Hà Nội lại lo nước nhiễm asen
Trước những lo ngại của người dân về tình trạng nhiễm asen trong nước ngầm ở Hà Nội, các cơ quan chức năng đã vào cuộc và đang tìm biện pháp kiểm soát.
Nguy cơ nước nhiễm asen
Việc thời gian vừa qua, hàng trăm hộ dân thuộc cụm dân cư khu nhà ở N01, N02, N03, N04, N05 thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình (huyện Từ Liêm) lo lắng khi phát hiện ra nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm asen.
Tuy nhiên, một thực tế cho thấy không phải đến bây giờ việc nước ngầm ở Hà Nội nhiễm asen mới được phát hiện.
Trong báo cáo vừa gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng cho biết, hiện nay tại Hà Nội việc cung cấp nước cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất được lấy từ hai nguồn nước là nước mặt và nước ngầm, tổng công suất cấp nước của các nhà máy nước chính khoảng 900.000 m3/ngày đêm, trong đó số người sử dụng nước ngầm chiếm khoảng 73%.
Tuy nhiên, về chất lượng, thì nguồn nước ngầm đang sử dụng để cấp nước cho Hà Nội khai thác có đặc tính: Nguồn nước ở phía Nam nội thành Hà Nội có hàm lượng sắt, amoniac rất cao.
Tại các bãi giếng của nhà máy nước như Pháp Vân, Tương Mai, Hạ Đình, hàm lượng Fe trung bình vào khoảng 8,1- 11,2 mg/l, còn hàm lượng NH4 trung bình lên tới 10,4 – 19,7 mg/l, đồng thời nguồn nước có dấu hiệu bị nhiễm bẩn hữu cơ ở mức độ thấp.
Nguồn nước ngầm của các bãi giếng ở khu vực phía Bắc nội thành Hà Nội lại có hàm lượng mangan cao hơn các bãi giếng phía Nam.
Tại một khu chung cư ở Hà Nội, nơi người dân phát hiện nước nhiễm asen. Ảnh: Tuấn Nguyễn.
Trong khi đó hàm lượng sắt và amoniac tại khu vực này lại rất thấp. Các khu vực như Gia Lâm, Sài Đồng, Cáo Đỉnh thường xuất hiện nguồn nước có sắt và mangan tồn tại ở dạng keo của axit humic và keo silic.
Video đang HOT
Dù các chỉ tiêu chất lượng vẫn nằm trong phạm vi cho phép của tiêu chuẩn vệ sinh quy định, nhưng theo đánh giá của Bộ Xây dựng, nếu sử dụng nước thô (chưa xử lý), để cấp nước trực tiếp cho sinh hoạt và ăn uống thì việc nước nhiễm asen có thể sẽ xảy ra.
“Báo cáo dự án điều tra hiện trạng ô nhiễm asen trong các hệ thống cấp nước tập trung thuộc khu vực đô thị và khu công nghiệp do Cty CP Nước và Môi trường Việt Nam lập năm 2009 cho thấy, hiện trạng asen trong nước thô và nước sau xử lý tại các nhà máy nước của Hà Nội là: Chất lượng nước khai thác từ giếng khoan chưa xử lý có hàm lượng asen dao động 0,002 mg/l – 0,038 mg/l.
Khu vực có hàm lượng asen tương đối cao từ 0,016- 0,018 mg/l tại các giếng khoan của các nhà máy nước ngầm Pháp Vân, Ngô Sỹ Liên, Kim Liên.
Nhưng chất lượng nước sau xử lý có hàm lượng asen dao động từ 0,002 mg/l- 0,009 mg/l và đạt quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn uống (quy định hàm lượng asen cho phép là 0,01 mg/l với mức độ giám sát B)”- đại diện Bộ Xây dựng nhấn mạnh.
Thay thế nguồn nước ở khu nhiễm asen
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Cao Lại Quang, trước phản ánh của người dân xã Mỹ Đình (huyện Từ Liêm) về hàm lượng asen trong nước ở đây vượt quá tiêu chuẩn cho phép khoảng 37- 41 lần, Bộ đã phối hợp các cơ quan liên quan kiểm tra và bước đầu cho thấy nguồn nước thô từ giếng khoan tại khu dân cư xã Mỹ Đình có nhiễm asen.
Chủ đầu tư tại khu chung cư cao tầng ở khu vực này, đang tự cung cấp nước sạch thông qua các trạm cấp nước nhỏ, lẻ nên chưa kịp thời phát hiện tình hình ô nhiễm cũng như chưa có các giải pháp xử lý vi phạm.
“Từ thực trạng nhiễm asen trong nước ngầm tại Hà Nội, Bộ Xây dựng cũng đã có một số kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, yêu cầu Hà Nội phải tổ chức điều tra, khảo sát về chất lượng nước ngầm, có đánh giá về mức độ ô nhiễm nguồn nước, trong đó có nhiễm asen để phục vụ cho việc quy hoạch, khai thác sử dụng nước ngầm đúng mục đích và hiệu quả. Đồng thời phải tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước ngầm cung cấp cho các hộ dân cư trên địa bàn và đối với các dự án nhà ở, chung cư, tái định cư, khu đô thị mới… đang tự cung cấp nước để có những biện pháp xử lý” – lãnh đạo Bộ Xây dựng nói.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, để khắc phục tình trạng nước ngầm bị nhiễm asen trong điều kiện hiện nay thì ở mỗi nhà máy nước cần cải tiến công nghệ lọc nước, có thêm công đoạn xử lý mangan và asen ngay tại nguồn cấp nước.
