Hà Nội: Kỳ lạ việc quán cà phê bán thịt, quán nhậu bán rau trong mùa dịch
Trong những ngày giãn cách xã hội, nhiều nhà hàng, quán ăn ở Hà Nội đã sử dụng mặt bằng sẵn có chuyển đổi sang kinh doanh, bán thực phẩm thiết yếu như rau củ, hoa quả, thịt các loại.
Từ khi Thủ đô Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, các nhà hàng, quán bia hơi, quán cà phê… đã chấp hành lệnh đóng cửa để phòng dịch theo Chỉ thị của thành phố ban hành. Một số cơ sở đã sử dụng mặt bằng cửa hàng sẵn có chuyển sang bán các thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân và cũng là để trang trải tiền thuê mặt bằng.
Theo ghi nhận của phóng viên, sáng 4/8, tại quán cà phê trên đường Trần Quý Kiên ( Cầu Giấy), chủ cửa hàng là anh Cường (42 tuổi) đang miệt mài thái thịt để mang đi ship cho khách hàng.
“Từ khi phải đóng cửa quán cà phê vì dịch bệnh, vợ chồng tôi đã phải bán thịt lợn để có tiền sinh hoạt, thêm được đồng nào hay đồng nấy. Chứ tiền nhà cao lắm khoảng 14 triệu đồng/tháng, sắp không chịu nổi nữa rồi mới phải tính đến bán thịt trong quán như thế này. Xin giảm tiền thuê nhà thì chủ nhà chưa đồng ý. Thực sự mệt mỏi, mong dịch bệnh sớm qua nhanh”, anh Cường chia sẻ.
Tại quán bia hơi trên đường Trần Quý Kiên, chủ quán cũng đang bán các mặt hàng rau, củ, quả, trứng… để có chi phí sinh hoạt.
Video đang HOT
Tại cửa hàng bán bún, phở trên đường Nghĩa Tân, sau khi TP Hà Nội áp dụng Chỉ thị 16, không được phép bán mang về thì cửa hàng này đã chuyển sang bán hoa quả.
Quán bún miến trên đường Tô Hiệu (Cầu Giấy) cũng đã chuyển thành tiệm bánh mỳ, bánh ngọt.
Cũng theo ghi nhận, một số nhà hàng trên đường Nguyên Hồng (Đống Đa, Hà Nội) đã chuyển thành cửa hàng bán thực phẩm thiết yếu: Thịt gà, thịt lợn, rau, củ, quả…
Chia sẻ với phóng viên, anh Hoàng Ngọc Khôi, chủ nhà hàng trên đường Nguyên Hồng cho biết: “Từ khi giãn cách xã hội, nhà hàng không còn nguồn thu nào để sinh hoạt. Chúng tôi bắt buộc phải bán thực phẩm thiết yếu để đỡ chi phí tiền nhà. Còn một số nhân viên không thể về quê trong mùa dịch thì tôi vẫn phải hỗ trợ lo chỗ ăn, chỗ ở và thu nhập cho anh em”.
Cũng theo anh Khôi, từ khi dịch bệnh bùng phát, gánh nặng từ chi phí mặt bằng là rất lớn. Chủ nhà có hỗ trợ một chút nhưng cũng không đáng kể.
Người dân khi đến các địa điểm trên để mua hàng đều được yêu cầu phải giữ khoảng cách tối thiểu 2 m và đeo khẩu trang để phòng chống dịch bệnh.
“Tôi luôn nhắc nhở khách tới mua hàng phải đảm bảo khoảng cách. Nếu không tuân thủ các biện pháp phòng dịch, chúng tôi sẽ từ chối phục vụ”, anh Khôi cho hay.
VinCommerce dừng nhận hàng từ Công ty thực phẩm Thanh Nga
Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ VinCommerce (sở hữu chuỗi siêu thị VinMart) cho biết, Công ty thực phẩm Thanh Nga là nhà cung cấp thịt cho một số siêu thị/cửa hàng của VinCommerce tại Hà Nội.
