Hà Nội: Làm sổ đỏ 32m2 đất, công dân bị áp thuế gần nửa tỷ đồng
Chủ sở hữu mảnh đất tại 9A, ngõ 178/2, đường Giải Phóng đã sử dụng ổn định đất tái định cư từ năm 1984, hàng năm nộp thuế đầy đủ theo quy định. Khi người nhận chuyển nhượng xin cấp sổ đỏ 32,18m2, công dân đã “sốc” vì bị áp thuế gần nửa tỷ đồng.
Trong đơn gửi báo Dân trí và các cơ quan chức năng, ông Nguyên Quy Dương, trú tại P. 204 – C2TT IM10, phường Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội phản ánh: Phòng Tài nguyên & Môi trường ( TN&MT) quận Thanh Xuân, UBND quận Thanh Xuân đã xem xét nguồn gốc đất tại số 9A, ngõ 178/2, đường Giải Phóng không đầy đủ, từ đó dẫn đến việc áp dụng mức thuế 100%, với số tiền phải nộp lên đến hơn 365 triệu đồng, trong khi đất sử dụng ổn định từ năm 1984, hàng năm chủ sử dụng cũ là ông Nguyễn Văn Bình đều hoàn thành nghĩa vụ thuế theo quy định.
Đơn kiến nghị ông Dương gửi báo Dân trí và các cơ quan chức năng.
Đơn của ông Nguyễn Quý Dương cho biết, nhà và đất số 9A, ngõ 178/2, đường Giải Phóng có nguồn gốc thuộc sở hữu của ông Nguyễn Văn Bình được UBND quận Đống Đa giao tái định cư theo Quyết định số 3554, ngày 26/4/1984, sau khi triển khai dự án mở rộng cải tạo đường quốc lộ 1A đoạn Đại Cồ Việt – Thường Tín. Sau khi được bàn giao 70m2 đất, gia đình ông Bình đã xây nhà và sử dụng ổn định từ đó đến nay không xảy ra tranh chấp, khiếu kiện, khiếu nại với ai.
Ngày 5/4/2009, ông Nguyên Quy Dương nhận chuyển nhượng 32,18/70m2từ ông Nguyễn Văn Bình. Năm 2014, ông Dương kê khai làm Giấy chứng nhận QSDĐ ( gọi tắt là sổ đỏ) lần đầu phần diện tích đất trên.Sau khi tiếp nhận hồ sơ, UBND phường Phương Liệt tổ chức xét duyệt, niêm yết công khai. Hội đồng xét duyệt xác nhận chủ cũ là ông Nguyễn Văn Bình được giao đất tái định cư vào năm 1984, đất sử dụng ổn định từ đó đến nay.
Khi phường Phương Liệt gửi hồ sơ lên Phòng TN&MT quận Thanh Xuân để thẩm định và xét duyệt, gia đình ông Nguyễn Quý Dương đã bị áp mức thuế sử dụng đất 100%. Theo Thông báo nộp thuế sử dụng đất số 182/TB-CCT, ngày 2/8/2014, của Chi cục thuế quận Thanh Xuân ban hành sau Quyết định cấp sổ đỏ của UBND quận Thanh Xuân, gia đình ông Dương phải nộp thuế sử dụng đất theo mức 10.920.000đ/m2, tương đương 351.406.000đ/32,18m2. Tính thêm thuế chuyển quyền sử dụng đất và phí trước bạ nhà đất, gia đình ông Dương phải nộp tổng cộng 365.462.000đ.
Hợp đồng mua bán giữa ông Dương và ông Bình năm 2009
Nhận được thông báo nộp thuế, gia đình ông Nguyễn Quý Dương đã bị “sốc” nặng, bởi đất ông Dương nhận chuyển nhượng từ ông Bình là đất thổ cư có nguồn gốc sử dụng ổn định từ năm 1984, theo Quyết định giao đất của UBND quận Đống Đa. Hơn nữa, diện tích đất kê khai làm sổ đỏ chỉ rộng 32,18m2, đất lại nằm trong ngõ sâu. Trong khi đó, các hộ liền kề có chung nguồn gốc lại không phải chịu mức thuế sử dụng đất 100%.
Cho rằng mức thuế nêu trên không phù hợp, ông Nguyễn Quý Dương đã 4 lần gửi đơn lãnh đạo UBND quận Thanh Xuân, Phòng TN&MT đề nghị xem xét lại nguồn gốc đất và mức thuế áp dụng đối với thửa đất tại số 9A, ngõ 178/2, đường Giải Phóng, phường Phương Liệt. Tuy nhiên, cho đến nay gia đình ông Dương chưa nhận được câu trả lời từ phía UBND quận và các cơ quan chức năng quận Thanh Xuân.
