Hà Nội kiến nghị xử phạt chủ xe máy không đóng phí bảo trì
Trong khi HĐND Hà Nội ủng hộ quan điểm bỏ thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy thì UBND thành phố lại kiến nghị bổ sung các chế tài xử phạt đối với các trường hợp không đóng.
UBND thành phố Hà Nội vừa báo cáo HĐND về tình hình và kết quả thực hiện thu phí sử dụng đường bộ đối với môtô trong thời gian qua. Theo đó, thành phố thừa nhận, kết quả thu phí sử dụng đường bộ tính theo đầu phương tiện đối với xe môtô trong hai năm 2013, 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 đạt kết quả chưa cao.
Thành phố Hà Nội muốn bổ sung các chế tài xử phạt những trường hợp không đóng phí bảo trì đường bộ đối với xe máy. Ảnh: Giang Huy.
Cụ thể, số thu năm 2013 của thành phố chỉ đạt 14% so với dự kiến (55 tỷ/378 tỷ đồng). Mức thu năm 2014 còn thấp hơn khi chỉ đạt 36 ti đông (đạt 13,28% kế hoạch giao). Đặc biệt, 6 tháng đầu năm 2015, Hà Nội mới thu được gần 3 ti đông, do toàn bộ số thu của các huyện đều được để lại còn các quận đang bắt đầu triển khai công tác thống kê, thu phí.
Nguyên nhân quan trọng của việc thu phí bảo trì đường bộ đối với môtô không đạt chỉ tiêu được thành phố cho là do chưa có chê tai cu thê đôi vơi các trường hợp cố tình chây ỳ không đong phi. “Theo phản ánh của các quận, huyện, thị xã, nhiều người tham gia nộp phí thấy người không chấp hành không bị phạt nên lần sau rất khó thu”, thành phố Hà Nội phản ánh.
Video đang HOT
Từ thực tế trên, UBND thành phố Hà Nội đề nghị Chính phủ, các Bộ nghiên cứu ban hành mẫu tem dán vào phương tiện đã nộp phí bảo trì đường bộ để thuận lợi trong công tác quản lý. Bên cạnh đó, bổ sung các chế tài xử phạt đối với các trường hợp không đóng phí.
Trước đó, trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp thứ 13 HĐND thành phố sáng 6/7, Chủ tịch HĐND, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc cho hay, Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên thực hiện thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy và triển khai thu rất nghiêm túc. Tuy nhiên từ thực tế những bất cập trong quá trình thu, Chủ tịch HĐND Hà Nội nêu quan điểm: “Thẩm quyền cho thu như thế nào là của Chính phủ, còn mức thu thế nào thì là của HĐND thành phố. Nhưng nếu Chính phủ bỏ thu phí đường bộ với xe máy thì HĐND Hà Nội, cử tri Hà Nội rất ủng hộ”.
Từ ngày 21/7/2013, Hà Nội tiến hành thu phí bảo trì đường bộ với xe máy. Theo đó, mức phí với loại xe có dung tích xi lanh đến 100 cm3 là 50.000 đồng/năm; xe có dung tích xi lanh trên 100 cm3 là 100.000 đồng/năm.
Võ Hải
Theo VNE
Hà Nội "gom" được bao nhiêu tiền từ phí bảo trì đường bộ xe máy?
Hơn 2 năm kể từ khi quyết định thu phí bảo trì đường bộ xe máy có hiệu lực (2013), UBND TP Hà Nội đánh giá, kết quả thu được còn thấp. Hà Nội đề nghị Chính phủ và các Bộ nghiên cứu ban hành tem dán vào phương tiện để thuận lợi hơn trong quản lý.
Từ đầu năm 2013, Hà Nội quyết định mức thu phí sử dụng đường bộ với xe máy dưới 100cm3 là 50.000 đồng/xe/năm; xe trên 100cm3 là 100.000 đồng/xe/năm. Theo phân cấp quản lý sử dụng nguồn kinh phí được để lại ở các phường, thị trấn 10% và 20% cho các xã để trang trải chi phí tổ chức thu. Số còn lại nộp về thành phố để làm quỹ bảo trì đường bộ. Tính cả năm 2013, với lượng xe lên đến hàng triệu chiến, Hà Nội đã thu được 55 tỷ đồng.
