Hà Nội: Kinh hoàng vườn chuối 3.000 cây nghi bị kẻ xấu phun thuốc ép chín
Dù còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán, thế nhưng hàng nghìn buồng chuối để bán Tết của gia đình chị Đỗ Thị Thủy ở huyện Gia Lâm (Hà Nội) bất ngờ có dấu hiệu chín non bất thường. Sự việc nay đã đẩy chủ vườn vào nguy cơ thiệt hàng nặng hàng tỷ đồng.
Theo phản ánh của chị Đỗ Thị Thủy (quê ở Hưng Yên) trong ngày 22.11 vừa qua, khi đi kiểm tra vườn chuối ở xã Dương Hà, huyện Gia Lâm (Hà Nội) thì phát hiện gần 3.000 cây chuối có buồng/ 7.000 cây vẫn còn non, xanh nhưng lại có hiện tượng chín sớm bất thường. “Nếu là do thời tiết thì sao các vườn chuối bên cạnh vườn của tôi không bị mà chỉ duy nhất vườn của vợ chồng tôi bị hiện tượng như thế”, chị Thủy nói.
Chị Thủy bên vườn chuối đặc sản nghi bị kẻ xấu phá hoại phun thuốc ép chín non.
Vừa đi kiểm tra và chặt các buồng chuối chín non, anh Nguyễn Văn Tuấn (chồng chị Thủy) mặt biến sắc như người mất hồn. “Hai vợ chồng tôi lên đây thuê lại đất nông nghiệp của người dân xã Dương Hà để trồng chuối được 4 năm nay. Thời gian ở đây chúng tôi không có mâu thuẫn hay hiềm khích gì với bất kỳ ai ở khu vực này nhưng không hiểu gì sao lại có người muốn hãm hại gia đình tôi thế”, anh Tuấn nói.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, tại vườn chuối của gia đình anh Tuấn, hiện hầu hết các buồng chuối tại đây vẫn còn non, xanh nhưng tại các buồng quả này đã có nhiều quả chuyển sang màu vàng, nứt toác, điều đáng nói là khi bẻ các quả chuối chín non này ra thì bên trong ruột không có mùi thơm như chuối chín tự nhiên.
Anh Tuấn bắt đầu phải chặt các buồn chuối chín non mong cố bán vớt vát lại chút vốn.
Video đang HOT
Cũng theo anh Tuấn, ngay sau khi phát hiện sự việc, gia đình anh đã có đơn trình báo lên công an huyện Gia Lâm và trong sáng 23.11, các cán bộ công an đã xuống hiện trường để kiểm tra, lấy mẫu về xét nghiệm, làm rõ nguyên nhân. Gia đình chúng tôi chỉ mong cơ quan công an sớm điều tra làm rõ người đã phá chuối và trả lại công bằng cho gia đình tôi” – anh Tuấn chia sẻ.
Cận cảnh buồn chuối bị ép chín non tại vườn của gia đình anh Tuấn.
Các quả chuối tiêu hồng bị ép chín non không có mùi thơm, khi ăn không có vị ngọt như chuối chín đúng tự nhiên đúng vụ.
Nói về hiện tượng chuối chín non bất thường, anh Phạm Năng Thành, người được mệnh danh là “vua chuối” đất Bắc, chủ thương hiệu chuối 3T nổi tiếng ở Việt Nam cho rằng: “Qua hình ảnh và thông tin mà phóng viên cung cấp thấy rằng các cây chuối, lá chuối vẫn còn tươi, xanh nguyên nhưng ở các buồng quả non lại xuất hiện dấu hiệu chín vàng bất thường, rất có thể các buồng quả này đã bị phun thuốc dấm, một loại hóa chất cực độc để ép chín”.
“Khi bị phun loại thuốc dấm này, các buồng chuối sẽ chín nhanh trong 2 – 3 ngày sau đó. Nếu đúng là chuối bị phun thuốc dấm ép chín thì chủ vườn không còn cách nào cứu được vườn chuối mà cách duy nhất hiện giờ là nên chặt bỏ, dọn vườn để chuẩn bị trồng các cây mới”, anh Thành khuyến cáo.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Nguyễn Xuân Đại – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho rằng: Hiện, Sở chưa nắm được thông tin vụ việc, song nếu các cây chuối tiêu hồng ở vườn bị chín non bất thường có thể do thời tiết thay đổi thất thường cùng với cách chăm bón, chăm sóc của bà con ở đây chưa hợp lý nên mới dẫn đến hiện tượng hy hữu đó.
Theo ông Đại, hiện nay trên địa bàn các huyện của Hà Nội trồng khoảng hơn 3.000ha chuối các loại, trong đó loại chuối tiêu hồng chiếm khoảng 30% diện tích. “Nếu đúng là chuối chín non thì đây là lần đầu tiên tôi thấy. Tuy nhiên, để biết được nguyên nhân chính xác và cụ thể, chúng tôi sẽ cử cán bộ về khảo sát, ghi nhận, xác minh ngay giúp bà con tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục”, ông Đại khẳng định.