Trao đổi với PV báo Dân trí, ông Dương bức xúc cho biết: “Về nguồn gốc đất, tôi có đủ căn cứ xác định việc ông Nguyễn Văn Bình được nhà nước giao đất tái định cư. Đất đã được sử dụng ổn định từ năm 1984, ông Bình ( chủ cũ) đã xây dựng nhà, sử dụng đến nay không xảy ra tranh chấp, không sai quy hoạch. Sau khi nhận chuyển nhượng, gia đình tôi tiếp tục sử dụng ổn định từ năm 2009 cho đến nay.
Căn cứ các quy định hiện hành, trường hợp cấp sổ đỏ của tôi thuộc diện không phải nộp thuế sử dụng đất. Việc UBND quận Thanh Xuân xác định nguồn gốc đất không đúng, dẫn đến Chi Cục thuế áp mức thuế sử dụng đất 100% với gia đình tôi là trái với Nghị định 198/2004/NĐ-CP vê thu tiên sư dung đât; trái Thông tư 117/2004/TT-BTC hương dân khoan 4, Điêu 3 Nghi đinh 198/2004/NĐ-CP vê thu tiên sư dung đât; Trái quy định về việc cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất, đăng ký biến động đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội được ban hành theo Quyêt đinh sô 13/2013/QĐ-UBND ngay 24/4/2013 cua TP. Ha Nôi.
Video đang HOT
Ông Dương cho rằng 32,18m2 đất nằm sâu trong ngõ và sử dụng ổn định từ năm 1984 bị áp thuế 100% là không phù hợp.
Để làm rõ vụ đơn khiếu nại của công dân, ngày 7/1/2015, PV Dân trí đã có buổi làm việc với đại diện UBND phường Phương Liệt. Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Chiến – cán bộ Địa chính phường xác nhận: Thửa đất tại số 9A, ngõ 178/2, đường Giải Phóng có nguồn gốc là đất tái định cư do UBND quận Đống Đa phân cho ông Nguyễn Văn Bình từ năm 1984. Từ khi được giao đất, hộ ông Bình đã xây nhà và sử dụng ổn định. Ngày 5/4/2009, ông Bình làm giấy viết tay bán cho ông Nguyễn Quý Dương 32,18m2, và gia đình ông Dương tiếp tục sử dụng ổn định cho đến nay.
Theo xác nhận của cán bộ địa chính phường Phương Liệt, đầu năm 2014, ông Dương tiến hành kê khai việc cấp Giấy chứng nhận QSDĐ. Do ông Bình để mất Quyết định giao đất bản gốc, ông Dương phải viết cam đoan việc không còn Quyết định gốc. Ngày 21/3/2014, Hội đồng xét duyệt thông qua và có tờ trình, sau đó Phòng TN&MT thẩm định trước khi UBND quận Đống Đa ra Quyết định cấp Giấy chứng nhận QSDĐ. Ông Chiến cho rằng, chính quyền phường đã thực hiện đúng nhiệm vụ, việc áp dụng mức thuế là do các cơ quan chức năng của quận Thanh Xuân.
Hồ sơ liên quan đến việc xét duyệt cấp sổ đỏ cho hộ ông Nguyễn Quý Dương không thuộc diện tài liệu “mật”, hoặc có đóng dấu “mật”. Tuy nhiên, khi PV đề nghị được sao chép tài liệu nhằm làm sáng tỏ phản ánh của công dân, ông Nguyễn Lê Lâm – Phó Chủ tịch UBND phường Phương Liệt đã từ chối cung cấp mà không đưa ra lời giải thích thỏa đáng.
Trong khi gia đình ông Nguyễn Quý Dương bị áp mức thuế sử dụng đất 100%, tương đương 365.462.000đ/32,18m2 , thì có điều nghịch lý là hộ liền kề mua nửa diện tích được cắt ra từ chính thửa đất của ông Nguyễn Văn Bình trước đó ( đất cùng thửa) lại không phải chịu mức thuế sử dụng đất 100% khi làm sổ đỏ, khiến công dân phải đặt ra nhiều dấu hỏi với UBND quận Thanh Xuân và các đơn vị chức năng.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc trên đến bạn đọc.
Ngọc Cương
Theo Dantri
"Tôi đi thực tế mới lộ ra chuyện giấu đất tái định cư"
"Tôi nhận trách nhiệm của mình mặc dù mới nhận việc 2 năm, tôi và anh Chiến cũng thấy lạ vì làm nhiều mà đất năm nào cũng thiếu nên đi kiểm tra và bắt dừng lại ngay. Chúng tôi xin nhận thiếu sót trước nhân dân toàn thành phố".
