Hà Nội “làm tới” sau tai nạn thang máy chết người
Phó UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng vừa yêu cầu kiểm tra, xử lý trách nhiệm trong việc sử dụng kinh phí bảo trì trong quá trình vận hành thang máy và việc không thành lập Ban Quản trị nhà chung cư…
Theo đó, Phó Chủ tịch Thành phố yêu cầu Sở Xây dựng tổ chức kiểm tra, báo cáo tình trạng an toàn của tất cả các thang máy trong các tòa nhà chung cư tái định cư; tình hình thành lập Ban Quản trị nhà chung cư và việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư tái định cư được UBND Thành phố bố trí tại Quyết định số 677/QĐ-UBND ngày 24/1/2014, Quyết định số 2357/QĐ-UBND ngày 5/5/2014; xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc sử dụng kinh phí bảo trì trong quá trình vận hành thang máy và không thành lập Ban Quản trị nhà chung cư, báo cáo kết quả về UBND Thành phố trước ngày 15/7.
Ông Nguyễn Quốc Hùng cũng yêu cầu Sở Xây dựng khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn quy trình bảo trì thang máy trong các tòa nhà chung cư, đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng của người dân.
Sở Xây dựng cũng phải trực tiếp làm việc với cơ quan thông tin đại chúng về tình hình thành lập Ban Quản trị, việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư tái định cư và công tác quản lý nhà nước về quản lý sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Quốc Hùng yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã rà soát tất cả các nhà chung cư trên địa bàn Thành phố kiểm tra, kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc chậm thành lập Ban Quản trị nhà chung cư, báo cáo kết quả về UBND Thành phố trước ngày 20/7/2014, đồng thời có biện pháp yêu cầu các chủ đầu tư, người quản lý, sử dụng nhà chung cư thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý nhà chung cư.
Video đang HOT
Cư dân tòa nhà NA5 Trung Hòa, Nhân Chính đã phải tự quyên góp tiền để sửa thang máy, nhưng đúng ngày có thợ đến sửa thì xảy ra sự cố chết người – ảnh: Tuệ Khanh
Tiền 2% được sử dụng như thế nào?
Sở dĩ có sự quyết liệt này của UBND thành phố Hà Nội là bởi hôm 30/6, một vụ tai nạn thang máy đã xảy ra tại tòa chung cư tái định cư NA5 (Trung Hòa, Nhân Chính), khiến một bảo vệ tử vong. Theo người dân ở tòa nhà này thì thang máy bị hỏng từ nhiều tháng nay, cư dân tòa nhà đã kêu cứu khắp nơi nhưng không được giải quyết. Nguyên nhân được cho là thang máy đã hết thời hạn bảo hành mà tiền duy tu, vận hành thang máy thì không có. Do vậy, cư dân tòa nhà đã phải tự đôn đốc nhau thu tiền thuê thợ đến sửa chữa. Trớ trêu thay, người bảo vệ tòa nhà đã bị thiệt mạng trong lúc đi thang máy từ tầng 7 xuống tầng 1 để đón thợ đến sửa chiếc thang máy bị hỏng.
Luật Nhà ở hiện tại quy định phí bảo trì mỗi căn hộ chung cư bằng 2% giá trị hợp đồng mua bán căn hộ đó. Số tiền này, chủ đầu tư phải lưu giữ trong tài khoản riêng. Sau khi thành lập Ban quản trị chung cư, chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển cả vốn và lãi cho Ban quản trị để sửa chữa, tu bổ kết cấu công trình và hệ thống máy móc vận hành tòa nhà khi hết hạn bảo hành.
Tuy nhiên, từ hàng chục năm nay, việc thành lập Ban quản trị không hiểu vì lý do nào đã gần như không thể thực hiện được và cuộc chiến giành số tiền khổng lồ 2% này giữa cư dân các tòa nhà và Chủ đầu tư diễn ra hết sức căng thẳng. Cho tới nay, việc phân định vẫn chưa ngã ngũ, trong khi trên thực tế, cũng chỉ mới có khoảng 5 Ban quản trị được thành lập trong tổng số mấy trăm nhà chung cư trên địa bàn toàn Thành phố.
Trao đổi với VnMedia, ông Nguyễn Mạnh Lân, cư dân sinh sống tại tầng 9 tòa nhà NA5, nguyên là Đảng ủy viên, Bí thư chi bộ phường Nhân Chính (N1) và cũng nguyên là Phó ban quản trị HTX thí điểm của Thành phố cho biết, cư dân tòa nhà NA5 đề nghị Thành phố kiểm tra Công ty TNHH Một thành viên quản lý và phát triển nhà ở về việc thực hiện quy định sử dụng quỹ 2% đó như thế nào và việc này phải được “Thành phố thực hiện ráo riết”.
Tuệ Khanh
Theo_VnMedia
Nguyên bí thư huyện bảo kê cát lậu bị phạt tù
Ngày 7/7, TAND tỉnh Đồng Tháp đã tuyên án vụ nguyên lãnh đạo huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) tiếp tay cho cát lậu.
ảnh minh họa
Tòa tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hồng Lâm (nguyên bí thư Huyện ủy Hồng Ngự) một năm tù, Ngô Xuân Cảnh (nguyên phó bí thư thường trực) sáu tháng tù và Nguyễn Quốc Hưng (nguyên chủ tịch UBND huyện này) bốn tháng tù cùng về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.
Bị cáo Dương Trung Kỉnh (nguyên trưởng Phòng TN&MT huyện Hồng Ngự) bị phạt sáu tháng tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Bị cáo Dương Tấn Quốc (giám đốc Công ty TNHH Ngự Bình) bị 18 tháng tù về tội vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên. Cùng tội này, phần lớn các bị cáo còn lại đều bị phạt bằng với thời hạn tạm giam hơn một năm tù (riêng bị cáo Nguyễn Minh Triết bị sáu tháng tù).
Theo hồ sơ, từ tháng 10-2011 đến tháng 10-2012, bị cáo Quốc và đồng phạm đã khai thác cát trái phép tại bãi bồi Thường Thới Tiền (huyện Hồng Ngự), gây thiệt hại hơn 12 tỉ đồng. Vụ khai thác cát trái phép bị phát hiện khi PC46 Công an tỉnh Đồng Tháp bắt quả tang ba phương tiện sà lan cần cẩu đang khai thác cát sông vào tối 18-10-2012. Cơ quan điều tra phát hiện việc khai thác cát trái phép này có chủ trương từ các bị cáo nguyên là bí thư, phó bí thư thường trực và chủ tịch UBND huyện Hồng Ngự.
Theo Pháp luật TPHCM
Tuyên án vụ "quan huyện" bảo kê cho "cát tặc" Sáng ngày 7/7, Hội đồng xét xử (HĐXX) của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp tuyên phạt 11 bị cáo liên quan đến việc "bảo kê" cho "cát tặc" khai thác cát trái phép xảy ra trên địa bàn huyện Hồng Ngự. Cụ thể bị cáo Nguyễn Hồng Lâm (nguyên Bí thư Huyện ủy Hồng Ngự) với mức án 1 năm tù,...