Hà Nội: Lái xe hất CSGT lên nắp capo bị kết tội giết người
Lúc đó tôi có súng. Muốn rút ra bắn vỡ kính để chui vào xe, nhưng không thể vì chỉ cần nới tay một chút là sẽ bị hắt văng xuống đường…”- Trung tá Nguyễn Hồng Sơn nhớ lại giây phút hãi hùng tại phiên tòa xét xử lái xe taxi hất CSGT lên nắp capo hôm 17/9.
Lái xe taxi điên cuồng bị dẫn giải trở lại trại giam sau phiên xử
Cũng theo lời khai của Trung tá Nguyễn Hồng Sơn, khi bị lái xe taxi hất văng lên nắp capo, anh buộc phải dùng 2 tay bám chặt vào cần gạt nước ở cửa kính phía trước ô tô, đồng thời cố sức co 2 chân lên để khỏi quệt lê trên mặt đất. Suốt chặng đường bỏ chạy trên Đại lộ Thăng Long, lái xe chạy tốc độ rất cao, liên tục tạt trái, tạt phải hòng hất anh ngã xuống đường. Chỉ đến khi những đồng đội của anh Sơn nhận được tin báo, tổ chức đón lõng phía trước yêu cầu một xe taxi khác ép xe của đối tượng vào lề đường thì gã lái xe điên cuồng kia mới chịu dừng lại. “Tôi không bị ngã, không mất mạng là nhờ vào may mắn” – anh Sơn nhớ lại.
Trước đó, tại phiên tòa, Nguyễn Văn Chưởng (SN 1980, trú ở phường La Khê, Hà Đông, Hà Nội) – lái xe của hãng taxi Sao Thủ đô bị VKSND TP Hà Nội cáo buộc phạm tội “Giết người”, theo điểm d, khoản 1, Điều 93-BLHS. Bị hại là Trung tá Nguyễn Hồng Sơn, cán bộ CSGT – CAH Từ Liêm đã may mắn thoát chết. Tài liệu truy tố bị cáo thể hiện, chiều tối 1-1, Chưởng điều khiển taxi 4 chỗ ngồi, BKS: 31F-5235 chở 3 vị khách đi từ Hà Đông về Hoài Đức.
Video đang HOT
Đến chân cầu vượt đường 70 (thuộc huyện Từ Liêm), đối tượng cho xe rẽ vào đường cấm để lên Đại lộ Thăng Long thì bị tổ CSGT, trong đó Trung tá Sơn là người trực tiếp yêu cầu lái xe vi phạm dừng phương tiện để kiểm tra. Chưởng cho xe đi chậm lại, rồi bất ngờ nhấn ga tông thẳng vào anh Sơn.
Bị bất ngờ, nhưng Trung tá CSGT vẫn kịp nhảy lên nắp capo và tránh được cú đâm xe “chết người”. Dù liên tục được cán bộ CSGT bị mắc kẹt trên nắp capo yêu cầu dừng lại và bị những người đi đường la hét phẫn nộ, nhưng đối tượng vẫn phóng xe bạt mạng.
Ngay cả khi biết anh Sơn bị kẹp tay vào cần gạt nước, Chưởng vẫn không ngừng tìm cách hất văng vị cảnh sát ra khỏi xe. Đến thời điểm đối tượng bị chặn bắt tại K26 200 (Đại lộ Thăng Long), Trung tá Nguyễn Hồng Sơn đã phải chống chọi với cái chết cận kề suốt gần 20km.
Tại tòa, bị cáo nại ra rằng chỉ có ý “dọa” đâm anh Sơn để chạy trốn, nhưng không ngờ vị CSGT này lại kiên quyết đến vậy. Chưởng trình bày trong lúc Trung tá Sơn đu người trên nắp capo, đối tượng chỉ lái xe bình thường và không lạng lách, đánh võng. Tuy nhiên, lời khai này đã bị đại diện VKS bác bỏ ngay, bởi rất nhiều nhân chứng, trong đó có cả cặp vợ chồng ngồi trên taxi của Chưởng lúc đó khẳng định đối tượng phóng xe rất nhanh và liên tục tạt xe sang hai bên.