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn phiên họp ngày thứ 3 kỳ họp thứ 11 HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII, ngày 11/12, các đại biểu tiếp tục "truy" lãnh đạo TP Đà Nẵng về đất tái định cư (TĐC) trên địa bàn thừa nhưng mỗi năm TP phải bỏ ra hàng chục tỉ đồng để thuê nhà cho người dân ở trong khi chờ đất.
Theo trình bày của ông Võ Duy Khương - Phó Chủ tịch TP Đà Nẵng - hiện TP còn 14.500 lô đất thực tế chưa bố trí TĐC, cụ thể có 6.150 lô đất đường 5m, 452 lô biệt thự do các hộ TĐC chưa đủ điều kiện, 182 lô ở ngã ba đường, 1.571 lô 2 mặt tiền giao cho các quạn huyện bố trí, ít có hộ TĐC đủ điều kiện bố trí. Ban đền bù giải tỏa số 2 báo cáo quỹ đất còn lại là 2.906 lô.
Đất TĐC thừa hơn 10.000 lô nhưng hàng năm TP phải bỏ ra hàng chục tỉ đồng để thuê nhà cho người dân trong diện giải tỏa, đền bù
Từ đầu năm 2014 đến nay, các đơn vị tiếp tục thi công hạ tầng khu dân cư và có thêm 5.200 lô đất. Trong những năm trước đây TP giải tỏa 100.000 hộ dân, mỗi năm có 200 dự án, trong 5 năm từ 2009 đến nay ta giải toả thêm 10.000 hộ, áp lực lớn nên TP giao cho 17 đơn vị điều hành dự án giải toả đền bù, bố trí tái định cư để đảm bảo kịp thời gian, tiến độ.
Theo ông Võ Duy Khương, việc giao cho nhiều đơn vị đã có khuyết điểm là TP đã tách ra nhập vào nhiều lần nên số liệu thống kê không đầy đủ, những Ban này trực thuộc UBND TP nhưng trước đây chỉ quản lý hành chính mà nhiệm vụ thì không quản lý được. Do TP việc quá nhiều nên quản lý còn lỏng lẻo khiến số liệu không đầy đủ, không có đơn vị đầu mối để quản lý toàn bộ đất TĐC này.
UBND TP đã đề xuất lãnh đạo thành lập Ban quản lý quỹ đất nhưng không đồng ý, 17 đơn vị không quản lý nổi. Công tác điều hành của các ban quản lý rất lỏng lẻo và thiếu trách nhiệm, quản lý tuỳ tiện. Nhiều đơn vị báo cáo không trung thực, giấu đất tái định cư, báo cáo không đầy đủ, UBND TP không nắm được.
"Có dự án thì thiếu đất, dự án thừa đất nhưng anh quản lý giấu đất, thành ra TP không nắm được và với những nơi thiếu thì phải bố trí tiền mỗi năm hàng chục tỉ đồng để thuê nhà cho dân. Về xử lý quỹ đất và con người: Năm 2013 chúng ta đã thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất, năm 2014 TP mới quyết định các ban phải bàn giao toàn bộ đất về trung tâm này, từ đầu năm đến thời điểm này đến bây giờ nhiều ban vẫn còn bàn giao chưa đầy đủ, còn 27 % quỹ đất chưa có hồ sơ", ông Võ Duy Khương nói.
TP đã cơ bản bố trí đất TĐC cho dân ở các quận, huyện Cẩm Lệ, Hòa Vang, Ngũ Hành Sơn, 1 phần Sơn Trà. Quỹ đất còn lại thì sẽ sử dụng 1 số trong các lô đất này trong các KDC để làm công trình công cộng, số còn lại phải xin ý kiến trung ương, chuyển quyền cho bộ phận dân chưa có đất, cán bộ công chức khó khăn về nhà ở nhưng lại vướng về luật đấu thầu, TP đã gửi văn bản cho Bộ TN-MT xin ý kiến chính phủ. Về xử lý, cuối năm nay UBND sẽ họp rút kinh nghiệm. Sắp tới sẽ tổ chức giải quyết về con người cho các ban này gọn lại. Về con người sẽ kiểm điểm và có báo cáo cụ thể về phương thức xử lý.