Chưa có thuốc chữa nhiễm độc asen mãn tính
TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết, nguồn nước ngầm của Hà Nội cũng như vùng đồng bằng sông Hồng đều có asen.
Cơ sở tư nhân tự khai thác nước ngầm hiện không thể kiểm soát được lượng asen trong nước sinh hoạt. Sử dụng nước bị nhiễm asen quá mức cho phép trong một thời gian dài (từ 3 đến 20 năm) thì cơ thể bị phơi nhiễm asen mãn tính.
TS. Trần Hồng Côn cho biết thêm, khi cơ thể nhiễm asen mãn tính rất dễ bị mắc bệnh ung thư da. Khi đó trên da xuất hiện các vảy sừng, đốm chấm khác màu da ở vùng trên lưng và tay.
Thậm chí những đám vảy sừng xuất hiện trên chân gây chết dần vùng da và da sạm đen. Nặng hơn những tế bào ung thư phát triển trong cơ thể gây lở loét da với biểu hiện như bông súp lơ. Người nhiễm asen lâu ngày còn có thể bị ung thư gan, phổi, bàng quang, thận.
Đến nay chưa có thuốc nào chữa được bệnh nhiễm asen mãn tính. Vì vậy khi bệnh nhân nhiễm asen, uống vitamin để cơ thể tự đào thải độc tố ra ngoài.
Theo 24h
Kỳ lạ: Chung cư Hà Nội thưởng tết cho dân
Tại nhiều chung cư, mâu thuẫn về lợi ích giữa cư dân và đơn vị cung cấp dịch vụ, đơn vị quản lý sử dụng ngày càng nhiều.
Những hộ dân ở khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, Cầu Giấy, mỗi năm còn được thưởng tiền tết từ 200.000 - 500.000 đồng/hộ. (Ảnh minh họa)
Trong khi đó, mô hình Hợp tác xã quản lý nhà ở đã xuất hiện mang lại cơ hội tự quản lý chung cu cho người dân với chi phí rẻ, đồng thời giảm thiểu các tranh chấp.
Chung cư chia quà tết cho dân
Đến hẹn, tại văn phòng Hợp tác xã nhà ở Thụy Điển, tòa nhà 17T10, khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội, chị Nguyễn Thị Hà, ở tầng 12 đến đóng tiền phí dịch vụ tháng 10. Nhà chị phải đóng 20.000 đồng/tháng bao gồm tiền phí vệ sinh, bảo vệ, an ninh, cầu thang máy.
20.000 đồng/tháng phí vệ sinh khi sống ở chung cư có lẽ là điều không tưởng. Tuy nhiên, những hộ dân sống tại tòa nhà này lại đang được hưởng một cơ chế khá đặc biệt, ngoài mức đóng tiền dịch vụ hàng tháng ít, những hộ dân ở đây mỗi năm còn được thưởng tiền tết từ 200.000 - 500.000 đồng/hộ. Các cháu học sinh được 150.000 - 200.000 đồng/cháu/năm tiền quà tết.
Ngoài ra, chế độ ma chay, hiếu hỉ, ngày lễ mừng thọ... của những hộ dân trong chung cư đều được thực hiện đầy đủ. Vé gửi xe tháng ở đây cũng chỉ có 30.000 đồng/tháng. Đây chính là thành quả của Hợp tác xã nhà ở Thụy Điển đang tiến hành quản lý chung cư này từ năm 2007.
Trong khi đó, thời gian gần đây, liên tiếp có các vụ mâu thuẫn giữa cư dân sống ở chung cư và đơn vị quản lý toàn nhà. Điển hình nhất là mâu thuẫn của cư dân sống ở Keangnam. Người dân ở đây phải chịu mức phí dịch vụ quá cao, giá giữ ô tô lên tới 1.462.000 đồng/tháng và xe máy 104.000 đồng/tháng. Trong khi mâu thuẫn về phí dịch vụ chưa được giải quyết dứt điểm thì chủ đầu tư và ban quản lý Keangnam còn làm những việc như cắt điện cầu thang máy không hộ dân nào về được nhà, để côn đồ tấn công người dân... khiến căng thẳng càng gay gắt.
Tình trạng này còn xảy ra ở các chung cư như Golden Westlake 151 Thụy Khuê (quận Tây Hồ), The Manor, 93 Lò Đúc, N05 - Đông Nam Trần Duy Hưng... Mức phí dịch vụ tại đây hầu hết đều từ 400.000 đồng/tháng trở lên.