Trong phần tranh luận, luật sư bào chữa cho bị cáo đề nghị HĐXX chỉ nên áp dụng tội “Chống người thi hành công vụ” đối với đối tượng vì cho rằng Chưởng không có ý thức giết người. Phản bác lời khai của bị cáo và luật sư, Trung tá Sơn khẳng định, đối tượng là lái xe chuyên nghiệp, được Nhà nước đào tạo kỹ về pháp luật, hiểu rõ sự nguy hiểm của phương tiện giao thông và thường xuyên được quán triệt về đạo đức người lái xe nên buộc phải biết hành vi đó rất dễ tước đoạt tính mạng người khác.
Trung tá Sơn lập luận, luật sư và bị cáo cho rằng chỉ vì sợ bị xử phạt mới hành xử như vậy thì càng không thể chấp nhận. Bởi hôm ấy là mùng 1 Tết Nguyên đán nên nếu anh ta dừng xe và hợp tác thì chắc chắn lực lượng CSGT sẽ chỉ xử phạt lỗi nhẹ. “Nếu là người khác thì tôi tin rằng đã không thể bám trụ nổi trên nắp capo xe suốt chặng đường dài như thế. To khỏe như tôi đây còn không dám nới “lỏng tay” một giây phút nào. Vì chỉ cần đuối sức một chút, hậu quả sẽ khôn lường” – vị cán bộ CAH Từ Liêm khẳng định.
Đồng tình quan điểm với VKS khi cho rằng hành vi mà bị cáo gây ra đã cấu thành tội “Giết người” với lỗi cố ý gián tiếp việc bị hại không chết là nằm ngoài ý thức chủ quan của đối tượng nên sau khi xem xét các tình tiết liên quan, TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Nguyễn Văn Chưởng 12 năm tù giam.
Theo Dantri
Chém trọng thương đồng hương vì từ chối uống rượu
TAND tỉnh Quảng Trị vừa tuyên án 10 năm tù giam đối với bị cáo Trịnh Xuân Trường, SN 1973 (trú tại huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) về hành vi giết người.
Trịnh Xuân Trường tại phiên tòa xét xử
Ngày 6-9, TAND tỉnh Quảng Trị đã mở phiên toà xét xử mở phiên tòa xét xử lưu động theo trình tự sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Trịnh Xuân Trường, SN 1973 (trú tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) về tội giết người.
Theo cáo trạng truy tố của VKSND tỉnh Quảng Trị: Vào tháng 10- 2011, Trịnh Xuân Trường và anh Nguyễn Văn Thiết, SN 1974 (trú ở huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) vào chăm sóc, trồng rừng cho gia đình bà Võ Thị Gái, ở xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa. Vào khoảng 1h30 ngày 22-10-2011, Trường ngồi nhậu với Nguyễn Văn Thiết tại khu vực rừng trồng của bà Gái ở xã Tân Thành. Lúc hết rượu, Thiết đi mua thêm nhưng Trường nói không uống nữa nên Thiết không chịu, nhảy vào đánh Trường. Tức giận vì bị đánh đau, rạng sáng 23-10-2011, lợi dụng lúc Thiết đang ngủ, Trường lấy rựa chém liên tục vào đầu và mặt của Thiết (giám định tổn hại thương tật 51% vĩnh viễn). Sau khi gây án, Trường đã bỏ trốn vào thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
Ngày 16-12 năm 2011, Trường bị Công an tỉnh Quảng Trị bắt theo lệnh truy nã. Tại phiên tòa, Trịnh Xuân Trường đã khai nhận toàn bộ hành vi của mình. HĐXX nhận định hành vi phạm tội của bị cáo là hết sức nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trực tiếp đến tính mạng của của Nguyễn Văn Thiết, cần phải xử lý bằng pháp luật hình sự để răn đe, giáo dục chung trong xã hội. Toà đã tuyên phạt Trịnh Xuân Trường mức án tù 10 năm giam đồng thời bồi thường 34 triệu đồng cho gia đình bị hại.
Theo ANTD
38 năm tù cho kẻ vác súng hoa cải đi trả thù Do mâu thuẫn, rủ bạn cùng vác súng hoa cải đi trả thủ, nạn nhân rất may không chết, còn 2 bị cáo "lĩnh" gần 40 năm tù. Sáng ngày 27/8, TAND TP Hải Phòng mở phiên toà xét xử vụ án "Giết người" đối với các bị cáo: Trịnh Văn Cường (tức Cường Minh), SN 1988, trú tại Phương Lưu 2, phường...