Đại biểu Nguyễn Quốc Bình đặt câu hỏi: Sự buông lỏng quản lý của chúng ta đã dẫn đến sự việc như ngày hôm nay, giấu đất ở dưới mà trên không quản lý được. Hằng tuần, hằng tháng lãnh đạo, văn phòng TP đều giao ban với các ban. Vì không bố trí đất thì TP phải bố trí tiền cho dân thuê nhà, nếu không giấu đất thì tại sao phải mất tiền ngân sách vô duyên như vậy, mặc dù không mất đất nhưng phải quy kết là thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Phải làm rõ trách nhiệm, vì sao BQL giấu đất mà các cơ quan tham mưu của TP không biết?
Còn đại biểu Nguyễn Đăng Hải đề nghị BQL bồi hoàn lại tiền ngân sách thuê nhà cho dân khi để thừa đất cho thành phố.
Ông Võ Duy Khương - Phó Chủ tịch TP Đà Nẵng trả lời chất vấn về tình trạng đất TĐC thừa nhưng người dân không được nhận
Theo ông Võ Duy Khương, việc tiêu cực thì ngoài cán bộ còn có dân tiếp tay. Ở dự án đường cao tốc, có một hộ cũng thông đồng với cán bộ nâng khống khối lượng đền bù để rút tiền của nhà nước. Dân không cộng tác với chính quyền khi được hỏi về nhũng nhiễu của các ban quản lý giải tỏa đền bù. Đề nghị dân hợp tác và tố giác những sai phạm của cán bộ.
Liên quan đến đất TĐC, Chủ tịch HĐND Đà Nẵng khẳng định thành tựu nổi bật trong 10 năm của Đà Nẵng là giải tỏa, đền bù, chỉnh trang đô thị trong đó có hơn 100.000 người dân phải đền bù, xóa đi các điểm nhếch nhác. Việc sử dụng bộ máy đông như vậy có khi cũng phù hợp vì khối lượng công việc đồ sồ.
Ông Trần Thọ cho rằng do tổ chức bộ máy cồng kềnh, đông, nhiều mà lại nhập ra tách vào nhiều lần, không ổn định kể cả các ban quản lý dự án và các công ty của nhà nước. Chức năng nhiệm vụ chồng chéo, ban giải toả đền bù, ban quản lý dự án, các công ty vừa giải tỏa, vừa bố trí tái định cư, vừa đền bù, bố trí, đề xuất bố trí, ban chỉ là cơ quan tham mưu và cơ quan quyết định là UBND TP, về chức năng nhiệm vụ có vấn đề, không tập trung 1 đầu mối là Trung tâm Phát triễn quỹ đất theo quy định của Chính phủ.
Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng - ông Trần Thọ - cho hay ông "lội" xuống tận các dự án mới biết có tình trạng giấu đất TĐC
"Bên cạnh đó, vai trò của Chủ tịch UBND quận trong giải tỏa khá rõ nhưng trong đền bù và bố trí TĐC thì còn bị động, lúng túng thiếu thông tin. Cán bộ ban quản lý dự án, ban giải toả đền bù biết được quỹ đất thiếu trách nhiệm không báo cáo trung thực và kịp thời, có dấu hiệu lợi ích nhóm, tùy tiện xử lý sai quy định, vượt thẩm quyền ở nhiều trường hợp không cần phải chứng minh, đã rõ rồi. Vai trò Sở Xây dựng thẩm định không chặt chẽ, Sở KH-ĐT không sâu sát, ít đi thực tế, thừa vẫn chồng lên thừa. May mà tôi với anh Chiến bắt đầu cho dừng lại", Chủ tịch Trần Thọ phát biểu.
Ngoài ra, vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước ở đâu, vai trò của văn phòng UBND TP ở đâu không tham mưu cho lãnh đạo UB. Trách nhiệm lãnh đạo điều hành của lãnh đạo UBND TP, trách nhiệm kiểm tra, giám sát của các ban hội đồng, thường trực hội đồng không sâu sát. Ban kinh tế có nhiệm vụ thẩm định, thấy sai ngăn chặn ngay từ đầu, ban pháp chế cũng xem ai sai, vai trò của Chủ tịch UBND TP và Chủ tịch HĐND.
"Tôi nhận trách nhiệm của mình mặc dù mới nhận việc 2 năm, tôi và anh Chiến (Chủ tịch TP-PV) cũng thấy lạ vì làm nhiều mà đất năm nào cũng thiếu nên đi kiểm tra và bắt dừng lại ngay, chúng tôi xin nhận thiếu sót trước nhân dân toàn thành phố đặc biệt là bà con ở vùng di dời giải tỏa, chúng tôi sẽ tiếp tục làm tròn nhiệm vụ để bà con tin tưởng, đề nghị UBND và các ngành chức năng xử lý trách nhiệm chung, trách nhiệm từng người và báo cáo kết quả cho thường trực HĐND TP", Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng phát biểu.
