án đường sắt tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo Tổng thầu EPC phối hợp với Hà Nội Metro khẩn trương hoàn thiện các công việc còn lại và thực hiện bảo hành, bảo trì dự án theo quy định. Bộ Giao thông Vận tải cam kết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với UBND thành phố Hà Nội trong giai đoạn vận hành khai thác tại dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông cũng như công tác triển khai các dự án đường sắt đô thị khác trên địa bàn.
Ngày 13/01/2022, đường sắt đô thị (metro) Cát Linh - Hà Đông đạt mốc 1 triệu lượt khách đi tàu. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết: "Đến nay, sau hơn 2 tháng đi vào vận hành, đảm bảo chạy tàu an toàn tuyệt đối và thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, được lãnh đạo các cấp, các ngành, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội ghi nhận, đánh giá cao. Đặc biệt là được người dân Thủ đô ủng hộ và đón nhận một phương thức vận tải hành khách công cộng tiên tiến lần đầu tiên có mặt ở Việt Nam.
Mỗi ngày, tuyến vận chuyển bình quân 14.917 hành khách. Tuy nhiên do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, gần đây, số hành khách tham quan, trải nghiệm trên tuyến tuy có giảm nhưng hành khách có nhu cầu sử dụng thực tế là những người đi làm, đi học thường xuyên trên tuyến bằng vé tháng giữ ổn định và đang có xu hướng tăng: Từ 10% ban đầu lên hơn 20% và dự kiến tiếp tục tăng trong thời gian tới khi học sinh, sinh viên đi học trực tiếp trở lại.
Để tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông hoạt động ngày càng hiệu quả, thành phố Hà Nội cũng đã xây dựng kế hoạch, phương án khai thác vận hành rất cụ thể và chỉ đạo Hà Nội Metro (Đơn vị vận hành khai thác tuyến) phải đảm bảo an toàn, chính xác, giữ gìn trật tự, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị; bảo trì phương tiện và hạ tầng kỹ thuật theo đúng quy trình; khẩn trương triển khai phương án kinh doanh dịch vụ nhằm tận dụng lợi thế thương mại và tăng tiện ích cho hành khách đi tàu. Trong quá trình vận hành khai thác đảm bảo tuân thủ các quy định của Bộ Giao thông Vận tải, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch COVID-19 có hiệu quả...
Phát biểu tại buổi lễ, ông Hùng Ba, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam bày tỏ: "Tôi rất vinh dự được cùng Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể khánh thành dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, dự án đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam. Quá trình triển khai dự án này gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng với sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành hai nước, dự án đã vượt qua để khánh thành, đưa vào sử dụng, mang lại sự tích cực cho giao thông Hà Nội".
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông vận tải) làm đại diện chủ đầu tư, trực tiếp quản lý đầu tư xây dựng dự án. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng, vốn vay ODA Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước. Tuyến đường được thiết kế với khổ đôi, ray tiêu chuẩn 1.435mm, với chiều dài 13,05km đi trên cao, gồm 12 nhà ga và 13 đoàn tàu. Mỗi đoàn gồm 4 toa, sức chở tối đa 960 người/đoàn, tốc độ tối đa 80km/giờ, tốc độ khai thác 35km/giờ. Với biểu đồ khai thác hiện nay, thời gian đoàn tàu di chuyển toàn tuyến chỉ hết hơn 23 phút.
Hà Nội khởi công xây dựng thêm 3 tuyến đường sắt đô thị trong thời gian tới Ba tuyến đường sắt đô thị sẽ hoàn tất thủ tục đầu tư, khởi công trong 5 năm tới là tuyến số 5 đoạn Văn Cao - Hòa Lạc, tuyến số 3 đoạn Ga Hà Nội - Hoàng Mai và tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi. Thông tin trên được ông Dương Đức Tuấn - Phó Chủ tịch UBND TP Hà...