Hà Nội lại muốn đổi giờ học, giờ làm
Thành phố Hà Nội cho hay, trên 70% người dân được lấy ý kiến ủng hộ điều chỉnh giờ học, giờ làm để giảm ùn tắc giao thông.
Rheo Tờ trình đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030″, một trong những giải pháp được đưa ra là “rà soát, điều chỉnh giờ học tập, giờ làm việc và kinh doanh dịch vụ” (giai đoạn thực hiện từ 2017 – 2020).
Sau hơn 4 năm đổi giờ học, giờ làm, thành phố Hà Nội ra phương án rà soát để điều chỉnh. Ảnh minh hoạ: Ngọc Thành.
Quá trình xây dựng đề án, công an Hà Nội đã phát 15.000 phiếu khảo sát ở 30 quận, huyện. “Trên 71% người dân được lấy ý kiến ủng hộ việc điều chỉnh giờ học giờ làm để giảm ùn tắc giao thông”, tờ trình dẫn kết quả khảo sát.
Tương tự, kết quả khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ ủng hộ đề án và lộ trình cấm xe máy đạt khá cao, lần lượt là 84% và hơn 90%. Đi kèm với đó, người được khảo sát cũng yêu cầu những điều kiện như: hoạt động vận tải hành khách công cộng phải đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân…
Video đang HOT
Thống nhất với nội dung đề án, nhưng trong báo cáo thẩm tra Ban Pháp chế, Ban Đô thị (HĐND TP Hà Nội) đề nghị, với 7 nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Quốc hội và các Bộ, ngành trung ương, thành phố cần báo cáo để điều chỉnh các quy định pháp luật liên quan để thành phố có căn cứ thực hiện.
Trong 7 nội dung nằm ngoài thẩm quyền quyết định của thành phố có đề xuất điều chỉnh giờ học, giờ làm và kinh doanh dịch vụ.
Theo đơn vị xây dựng đề án, phiếu khảo sát được cảnh sát khu vực phát đến từng nhà và thu lại sau khi người dân điền xong, “hoàn toàn không có gợi ý”.
Tờ trình đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông sẽ được HĐND TP Hà Nội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 4 (ngày 3-6/7).
Đầu năm 2012, Hà Nội đã thực hiện điều chỉnh giờ học, giờ làm, giờ kinh doanh với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, trường học ở 10 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên và hai huyện Từ Liêm, Thanh Trì.
Theo đó, các trường bắt đầu học từ trước 7h, kết thúc sau 19h. Riêng trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở học từ 8h và kết thúc vào 17h.
Các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở bố trí giáo viên, cán bộ, công nhân viên tiếp nhận học sinh từ 7h30 và quản lý học sinh đến 17h30 hàng ngày.
Các cơ quan, tổ chức của trung ương, thành phố, quận huyện, xã phường, thị trấn bắt đầu làm việc vào 8h và kết thúc vào 17h. Trung tâm thương mại dịch vụ (trừ ngân hàng, tài chính) bắt đầu làm từ 9h và kết thúc sau 19h. Nhà máy, xí nghiệp làm theo ca, lực lượng vũ trang nhân dân… giữ nguyên thời gian làm việc như hiện tại.
Võ Hải
Theo VNE
Đề xuất cho xe buýt dưới 17 chỗ hoạt động như taxi ở đô thị lớn
Chủ tịch hiệp hội vận tải Hà Nội vừa đề xuất Chính phủ cho xe buýt dưới 17 chỗ và xe điện hoạt động ở Hà Nội và TP HCM mà không cần luồng tuyến cố định, bến bãi.
Ngày 17/5, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch hiệp hội vận tải Hà Nội cho biết, cơ quan này vừa kiến nghị Chính Phủ một số giải pháp cho ngành giao thông nhằm giảm ùn tắc ở các đô thị.
Trong đó, Hiệp hội đề xuất các thành phố lớn cho phép xe buýt dưới 17 chỗ và xe chạy bằng điện hoạt động. Loại hình này chạy theo nhu cầu của khách để kết nối bến xe, nhà ga, sân bay, khu đô thị nhằm giảm bớt và thay thế tuyến xe buýt cố định. Các phương tiện trên không cần luồng tuyến cố định và bến bãi, chỉ cần đăng ký phương tiện, người lái, giá cước và được đón trả khách như taxi.
Xe buýt nội thành Hà Nội mới đáp ứng 20% nhu cầu đi lại của người dân. Ảnh: Đ.Loan
Ông Bùi Danh Liên viện dẫn, TP Bằng Tường (Trung Quốc) cho xe 3 bánh hoạt động tự do, hành khách trả một tệ là có thể đi theo yêu cầu. TP Pattaya (Thái Lan) cho phép xe bán tải hoán cải, bố trí 2 hàng ghế dọc để khách lên xuống dễ dàng phía sau. Giá cả và tuyến đi lại theo yêu cầu của khách, xe có thể đi sâu vào ngõ, xóm.
Nhận xét về đề xuất vừa nêu, ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc trung tâm điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho biết, các quy định hiện hành chưa cho phép xe buýt được đón trả khách như taxi. Do đó, nếu Chính phủ chấp thuận đề xuất này thì cần tổ chức thí điểm ở các thành phố; đồng thời nên khảo sát nhu cầu hành khách để tránh lãng phí, vì hiện nhiều tuyến buýt nội đô còn vắng khách.
Đoàn Loan
Theo VNE
Cầu vượt hơn 500 tỷ đồng phía Tây TP HCM thông xe trước 3 tháng Cầu vượt ngã tư Gò Mây (quận Bình Tân) được đầu tư 511 tỷ đồng đã hoàn thành vượt tiến độ trước 3 tháng nhằm giải quyết ùn tắc cửa ngõ phía Tây TP HCM. Sáng 17/5, nút giao thông ngã tư Gò Mây (quận Bình Tân, TP HCM) đã thông thoáng hơn trước đây, sau khi cầu vượt tại đây được thông...