Hà Nội: Làng bánh chưng Tranh Khúc hối hả vào vụ Tết
Chuẩn bị cho ngày Tết truyền thống, những nghệ nhân làng nghề ở ngoại thành Hà Nội hối hả rửa lá, đãi đỗ mỗi ngày để cho ra lò hàng chục nghìn chiếc bánh chưng phục vụ thực khách.
Mỗi ngày sản xuất hàng nghìn chiếc, các nghệ nhân làng bánh chưng Tranh Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) đang hối hả gói bánh để phục vụ Tết Quý Tỵ.
Mấy ngày nay, các hộ gia đình ở Tranh Khúc bắt đầu lấy lá dong về chất đầy sân để chuẩn bị gói bánh chưng phục vụ dịp Tết.
Lá dong chủ yếu được lấy từ Thanh Hoá, Hà Giang. Công đoạn rửa lá khá quan trọng và mất nhiều thời gian. Sau khi rửa sạch, lau khô, lá dong được cắt sống để khi gói không bị gẫy, bánh sẽ vuông, đẹp.
Gạo nếp chủ yếu được lấy từ Hải Hậu thơm và ngon, rất hợp để làm bánh Tết, kèm theo với gạo ngon là hương vị của thịt lợn đỗ xanh được nấu nhuyễn, nặn thành bánh kẹp thịt lợn ba chỉ ở giữa.
Với người dân làng Tranh Khúc, việc gói bánh kinh doanh cũng được tính toán tỉ mỉ. Từ khâu đong gạo, đỗ xanh thật chuẩn thậm chí cân đo trọng lượng miếng thịt trước khi gói.
Video đang HOT
Người dân cho biết, hầu hết các gia đình trong thôn đều làm nghề gói bánh chưng phục vụ khắp các tỉnh thành gần Hà Nội. Vào ngày thường mỗi nhà sản xuất khoảng 300 chiếc một ngày, nhưng đến dịp Tết phải huy động người quen tới làm giúp.
Bác Nguyễn Đăng Được cho biết: “Bánh chưng được làm quanh năm, bên cạnh đó các hộ gia đình trong làng làm thêm cả các loại bánh khác như bánh gai, bánh giò, bánh dày”.
Cụ Nguyễn Thị Nhàn đã 90 tuổi nhưng vẫn nhanh nhẹn nắm từng quả nhân bánh. Theo cụ bánh chưng được làm nhộn nhịp nhất trong năm bắt đầu từ 22 tháng chạp, đây được coi là thời điểm tiêu thụ mạnh nhất, các hộ gia đình làm bánh ít cũng tiêu thụ được 800 chiếc/ngày, nhiều thì hàng ngàn chiếc.
Điều đặc biệt ở Tranh Khúc là người dân không bao giờ dùng khuôn để gói bánh. Mỗi bánh thường được gói bởi 6-7 lá dong. Khi gói phải thao tác nhanh, nếu không gạo sẽ rơi ra ngoài. Dù chỉ gói bằng tay mà hàng trăm chiếc bánh vẫn vuông và đều như nhau.
Cu Tít 4 tuổi bên chiếc bánh chưng bà mới gói, Tít cho biết lớn lên cũng muốn được gói bánh chưng như người lớn trong nhà.
Sau khi gói, bánh được luộc bằng hệ thống nồi hơi công nghiệp, trước khi đưa ra thị trường, mỗi mẻ thường hơn 8 tiếng là bánh chín rền. Sau đó bánh được vớt ra rửa qua nước lạnh và đem ép nhẹ.
Theo xahoi
Làng bánh chưng Tranh Khúc vào vụ Tết
Mỗi ngày sản xuất hàng nghìn chiếc, các nghệ nhân làng bánh chưng Tranh Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) đang hối hả gói bánh để phục vụ Tết Nhâm Thìn.
Mấy ngày nay, các hộ gia đình ở Tranh Khúc bắt đầu lấy lá dong về chất đầy sân để chuẩn bị gói bánh chưng phục vụ dịp Tết.
Lá dong chủ yếu được lấy từ Thanh Hoá, Hà Giang. Công đoạn rửa lá khá quan trọng và mất nhiều thời gian. Sau khi rửa sạch, lau khô, lá dong được cắt sống để khi gói không bị gẫy, bánh sẽ vuông, đẹp.
Gạo nếp chủ yếu được lấy từ Hải Hậu thơm và ngon, rất hợp để làm bánh Tết.
Nhân đỗ xanh được nấu nhuyễn, nặn thành bánh kẹp thịt lợn ba chỉ ở giữa.
Điều đặc biệt ở Tranh Khúc là người dân không bao giờ dùng khuôn để gói bánh.
Mỗi bánh thường được gói bởi 6-7 lá dong. Khi gói phải thao tác nhanh, nếu không gạo sẽ rơi ra ngoài.
Dù chỉ gói bằng tay mà hàng trăm chiếc bánh vẫn vuông và đều như nhau.
"Nhiều người ở Tranh Khúc biết gói bánh chưng từ hồi nhỏ, nên nhiều thanh niên gói rất nhanh và đẹp", anh Thành tâm sự.
Anh Nguyễn Văn Xuân, một gia đình làm bánh chưng ở Tranh Khúc cho biết, làm bánh chưng khó và lâu nhất là công đoạn gói và buộc lạt. Nếu không cẩn thận, bánh sẽ không vuông góc và hình thức không đẹp. Còn chất lượng bánh phụ thuộc vào thời gian luộc.
Năm nay, gia đình anh Xuân làm nhiều hơn năm trước vài trăm chiếc, xuất chủ yếu lên Hà Nội. Đến khoảng 23 tháng chạp, anh sẽ thuê thêm 2 nhân công cùng làm để kịp tiến độ giao hàng cho khách.
Những người cao tuổi ở Tranh Khúc cũng tranh thủ gói bánh chưng giúp con cháu dịp Tết.
Sau khi gói, bánh chưng sẽ được luộc trong nồi to, mỗi mẻ thường hơn 8 tiếng là bánh chín rền. Sau đó bánh được vớt ra rửa qua nước lạnh và đem ép nhẹ.
Theo VNEXpress
Làng Nhật Tân lo ế đào Tết Những "nghệ nhân" trồng đào Tết làng Nhật Tân (Tây Hồ-Hà Nội) cho biết: năm nay, giá đào không biến động vì chưa chắc đã có người mua. Mặc dù còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Quý Tỵ nhưng những "nghệ nhân" trồng đào cho biết vẫn chưa thể nhận định chắc chắn về tình trạng đào tết sẽ cung cấp...