Hà Nội kiên quyết đưa hiện vật “lạ” ra khỏi đền Phù Đổng
Các hiện vật mới được cung tiến vào đền Phù Đổng gồm: 1 ngựa sắt cao 3 mét, bộ áo giáp sắt và roi sắt. Ngựa sắt được đặt ngay trong sân di tích, còn bộ áo giáp sắt và roi sắt đặt trong gian thờ tự.
Ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội chiều 3/3 cho biết, sau thông tin một số doanh nghiệp và cá nhân cung tiến hiện vật vào thờ tự tại di tích đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm mà chưa được phép của các cơ quan chức năng, Sở đã làm việc với UBND huyện Gia Lâm, xã Phù Đổng và kiên quyết chỉ đạo các cơ quan này đưa các hiện vật trên ra khỏi di tích.
Sở cũng đề nghị huyện Gia Lâm kiểm điểm trưởng ban và tập thể Ban quản lý di tích đền Phù Đổng, báo cáo lên UBND thành phố Hà Nội trong tháng 3 này.
Các hiện vật mới được cung tiến vào đền Phù Đổng gồm: 1 ngựa sắt cao 3 mét, bộ áo giáp sắt và roi sắt. Ngựa sắt được đặt ngay trong sân di tích, còn bộ áo giáp sắt và roi sắt đặt trong gian thờ tự. Theo báo cáo của huyện Gia Lâm và xã Phù Đổng, việc đưa hiện vật vào di tích được thực hiện từ cuối năm 2013 và được sự đồng ý của trưởng Ban quản lý di tích đền Phù Đổng (là Chủ tịch UBND xã Phù Đổng). UBND xã Phù Đổng chưa có văn bản báo cáo lên UBND huyện Gia Lâm.
Tại buổi làm việc giữa các cơ quan chức năng về vấn đề này; ông Nguyễn Ngọc Thuần, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm phụ trách khối văn xã thừa nhận đó là thiếu sót của cá nhân ông và trưởng phòng văn hóa huyện về mặt quản lý Nhà nước các di tích trên địa bàn, đồng thời sẽ nghiêm túc khắc phục. Sở dĩ việc đưa hiện vật ra khỏi di tích không thể thực hiện ngay trước mắt vì một số hiện vật quá lớn, di chuyển khó khăn.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Nguyễn Ngọc Thuần đề xuất với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội, sau khi khắc phục sai phạm sẽ xin phép tổ chức hội thảo mời các cơ quan chức năng, các nhà khoa học đóng góp ý kiến về việc đưa các hiện vật trên vào đền Phù Đổng. Nếu các cơ quan chức năng và các nhà khoa học thấy cần thiết, các hiện vật trên sẽ đưa vào di tích.
Cũng theo ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội, đền Phù Đổng là di tích được xếp hạng, mới đây được công nhận di tích cấp Quốc gia đặc biệt. Do vậy, việc đưa đồ thờ tự vào di tích nhất thiết phải xin phép Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Đáng nói là hàng năm, UBND huyện Gia Lâm thường xuyên tổ chức tập huấn về Luật Di sản, có văn bản hướng dẫn về tiếp nhận, sử dụng đồ thờ tự, tiền công đức trong di tích nhưng sự việc trên vẫn xảy ra.
Đền Phù Đổng là nơi thờ Đức Thánh Gióng, nơi có lễ hội Gióng đã được ghi danh là di sản phi vật thể của nhân loại.
Theo Đinh Thị Thuận
Baotintuc.vn
Cải thiện môi trường du lịch nhằm thu hút khách
Ngày 27/6, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội khẳng định sẽ tích cực cải thiện môi trường du lịch nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến Thủ đô.
Theo ông Mai Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội, môi trường du lịch của thành phố thời gian qua có nhiều diễn biến phức tạp, tình trạng ép giá, tăng giá, nạn ăn xin, đeo bám, chèo kéo khách du lịch vẫn diễn ra. Tụ điểm gây nhức nhối nhất là phố cổ, khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, khu vực đường Thanh Niên, đường dạo ven hồ Tây.
"Sở đã triển khai nhiều hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử phạt, đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở lưu trú có dấu hiệu móc nối với taxi bắt chẹt khách du lịch, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố, giải quyết nhiều vụ việc khiếu kiện của khách du lịch như vụ xích lô dù ép giá khách du lịch, taxi dù đưa khách tới nơi không đúng điểm khách muốn tới", ông Dũng cho biết.
Cũng theo ông Dũng, những hoạt động tiêu cực ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Việt Nam chưa được giải quyết triệt để một phần do các văn bản pháp quy chưa quy định cụ thể về hành vi vi phạm, chế tài xử phạt, chế tài xử phạt các hành vi vi phạm chưa có tính răn đe cao, chưa có sự vào cuộc đồng bộ của các ngành các cấp trong việc giải quyết thực trạng trên...
Trong kế hoạch triển khai công tác 6 tháng cuối năm, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có kế hoạch thành lập Trung tâm hỗ trợ du khách tại 47 Hàng Dầu. Trung tâm sẽ giải quyết tất cả các khiếu nại mà khách du lịch phản ánh, thực hiện công tác tư vấn cho khách du lịch về việc chọn công ty đặt tour, lưu trú tại khách sạn... Bên cạnh việc nhận các khiếu nại trực tiếp từ khách du lịch, Trung tâm cũng sẽ thành lập đường dây nóng để nhận thông tin từ khách du lịch mọi thời điểm.
Ngoài ra, Sở cũng tiếp tục thực hiện công tác xúc tiến du lịch thông qua việc tham gia vào các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế từ nay đến cuối năm, tổ chức các đoàn khảo sát, đón các đoàn famtrip quốc tế, xây dựng một số đề án liên quan đến phát triển du lịch, quy hoạch du lịch tại một số trọng điểm du lịch...
Theo lãnh đạo Sở, từ đầu năm đến nay, lượng khách du lịch đến Hà Nội vẫn giữ đà tăng trưởng tốt, đạt 8,33 triệu lượt khách tăng 9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách quốc tế đạt 1,03 triệu lượt khách, tăng 15%. Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Mỹ, Pháp là những thị trường du lịch có mức tăng trưởng cao.
Phó Tổng Cục trưởng Nguyễn Mạnh Cường trao chứng nhận Hà Nội là một trong 25 điểm đến tại châu Á được du khách yêu thích nhất
Cũng tại hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đã trao chứng nhận Hà Nội là một trong 25 điểm đến tại châu Á được du khách yêu thích nhất (Hà Nội đứng thứ 14) do độc giả website du lịch lớn nhất thế giới TripAdvisor bình chọn cho Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội.
Theo VNE
Hà Nội kiến nghị thành lập lực lượng cảnh sát du lịch "Bất lực" trước tình trạng "chặt chém" du khách nước ngoài liên tục diễn ra trên địa bàn thành phố, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã kiến nghị đơn vị chức năng thành lập lực lượng cảnh sát du lịch ở những trung tâm lớn. Để bảo đảm an toàn cho du khách, thời gian qua, Sở Văn...