Ông Nguyễn Thế Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, cho biết: Hiện nay có rất nhiều loại hình chung cư như vừa làm nhà ở, trung tâm thương mại, siêu thị, văn phòng... Trong khi một số quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng nhà ở chung cư nêu trong Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn thi hành lại chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Nhận thức một số chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành nhà ở chung cư, của một bộ phận người dân về việc quản lý, sử dụng nhà ở chung cư còn nhiều hạn chế nên trong thời gian qua đã xảy ra một số vướng mắc trong quá trình quản lý hoặc xảy ra khiếu kiện, tranh chấp giữa người dân và chủ đầu tư...
Mô hình phi lợi nhuận
Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng, cho rằng hiện tại đang có một số dạng quản lý chung cư như: chủ đầu tư lập ra công ty con phụ trách quản lý dịch vụ của chung cư; hợp tác xã do người dân đứng ra tự làm, tự tính toán hoặc thuê đơn vị khác làm theo yêu cầu của người dân; chung cư có ban quản trị tự đứng ra lựa chọn đơn vị quản lý.
" Có những nơi, chủ đầu tư, công ty quản lý coi đó là hình thức kinh doanh, có lợi nhuận nên tính giá cao. Từ đó sẽ sinh ra tranh chấp giữa người dân, chủ đầu tư và đơn vị kinh doanh. Trong khi đó, hợp tác xã nhà ở do chính người dân tự lập ra sẽ là một hình thái tương đối tốt, vừa tạo việc làm cho xã viên, vừa tính toán kinh doanh để giảm chi phí cho người dân thấp nhất. Đây gần như hình thức phi lợi nhuận. Nói chung, để chấm dứt tranh chấp tại chung cư, người dân phải là người quản lý, mức phí quản lý là do dân tự quyết định", ông Liêm nói.
Anh Nguyễn Đình Thực, một người dân sống tại tòa nhà 17T10 tâm sự: Hiện tại, chúng tôi đang thực hiện quản lý theo mô hình hợp tác xã. Từ khi về đây sống, tôi có việc làm, có thu nhập hàng tháng và gia đình chỉ phải đóng một mức phí dịch vụ rất thấp là 20.000 đồng/tháng. Tiền điện, nước tính theo giá nhà nước. Nhiều người như tôi có việc làm ngay tại tòa nhà mình ở.
Mô hình hợp tác xã nhà ở Thụy Điển được thí điểm ở chung cư 17T10 từ cuối năm 2007 trong dự án hỗ trợ của Thụy Điển cho Việt Nam. Ông Phạm Đình Thái, Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã chia sẻ: Giai đoạn 2007 tình trạng ở khu dân cư rất yếu kém, đơn vị quản lý thiếu trách nhiệm, nặng về khai thác, nhà cửa xuống cấp. Ban quản trị lâm thời của tòa nhà quyết định tự quản nhưng vì luật pháp không cho phép. Ngay lúc đó, chúng tôi được chọn làm thí điểm mô hình quản lý tại khu chung cư do chính người dân ở đây tự làm. Cơ quan chức năng cấp giấy đăng ký kinh doanh với đầy đủ chức năng của hợp tác xã nhà ở. Từ đó đến nay, đời sống nhân dân, an ninh trật tự và công tác quản lý tòa nhà được thực hiện có hiệu quả.
Cụ thể, hợp tác xã đã giải quyết được gần 20 lao động tại tòa nhà có việc làm ổn định và trên 10 lao động thời vụ khác với các việc bảo vệ, trông giữ ô tô xe máy, tạp vụ vệ sinh, căng-tin, sửa và rửa ô tô, xe máy... Ngoài việc trả lương cho người lao động, hợp tác xã đóng góp kinh phí để chung cư lăn sơn, sửa chữa nhỏ cho các công trình, mua sắm các thiết bị phục vụ cho sinh hoạt cộng đồng, hoạt động văn phòng, từng bước giảm dịch vụ, hiện nay người dân chỉ phải đóng mức 20.000 đồng/tháng.
Hiện tại, Hợp tác xã nhà ở Thụy Điển đang phục vụ tư vấn cho hàng chục khu chung cư của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để thành lập ban quản trị nhà chung cư và tự quản thông qua mô hình hợp tác xã nhà ở. Hợp tác xã nhà ở Thụy Điển đang trực tiếp quản lý nhà 17T10 Trung Hòa - Nhân Chính; nhà D - cụm chung cư Vinaconex 3 - Dịch Vọng, nhà N06B2 - đô thị mới Cầu Giấy, nhà F5 - GC3 - nhà GD3, đô thị mới Yên Hòa...
Hiện nay, Liên minh Hợp tác xã Hà Nội đang có đề án Xây dựng mô hình Hợp tác xã nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội trong đó lấy mô hình hợp tác xã nhà ở Thụy Điển làm nòng cốt với mong muốn giải quyết được các tranh chấp xảy ra ở các chung cư như hiện nay.
Theo xahoi
Cả xã hoang mang vì "án tử" ung thư Mỗi năm xã Định Liên có hàng chục người mắc và chết vì bệnh ung thư. Người dân tin rằng mọi nguồn cơn bắt nguồn từ thứ nước sinh hoạt có chứa nhiều asen. Nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa có phương án giải quyết khiến người dân hoang mang lo lắng. Theo con số thống kê mới nhất của Trạm...