Chủ tịch HĐND Đà Nẵng ra "tối hậu thư" cho dự án CNTT tập trung Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày 11/12, các đại biểu chất vấn Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông về dự án khu công nghệ thông tin (CNTT) tập trung đã được tập đoàn Rocky Lai & Asscociates, Inc, làm chủ đầu tư khởi công xây dựng từ tháng 4/2013 tại xã Hòa Liên (Hòa Vang) với diện tích trên 340ha và vốn đầu tư trên 80 triệu USD.
Giám đốc Sở Thông tin truyền thông Đà Nẵng - ông Phạm Kim Sơn - trả lời chất vấn về dự án CNTT tập trung bị chậm trễ Ông Phạm Kim Sơn - Giám đốc Sở Thông tin truyền thông Đà Nẵng - cho biết, đây là mô hình khu CNTT tập trung với cơ sở hạ tầng hiện đại mang tầm cỡ quốc tế đầu tiên của Đà Nẵng. Tuy nhiên, hiện dự án chỉ mới san lấp được 30ha trong tổng số 131 ha (giai đoạn 1), trong đó chỉ có 1 ha hoàn chỉnh. Ngoài ra, hiện chủ đầu tư cũng chưa trả tiền cho nhà thầu nên dự án đang trong giai đoạn bỏ hoang. Bên cạnh đó, chủ đầu tư chỉ mới tạm ứng cho thành phố Đà Nẵng số tiền khoảng 200 ngàn USD; không những thế nhà đầu tư này còn nợ trên 10 tỉ đồng của các đơn vị san lấp mặt bằng và nhà đầu tư đã "lẳng lặng rút lui". Lãnh đạo TP Đà Nẵng cũng đã nhiều lần gửi thư mời, liên lạc với chủ đầu tư nhưng do đại diện nhà đầu tư không có mặt ở Việt Nam nên không thể làm việc.
Hiện dự án CNTT tập trung hiện nay đang "đứng bánh"
Trả lời câu hỏi của các đại biểu về việc nhà đầu tư có tiếp tục thực hiện dự án này hay không, ông Sơn cho biết cũng không thể đưa ra được nhận định tích cực về dự án này. Tuy nhiên, ông Sơn vẫn hy vọng dự án sẽ được nhà đầu tư tiếp tục triển khai trong thời gian tới. Chủ tịch HĐND Đà Nẵng - ông Trần Thọ - phê bình việc thẩm định năng lực của nhà đầu tư, kể cả nhờ lãnh sự quán Việt Nam tại TP Boston (Hoa Kỳ) nhưng cuối cùng thì nhà đầu tư này cũng không đủ năng lực để thực hiện dự án. Ông Thọ cho rằng dự án khu CNTT tập trung do có khó khăn về kinh tế nói chung nhưng rõ ràng thẩm định năng lực nhà đầu tư không mạnh như chúng ta nghĩ. Bằng chứng là làm rất ì ạch mà lại tỏ ra bất hợp tác khi chính quyền hết sức hợp tác, TP đã chi 50 tỉ đồng giải tỏa, đền bù. "Một yêu cầu nhà đầu tư thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với TP, yêu cầu nhà đầu tư làm thật, không làm đối phó mà làm đúng tiến độ. Đúng cuối quý 1/2015 nếu nhà đầu tư không triển khai hiện dự án hoặc có triển khai nhưng mang tính đối phó thì yêu cầu thành phố rút giấy phép ngay đối với dự án này và tiếp tục tìm nhà đầu tư khác, đủ năng lực để thực hiện dự án", Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng cương quyết.
Công Bính
Theo Dantri
Thỏa thuận về tài sản trước khi kết hôn Hỏi: Cuối năm 2015 em sẽ kết hôn nhưng bây giờ chồng sắp cưới và em dự định mua một căn chung cư. Nếu cuối 2015 chúng em mới kết hôn nhưng bây giờ muốn mua nhà thì chúng em có thể cùng đứng tên trên hợp đồng mua nhà được không ạ? Khi có sổ hồng thì trên sổ hồng quyền sở...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Căn nhà có 4 người đang ngủ bị cháy, hàng xóm hành động tức thì

