Hà Nội la liệt khu đô thị “ma”
Trên địa bàn Hà Nội có khoảng 40 khu đô thị mới đã xong các công trình nhà ở, trong đó chỉ có hơn 10 khu có dân cư đến sinh sống.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành quy định về việc thực hiện dự án khu đô thị. Theo đó, các khu đô thị mới, dự án phát triển khu nhà ở phải được xây dựng đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống hạ tầng xã hội, công trình nhà ở và các công trình kiến trúc khác thuộc phạm vi dự án.
Thời gian gần đây, nhiều khu đô thị bỏ hoang đã xuống cấp nhanh chóng như khu đô thị Văn Phú (Hà Đông), Quang Minh (Mê Linh)…Nhiều biệt thự trong các khu đô thị này đã hoàn thành phần thô thì để mặc cho cỏ dại mọc đầy, có biệt thự đã hoàn thiện nhưng không có người ở nên các công trình tường rào nghiêng ngả, móng và thân nhà xuất hiện những đường nứt toác.
Nhiều khu đô thị ma xuất hiện giữa lòng Hà Nội
Theo thống kê cụ thể của Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, trên địa bàn Thành phố có khoảng 40 khu đô thị mới đã xong các công trình nhà ở (trong đó có hơn 10 khu đã hoàn thành hệ thống hạ tầng và dân cư đã đến sinh sống) và khoảng 50 khu đô thị đang trong quá trình triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
Video đang HOT
Việc Hà Nội quy định đồng bộ hệ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống hạ tầng xã hội những dự án khu đô thị, khu nhà ở sẽ xóa tình trạng trắng trường học tại các khu đô thị trong tương lai. Tuy nhiên hiện tại các khu đô thị đã đi vào sử dụng nhiều năm mà chưa đồng bộ hạ tầng xã hội chưa rõ sẽ bị xử lý thế nào.
Tại 10 khu đô thị mới đã đưa vào sử dụng, theo quy hoạch sẽ có 38 trường học từ bậc mầm non đến THPT được xây dựng. Nhưng tính đến cuối năm 2011, 10 khu đô thị này mới xây dựng và đưa vào sử dụng 27 trường, trong đó chỉ có 4 trường công lập, tỷ lệ 10,5%.
Nổi lên trong số những khu nhà thiếu trường học là Khu đô thị Mỹ Đình – Mễ Trì, Khu đô thị Đại Kim – Định Công, Pháp Vân – Tứ Hiệp… Khu đô thị Mỹ Đình – Mễ Trì (huyện Từ Liêm), quy mô khoảng 9.000 dân, đã có trên 4.000 người tới ở nhưng thiếu cả 3 loại trường học (mầm non, tiểu học và THCS, THPT).
Theo Dantri
Chuyện hiếm, EVN thừa điện
Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa cho biết, do nước về nhiều, thủy điện thuận lợi nên hệ thống điện quốc gia đang dư thừa năng lực phát so với nhu cầu phụ tải hiện nay.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa cho biết, điểm nổi bật trong vận hành hệ thống điện 9 tháng vừa qua là thuận lợi về khai thác thuỷ điện. Tổng lượng nước về các hồ thuỷ điện khoảng 98,9 tỷ m3, cao hơn so với dự kiến kế hoạch tới 18,2 tỷ m3. Các nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ, Ialy, Pleikrong, Sê San 4, Buôn Kuốp, Srepok 3, Trị An đã xả lũ. Mức nước các hồ Hoà Bình, Thác Bà, Trị An, Thác Mơ và một số hồ ở miền Trung đã đạt đến xấp xỉ mức nước dâng bình thường.
Cùng với thuân lợi này, hệ thống điện còn được bổ sung lớn từ nguồn điện mới. Trong 9 tháng đầu năm, đã 6 trên tổng số 8 tổ máy được đưa vào vận hành phát trên lưới quốc gia với tổng công suất 1.153/1.373MW, bao gồm 2 tổ máy của thủy điện Đồng Nai 4, (2x170 MW) 2 tổ máy của thủy điện Kanak (2x6,5 MW) và 2 tổ máy của Thủy điện Sơn La (2x400MW). Đáng chú ý, tổ máy cuối cùng của thủy điện Sơn La- công trình có công suất thiết kế lớn nhất hiện nay đi vào hoạt động đã vượt tiến độ tới 3 năm.
EVN khẳng định, hệ thống điện dư thừa năng lực phát điện so với nhu cầu phụ tải.
Riêng tháng 9, sản lượng điện đạt 9,93 tỷ kWh. Trong đó, thuỷ điện - nguồn giá rẻ chiếm tới 53,9%, nhiệt điện than chiếm 16,5% và nhiệt điện khí chiếm 27,1%.
Sản lượng huy động bình quân 331,2 triệu kWh/ngày, ngày cao nhất đạt 354,4 triệu kWh với công suất cao nhất là 17.296 MW.
Nhờ đó, trong 9 tháng đầu năm, sản lượng điện toàn hệ thống đạt 89,392 tỷ kWh, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2011. Điện do EVN sản xuất và mua ngoài ước đạt 87,683 tỷ kWh, tăng 10,73% so với cùng kỳ, trong đó điện sản xuất chiếm 46,6%, tăng 9,55% và điện mua chiếm 53,4%, tăng 11,78%.
Điện thương phẩm ước thực hiện 78,445 tỷ kWh, tăng 11,52% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó điện cấp cho công nghiệp - xây dựng tăng 10,69%, cho thương mại - dịch vụ tăng 16,44%, cho quản lý tiêu dùng dân cư tăng 12,02% so với cùng kỳ năm 2011.
Dự kiến, tháng 10, phụ tải của hệ thống có thể đạt tới 328 triệu kWh/ngày, công suất lớn nhất giao động từ 18.300-18.600 MW.
Tuy nhiên, so sánh tương quan với tốc độ tăng trưởng GDP cho thấy, tăng trưởng điện vẫn gấp 2-3 lần tốc độ tăng trưởng GDP cho thấy, hiệu quả kinh tế còn thấp.
Trong quý I, GDP tăng 4% thì điện đã tăng 10,2%. Quý II, GDP tăng 4,66% thì điện tăng tới 14%, quý III, tăng trưởng GDP đạt 5,35%, điện tâng 10,37%. Trong cả 9 tháng, GDP tăng 4,73% nhưng điện tăng tới 11,56%.
Theo 24h
Chợ trộn heo bệnh, heo lành Sau nhiều ngày dày công mai phục, PV Tiền Phong đã tiếp cận và dần phơi lộ đường đi của loại thịt bẩn đang ngày ngày xâm nhập vào bữa ăn của nhiều hộ gia đình ở TP. HCM. Thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn lớn đông dân cư, mỗi ngày tiêu thụ cả ngàn tấn thịt gia súc, gia cầm...