Hà Nội lại xây trung tâm thương mại “khủng”
Hà Nội vừa quyết định thu hồi trên 50.000m2 đất tại khu đô thị Đông Nam đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy để xây dựng tổ hợp công trình cơ quan văn phòng…
Ảnh minh họa
Theo đó, Thành phố thu hồi 50.309m2 đất tại ô đất có ký hiệu HH Khu đô thị Đông Nam đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy do Liên danh Công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp và Công ty cổ phần Tư vấn Kiến trúc đô thị đang quản lý.
Khu đất nói trên sau khi được thu hồi sẽ giao cho Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam để thực hiện Dự án Xây dựng Tổ hợp công trình cơ quan văn phòng, dịch vụ công cộng, nhà ở và nhà trẻ – StarCity Center (Dự án đối ứng theo hình thức hợp đồng BT của Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng Hà Nội) theo Dự án đầu tư do Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam và Công ty Cổ phần Đầu tư Đại Dương Thăng Long hợp tác đầu tư.
Theo Quyết định của UBND Thành phố, trong số trên 50.000m2 đất nói trên, 21.737m2 đất sẽ dùng để xây dựng Tổ hợp công trình cơ quan văn phòng, dịch vụ công cộng và nhà ở; 2.502m2 để xây dựng nhà trẻ; 26.070m2 đất để làm sân, vườn hoa, hồ nước, đường nội bộ, bãi đỗ xe và các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho Dự án.
Phó Chủ tịch UBND Vũ Hồng Khanh cho biết, sau 12 tháng liền kể từ ngày nhận bàn giao đất chính thức ngoài thực địa, nếu Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam không sử dụng đất hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trọng Dự án dầu tư hoặc sử dụng đất không đúng thì UBND Thành phố sẽ thu hồi đất đã giao theo quy định.
Trước đó, theo một số nguồn tin thì Starcity Centre là tổ hợp khu văn phòng, căn hộ cao cấp và trung tâm thương mại khép kín với đầy đủ các dịch vụ và tiện ích như bể bơi, quảng trường, văn phòng, căn hộ cao cấp và trung tâm thương mại khép kín với đầy đủ các dịch vụ và tiện ích như bể bơi, quảng trường, rạp chếu phim, nhà hàng.
Dự kiến, Khu trung tâm thương mại có tổng diện tích là 180.000m2, tổng diện tích căn hộ là 161.000m2, diện tích văn phòng: 22.500m2, diện tích khách sạn là 38.500m2.
Theo VnMedia
HN: 400 người nín thở sống ở nhà chờ sập
"Gần chục năm rồi, đêm nào mưa to tôi cũng thức trắng để ngăn nước tràn vào nhà. Có đêm ngủ quên, nước dâng sát mép giường, mùi hôi cống rãnh bốc lên nồng nặc" - Bà Đỗ Nguyệt Nga, 50 tuổi, sống trong "khu tập thể chờ sập" C5 (Quỳnh Mai, Hà Nội) nói.
Video đang HOT
Khoảng hơn 400 người ở khu tập thể C5, Quỳnh Mai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang phải sống trong ẩm thấp, tối tăm, cùng nỗi lo ngôi nhà có thể sập bất cứ lúc nào.
Khuôn mặt mệt mỏi, bà Đỗ Nguyệt Nga, 50 tuổi, sống ở tầng 1 chia sẻ: "Gần chục năm rồi, đêm nào mưa to tôi cũng thức trắng để ngăn nước tràn vào nhà. Có đêm ngủ quên, nước dâng sát mép giường, mùi hôi cống rãnh bốc lên nồng nặc. Mấy ngày nay, trời hay mưa về đêm, cả khu tầng 1 chẳng ai ngủ được. Nhà ở mà cứ như cái ao chứa nước vậy".
Ngày mưa, cư dân tầng 1 vội vã mang ván gỗ, đất sét để ngăn nước tràn. Trong khi đó, trên tầng 4 mọi người tìm cách che chắn, hứng dột. Người lớn nhắc trẻ con không ra hành lang chơi bởi những mảng vữa lơ lửng trên trần có thể rơi xuống bất cứ lúc nào.
Những hộ dân sống ở tầng 1 luôn có sẵn ván gỗ, đất sét. Trong ảnh, ông Nghiêm Minh Tuấn, phòng 1 -C5 đang chuẩn bị ngăn nước khi thấy trời sắp mưa.