Sang năm 2014, dù lượng xe máy tiếp tục tăng, cùng với đó Hà Nội còn ra hàng loạt văn bản thúc giục các quận, huyện, thị xã nghiêm túc thu phí sử dụng đường bộ, thế nhưng kết quả cho thấy số tiền thu được lại "rớt thê thảm" so với năm 2013. Theo đó, cả năm 2014, trên toàn địa bàn Hà Nội thu được 36 tỷ đồng (chỉ đạt hơn 13% kế hoạch được giao), giảm 19 tỷ đồng so với năm 2013. Do đạt mức thu thấp năm 2014, Chủ tịch 4 quận, huyện bị lãnh đạo TP Hà Nội kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Hà Nội đề xuất mẫu tem dám vào xe đã nộp phí bảo trì đường bộ
Bước sang năm 2015, UBND TP Hà Nội quyết định giao chỉ tiêu thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện cho từng quận, huyện. Hà Nội "áp" cho quận như Đống Đa hơn 20 tỷ đồng, Hai Bà Trưng gần 18 tỷ đồng, huyện Đông Anh gần 15 tỷ đồng, huyện Thanh Trì hơn 12 tỷ đồng... Dự tính, tổng số kinh phí bảo trì đường bộ thu được đối với xe mô tô trong năm 2015 khoảng hơn 286 tỷ đồng.
UBND TP Hà Nội vừa cho biết, trong 6 tháng đầu năm năm 2015, thu tư phi sư dung đương bô tinh trên đâu phương tiên đôi vơi xe máy đạt... gần 3 tỷ đông. Lý do hiện nay toàn bộ số thu của các huyện đều được để lại, còn các quận hiện mới đang bắt đầu triển khai công tác thống kê, thu phí.
Đề cập đến vấn đề quản lý, sử dụng quỹ trên, theo căn cứ quyết định đặt hàng của UBND TP Hà Nội, từ đó sẽ cấp kinh phí từ quỹ bảo trì đường bộ cho chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư thực hiện công tác duy tu, duy trì, quản lý, tổ chức giao thông trên địa bàn. UBND TP Hà Nội cho biết, số tiền lấy từ quỹ này cấp cho các đơn vị được đặt hàng trong năm 2013 và 2014 là 91 tỷ đồng.
Qua hơn 2 năm quyết định thu phí bảo trì đường bộ xe máy có hiệu lực (2013-2015), UBND TP Hà Nội đánh giá, kết quả thu được còn thấp so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân được chỉ rõ là công tac thu cua môt sô quân, huyên, thi xa chưa thưc sư tich cưc, chưa co giai phap triêt đê đê khăc phuc tinh trang thu đat ty lê thâp.
Hiện cũng chưa có chê tai cu thê đôi vơi các trường hợp cố tình chây ỳ không đong phi sư dung đương bô đôi vơi phương tiên la xe máy. Theo phản ánh của các quận, huyện, thị xã, nhiều người tham gia nộp phí thấy người không chấp hành không bị phạt nên lần sau rất khó thu.
Chính vì các lý do trên, UBND TP Hà Nội đề nghị Chính phủ, các Bộ nghiên cứu ban hành mẫu tem dán vào phương tiện xe máy với xe đã nộp phí sử dụng đường bộ để thuận lợi trong công tác quản lý. Ngoài ra, cần phải bổ sung các chế tài xử phạt đối với các trường hợp không đóng phí sử dụng đường bộ tính theo đầu phương tiện đối với xe mô tô.
Quang Phong
Theo Dantri
Chủ tịch Hà Nội: "Sẽ công khai xử lý trách nhiệm vụ chặt hạ cây xanh" "Thành phố đang chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm theo quy định. Kết quả kiểm điểm xử lý trách nhiệm sẽ được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng", ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói. Sáng ngày 8/7, Chủ tịch UBND TP Hà...