Cảnh tượng trăm khối rác đổ về gây áp lực thân cầu phao Phong Châu

Vụ cháy kho xưởng ở Hà Nội: Thượng tá công an tham gia chữa cháy bị thương

Đường mới làm nứt toác ở Tây Ninh: "Không khác gì con đường đất đổ tạm"

Gần 500kg chân gà, đuôi lợn "bẩn" trong kho công ty thực phẩm sạch

Mùa mưa bão 2025 dị thường, rất khó lường

Phát hiện 1 tấn thịt lợn 'xuất huyết ngoài da' chuẩn bị lên lò quay

Xe cứu thương lật bên đường sau cú va chạm với ô tô con

Huy động cả máy xúc mở đường chữa đám cháy lớn ở quận Nam Từ Liêm

Giám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo xác minh thông tin cán bộ công an bị tố đánh người

TP.HCM: Một người tử vong nghi bị điện giật khi bơm nước mưa

Cảnh tượng khác thường trên cầu Cần Thơ
Có thể bạn quan tâm

Bí mật ẩn giấu dưới thềm băng Nam Cực
Thế giới
12:07:22 14/05/2025
Toàn Trí Độc Giả: Jisoo vừa "hiện hình" đã bị mắng, Lee Min Ho thảm hơn, vì sao?
Phim châu á
11:48:42 14/05/2025
Điều gì dẫn đến vụ án sai phạm tại Tập đoàn Thuận An?
Pháp luật
11:37:43 14/05/2025
Loại rau mọc dại đầy Việt Nam, nhưng lại là "thần dược" cho sức khỏe
Sức khỏe
11:27:24 14/05/2025
Con trai qua đời một tháng, cụ ông 86 tuổi cưới bạn gái của con làm vợ: Ai cũng mỉa mai nhưng nghe lý do lại rơi nước mắt!
Netizen
11:22:24 14/05/2025
Honda Accord: Lịch lãm, tiện nghi, có giá từ 1,4 tỷ đồng
Ôtô
11:19:21 14/05/2025
Hãy ăn nhiều món hấp này, chỉ mất 10 phút để nấu mà mùi thơm hấp dẫn, ăn cực "tốn cơm" lại rất giàu canxi
Ẩm thực
11:13:08 14/05/2025
Kim Go Eun xác nhận trở lại "Yumi's Cells" mùa 3
Hậu trường phim
11:10:51 14/05/2025
Những ai háo hức chờ mua iPhone 17 vừa đón một tin tức 'sét đánh'
Đồ 2-tek
11:10:31 14/05/2025
Xe tay ga Thái Lan đẹp mê ly, động cơ 276cc, giá hơn 101 triệu đồng, cạnh tranh với Honda SH
Xe máy
11:06:48 14/05/2025