Ông Nghiêm Minh Tuấn ở phòng 1, khu tập thể C5, kể lại: "Cách đây 2 tháng, khi cả gia đình đang ăn cơm bỗng nghe tiếng... ầm! Bụi bay tứ tung. Mọi người vội chạy ra ngoài, nhìn lại thấy cả một mảng trần chừng 1 mét vuông rơi xuống, may là không ai bị làm sao".
Dù luôn sống trong tâm trạng lo âu, sợ hãi nhưng nhiều gia đình vẫn chưa chuyển đi do không đủ điều kiện.
Ông Trần Duy Hùng, tổ trưởng dân phố C5 cho biết, khu tập thể này của Công ty Cơ khí công trình (Bộ GT-VT), được xây dựng từ năm 1960. Hiện khu C5 thuộc quản lý của Xí nghiệp quản lý nhà Hai Bà Trưng. Khu nhà có 80 hộ dân sinh sống với hơn 400 nhân khẩu.
Diện tích mỗi phòng trong khu tập thể chỉ 19m2, hầu hết các gia đình đều có 3 đến 4 thế hệ sống chung. Mỗi tầng chung nhau một nhà vệ sinh, nhà tắm, chiều tối mọi người phải xếp hàng đợi đến lượt.
Hành lang cũ ở tầng 1 khu tập thể C5
Ông Hùng cho biết thêm, từ năm 2003, khu tập thể đã xuống cấp trầm trọng. Hiện tại mái ngói tầng 4 vỡ, trần sụt nhiều mảng lớn trơ cốt gỗ. Nền của tầng 1 thấp hơn so với mặt đường hơn 1m. Cột trụ, dầm đỡ nứt toang, hở cả lõi sắt. Nguyên nhân do việc đào móng của các ngôi nhà xây dựng sau khiến khu C5 bị lún xuống và mặt đường ngày càng nâng cao lên.
"Chúng tôi đã nhiều lần làm đơn kiến nghị với Xí nghiệp quản lý nhà Hai Bà Trưng, cán bộ quản lý đến khảo sát nhưng đến nay vẫn chưa thấy phản hồi về việc sửa chữa. Chẳng biết người dân ở khu tập thể này còn phải sống trong sợ hãi bao lâu nữa", ông tổ trưởng dân phố C5 nói.
Một số hình ảnh ghi lại từ khu tập thể chờ sập C5 - Quỳnh Mai:
Khu tập thể C5 Quỳnh Mai xây dựng từ năm 1960, hơn 400 người dân đang sinh sống tại đây. Hiện tại khu tập thể đã xuống cấp trầm trọng.
Các mảng tường phía ngoài đã bong tróc gần hết
Hành lang cũ của tầng 1 tan hoang
Trần nhà tầng 4 sụt từng mảng lớn trơ cốt gỗ, hễ mưa là nước chảy lênh láng khắp cầu thang
Cầu thang nhiều đoạn nứt toác
Trần nhà phòng 1 - C5 sụt cả mảng lớn
Nền nhà ông Hoàng Thế Cường, phòng 102, nước đùn lên ướt sũng
Khu tập thể C5 Quỳnh Mai chỉ là một trong số rất nhiều khu tập thể đang xuống cấp, nguy hiểm ở Hà Nội
Mới đây, ngày 3/7, HĐND TP Hà Nội đã ban hành nghị quyết về một số biện pháp cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ, nhà ở xuống cấp; cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954. Trong đó, ưu tiên xây dựng lại các khu tập thể nguy hiểm mức độ C, D. Theo báo cáo của UBND TP, hiện trên địa bàn Hà Nội có khoảng 1.155 nhà tập thể cao 4 đến 6 tầng, 10 khu nhà cũ 1 đến 3 tầng và các nhà thuộc diện vắng chủ, cải tạo, tập trung tại các quận nội thành với tổng diện tích khoảng 5 triệu m2.
Theo Khampha
Hà Nội bắt đầu bồi thường đất theo giá thị trường UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc quy định chi tiết việc xác định giá đất ở, giá bán nhà tái định cư làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. UBND cấp huyện nơi thu hồi đất tổ chức điều tra, khảo sát giá đất trên địa bàn,...