Hà Nội: Kỷ luật 22 tổ chức đảng, 505 đảng viên tham nhũng, lãng phí
Ủy ban Kiểm tra các cấp trong Đảng bộ TP. Hà Nội đã tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm 245 tổ chức đảng và 738 đảng viên. Qua kiểm tra, đã kết luận 191 tổ chức đảng và 699 đảng viên có vi phạm; phải thi hành kỷ luật 22 tổ chức đảng và 505 đảng viên, chuyển cơ quan điều tra Công an TP 2 vụ việc.
Đó là thông tin được ông Nguyễn Quang Huy – Trưởng Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội cho biết tại phiên họp đánh giá sơ kết giữa nhiệm kỳ Chương trình 07-Ctr/TU của Thành ủy về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2020″ do Thành ủy Hà Nội đã tổ chức ngày 2.5.
Theo đó, báo cáo tại phiên họp, ông Nguyễn Quang Huy – Trưởng Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội cho biết, ngay sau khi được thành lập, Ban Chỉ đạo đã ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ các thành viên. Ban Chỉ đạo đã xây dựng kế hoạch toàn khoá và chỉ đạo xây dựng, thực hiện 13 chuyên đề, đề tài tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải chủ trì phiên họp sáng ngày 2.5.
Hơn 2 năm qua, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức 15 đoàn giám sát và 28 đoàn kiểm tra đối với 112 lượt tổ chức đảng là Ban Thường vụ cấp ủy trực thuộc Thành ủy. Ủy ban Kiểm tra các cấp trong Đảng bộ Thành phố cũng đã tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm 245 tổ chức đảng và 738 đảng viên.
Video đang HOT
Qua kiểm tra, đã kết luận 191 tổ chức đảng và 699 đảng viên có vi phạm; phải thi hành kỷ luật 22 tổ chức đảng và 505 đảng viên, chuyển cơ quan điều tra Công an TP 2 vụ việc.
Cùng đó, cơ quan chức năng của TP đã tổ chức 745 cuộc thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo (KNTC), đến nay đã kết luận 552 cuộc. Qua thanh tra, đã phát hiện, kiến nghị xử lý sai phạm trên 1.100 tỷ đồng và hơn 32 ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm, rút kinh nghiệm đối với 132 tập thể, 248 cá nhân do thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý dẫn đến sai phạm.
Cũng trong thời gian này, các cơ quan hành chính toàn thành phố đã tiếp 67.242 lượt công dân đến KNTC, tiếp nhận và xử lý 82.720 đơn thư các loại; thụ lý theo thẩm quyền 7.591 vụ, đã giải quyết 82,9% số vụ.
Qua giải quyết KNTC, đã kiến nghị thu hồi về ngân sách trên 6,1 tỷ đồng và 27.098 m2 đất; hoàn trả cho công dân 8,79 tỷ đồng và 2.249 m2 đất. Đặc biệt, đã kiểm điểm trách nhiệm 132 tập thể, 202 cá nhân để xảy ra sai phạm, kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 15 vụ.
Theo báo cáo của Trưởng ban Nội chính Thành ủy Hà Nội, về công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, Công an TP.Hà Nội đã thụ lý 60 vụ với 194 bị can; Tòa án nhân dân 2 cấp đã thụ lý 45 vụ/ 167 bị cáo. Qua điều tra, xét xử, thiệt hại do tham nhũng gây ra là trên 165 tỷ đồng và 31.090 m2 đất; đã thu hồi được trên 62 tỷ đồng và hơn 13.000m2 đất. Thanh tra TP đã chuyển 15/18 vụ việc sang cơ quan điều tra, 3 vụ việc đang tiếp tục thực hiện.
Về kết quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Ban Chỉ đạo Chương trình 07 Thành ủy Hà Nội cho biết, thời gian qua, toàn Thành phố đã tiết kiệm trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán, quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước được trên 14.424 tỷ đồng; tiết kiệm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản được 1.436 tỷ đồng.
Mặt khác, qua công tác mua sắm tài sản theo phương thức tập trung đã tiết kiệm được trên 254 tỷ đồng; thanh lý 45 xe ô tô, điều chuyển 33 xe…
Theo Danviet
Quy hoạch lãnh đạo chủ chốt trong năm 2018
Ban Tổ chức Trung ương sẽ tham mưu lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ và quy hoạch cán bộ lãnh đạo các cấp, nhất là lãnh đạo chủ chốt.
Ban Tổ chức Trung ương vừa ban hành kế hoạch Thông tin, tuyên truyền về công tác tổ chức xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị năm 2018. Theo đó, năm 2018 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 12 của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tích cực thực hiện 12 nhiệm vụ tổng quát và 6 nhiệm vụ trọng tâm Nghị quyết Đại hội XII đã đề ra, trong đó có 2 nhiệm vụ trọng tâm về xây dựng Đảng.
Đó là tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Thứ hai là xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc về công tác tổ chức xây dựng Đảng ngày 19.1. Ảnh: V.V.T
Ban Tổ chức Trung ương xác định, công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2018 là năm bản lề, có nhiều việc mới và khó, nhạy cảm. 8 nhiệm vụ trọng tâm đã được chỉ ra, trong đó có việc sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; thực hiện công tác cán bộ thường xuyên, đột xuất.
Đáng chú ý là trong năm 2018, Ban Tổ chức Trung ương sẽ tham mưu lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ và quy hoạch cán bộ lãnh đạo các cấp, nhất là lãnh đạo chủ chốt; đồng thời, tổ chức có hiệu quả công tác tham mưu chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Ngành tổ chức xây dựng Đảng cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác; thực hiện tốt các nhiệm vụ về chính sách cán bộ, đào tạo cán bộ, về cơ sở đảng, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ và nhiệm vụ đột xuất do Ban Chấp hành Trungương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy các cấp giao.
Ban Tổ chức Trung ương xác định phải thông tin đa chiều về kết quả và những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, bất cập... trong công tác tổ chức xây dựng Đảng để tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Từ đó, tăng thêm niềm tin, tích cực tham gia góp ý kiến xây dựng tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh.
Ngoài ra, những vấn đề mới liên quan công tác tổ chức xây dựng Đảng, được dư luận quan tâm, công tác chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, chạy chức, chạy quyền, xây dựng đội ngũ cán bộ vừa có đức, vừa có tài, ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới... cũng sẽ được chú trọng thông tin tới người dân.
Theo Hoàng Thùy (VNE)
"Kê khai tài sản chỉ các ông biết với nhau, sao dân giám sát?" Ông Hà Văn Núi - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam cho biết, hiện phần lớn nhân dân vẫn còn băn khoăn: Tại sao tham nhũng lại tràn lan như vậy? Một trong những lỗi là sự cồng kềnh, chồng chéo trong hệ thống, chính vì vậy khi vấn đề nảy sinh thì...