Theo Danviet
Cận cảnh "đại bản doanh" sản xuất nấm Hàn Quốc quy mô lớn ở Thủ đô
Với quy mô nhà xưởng rộng 5.000m2, áp dụng dây chuyền sản xuất hiện đại trị giá trên dưới 30 tỷ đồng từ Hàn Quốc, hiện, trung bình mỗi tháng Công ty CP KMS Đầu tư sản xuất và Thương mại ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đưa ra thị trường khắp cả nước trên 20 tấn nấm hữu cơ/tháng.
Theo anh Triệu Quang Trung - Giám đốc Công ty CP KMS Đầu tư sản xuất và Thương mại, hiện đơn vị của anh đang sản xuất 4 loại nấm gồm: sò yến, đùi gà, ngọc châm và linh chi.
"So với những mô hình sản xuất nấm truyền thống, nấm sản xuất theo phương thức công nghiệp cho sản lượng và chất lượng đồng đều hơn. Đó là bởi quy trình sản xuất được xây dựng hoàn toàn khép kín, từ công đoạn trộn, ủ nguyên liệu, cấy giống, ươm sợi tới nuôi trồng và thu hoạch. Toàn bộ quy trình sản xuất nấm được thực hiện trong phòng kín. Nấm được chăm sóc, bảo quản ở nhiệt độ phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Nói cách khác, quy trình sản xuất nấm theo phương thức công nghiệp hoàn toàn không bị chi phối bởi yếu tố nhiệt độ, thời tiết", anh Trung chia sẻ.
Chia sẻ về quy trình sản xuất nấm hữu cơ, anh Trung cho biết, để có được sản phẩm nấm hữu cơ cung cấp cho người tiêu dùng cả nước, công ty của anh đã phải đầu tư quy trình sản xuất khép kín gồm 9 bước:
Bước 1: Chọn nguyên liệu
Từ những nguyên liệu gốc thực vật sẵn có tại Việt Nam như :Mùn cưa, chấu, cám, lõi ngô nghiền ...Những nguyên liệu này được kiểm soát chất lượng từ khi nhập hang để đảm bảo nguyên liệu cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho nấm phát triển tốt mà không dùng đến hóa chất hoặc chất kích thích khác.
Bước 2: Trộn nguyên liệu
Nguyên liệu sau khi kiểm tra chất lượng được đưa vào máy trộn nguyên liệu làm đều các thành phần theo công thức chỉ định.
Bước 3: Nguyên liệu sau khi trộn đều được gầu tải tự động đưa vào máy đóng chai tự động theo tỉ lệ sau đó đóng nắp lại.
Bước 4: Hấp nguyên liệu và tiệt trùng nguyên liệu. Sau khi đã đóng mùn vào chai và đạy nắp nguyên liệu được đưa vào lò hấp tiệt trùng ở nhiệt độ 120oc trong vòng 5-6 giờ lien tục.
Bước 5: Cấy giống
Nguyên liệu trong chai sau khi được hấp tiệt trùng được đưa vào phòng cấy giống (phòng cấy giống luôn luôn trong điều kiện vô trùng) để đảm bảo giống khi cấy phải trong điều kiện tiệt trùng.
Bước 6: Ủ giống
Sau khi cấy giống vào chai xong được đưa sang phòng ủ giống. Nhiệt độ trong phòng giống được điều chỉnh cho phù hợp để kích thích giống lên đều.
Bước 7: Ra phòng trồng
Sau khi giống đã lên đều và đủ thời gian ủ được đưa ra phòng trồng .Nhiệt độ và độ ẩm phòng trồng được điều chỉnh theo thời gian để kích thích nấm phát triển tốt.
Bước 8: Thu hoạch và đóng gói sản phẩm
Sau khi nấm tăng trưởng đến ngày thu hái sẽ được đóng gói và đưa vào bảo quản trong kho lạnh chờ xuất xưởng.
Bước 9:Tiêu thụ sản phẩm
Sản phẩm sau khi đóng gói được đưa ra tiêu thụ ngoài thị trường bằng xe đông lạnh đảm bảo cho nấm đến tay người tiêu dùng vấn còn tươi nguyên.
Hiện, các sản phẩm nấm của anh Trung đang được tiêu thụ tại hầu hết các siêu thị lớn trong cả nước.
Nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường, năm 2014, với sự giúp đỡ của UBND huyện Sóc Sơn, Sở NNPTNT Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN), thương hiệu "Nấm Việt KMS" đã được xây dựng thành công. Đến nay, sau nhiều nỗ lực, "Nấm Việt KMS" đã từng bước khẳng định được thương hiệu, nhận được sự tin tưởng của đông đảo người tiêu dùng, và đặc biệt là không còn lo đầu ra.
Theo Danviet
Kinh doanh vật tư nông nghiệp: Rà soát, quản lý chặt 6 tháng đầu năm 2018, ngành nông nghiệp Hà Nội đã thực hiện đợt rà soát, kiểm tra về chất lượng vật tư và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, công tác quản lý vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, do phần lớn các cơ sở đều nhỏ lẻ, chưa có sự đánh giá chất lượng giữa các...