Ngay sau khi có thông tin các ca mắc COVID-19 tại Công ty thực phẩm Thanh Nga, VinCommerce đã dừng nhận hàng từ nhà cung cấp này.
Hiện tại, các siêu thị đang tuân thủ theo hướng dẫn của Tập đoàn Masan và tích cực phối hợp cùng cơ quan chức năng để khoanh vùng, truy vết, thực hiện tất cả các biện pháp phòng dịch.
"Thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội về danh sách hàng trăm siêu thị/cửa hàng thuộc VinCommerce có tiếp xúc F0 của Công ty thực phẩm Thanh Nga và nguy cơ lây nhiễm không phải là thông tin chính thống từ VinCommerce cũng như các cơ quan chức năng công bố" - đại diện VinCommerce khẳng định.
Bên cạnh đó, hệ thống VinMart vẫn luôn thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế; đồng thời duy trì 3 tuyến phòng dịch riêng của hệ thống.
Ngoài ra, VinMart/VinMart cũng nỗ lực đảm bảo chuỗi cung ứng, phục vụ nhân dân trong mọi diễn biến của dịch bệnh.
Khu vực ngõ 651 Minh Khai, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng hiện đang phong tỏa để phục vụ công tác phòng chống dịch. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Trước đó vào chiều 1/8, sau khi nhận được thông báo về chùm ca bệnh gồm 20 trường hợp mới mắc COVID-19 liên quan tới Công ty thực phẩm Thanh Nga tại địa chỉ 82/651 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, lực lượng chức năng đã lập tức xuống địa bàn phối hợp cùng Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng điều tra truy vết và xử lý ổ dịch.
Theo đó, ca phát hiện đầu tiên của chùm ca bệnh này là chị V.N.A (21 tuổi, địa chỉ tại Văn Chương, quận Đống Đa), là sinh viên thực tập tại Công ty thực phẩm Thanh Nga đến hết ngày 30/7 (tại địa chỉ 82/651 Minh Khai).
Liên quan đến chị A, mẹ chị là N.T.H (sinh năm 1980, địa chỉ ở phường Văn Chương, quận Đống Đa) cũng có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2. Như vậy, đến nay, Công ty thực phẩm Thanh Nga có 21 trường hợp mắc COVID-19.
Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng xác định có 5 công ty cùng làm việc tại địa chỉ ngõ 651 Minh Khai là: Công ty Tân Ngọc Lan, Công ty Thiên Linh, Công ty Minh Long, Công ty Liên Thái Bình, Công ty Cổ phần Tập đoàn Century Hoàng Minh.
Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng đã yêu cầu các công ty trên lập danh sách nhân viên làm việc tại địa chỉ ngõ 651 Minh Khai, đồng thời thông báo cho nhân viên công ty chủ động tự cách ly tại nhà và khai báo với y tế địa phương để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe đúng quy định.
Chiều tối 1/8, UBND phường Thanh Lương đã quyết định phong tỏa tạm thời khu vực ngõ 651 Minh Khai và một số điểm lân cận để thiết lập khu vực cách ly y tế, sau khi có các ca dương tính với SARS-CoV-2 trên địa bàn. UBND phường Thanh Lương cũng yêu cầu toàn bộ người dân thuộc khu vực trên không được ra khỏi nhà kể từ 17 giờ ngày 1/8.
Diễn biến dịch 24/5: Bắc Giang vượt 1000 ca, chùm ca bệnh ở Hà Nội phức tạp Trong 24h qua, Việt Nam có thêm 187 ca Covid-19 gồm 3 ca nhập cảnh và 184 ca trong nước. Như vậy, tính từ 27/4 đến nay, nước ta đã có đến 2.349 ca lây nhiễm trong cộng đồng, xuất hiện ở 30 tỉnh thành. Sau 28 ngày, tổng số ca nhiễm của đợt dịch thứ 4 đến nay cao gấp 2,85 lần...