Hà Nội kích cầu du lịch bằng đường sắt
Sở Du lịch Hà Nội phối hợp Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (Haraco) và CLB Lữ hành UNESCO Hà Nội vừa tổ chức Lễ phát động Kích cầu du lịch bằng đường sắt.
Ảnh minh họa
Năm 2020 do dịch COVID-19 nên 5 tháng đầu năm 2020 sản lượng vận tải đường sắt của Công ty CP vận tải đường sắt Hà Nội chỉ đạt 32% so với năm 2019. Để khắc phục khó khăn, đồng thời khôi phục hoạt động du lịch nội địa trên toàn quốc, Công ty CP vận tải đường sắt Hà Nội hợp tác với CLB Lữ hành UNESCO Hà Nội và các doanh nghiệp du lịch xây dựng các tour du lịch trọn gói đi lại bằng tầu hỏa đến các điểm thăm quan du lịch như Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Vinh, Lào Cai… và các điểm du lịch có tuyến đường sắt đi qua.
Nhằm kích cầu du lịch, Haraco tổ chức chương trình ưu đãi giảm giá đến 25% cho khách mua vé tập thể từ 5 người trở lên. Đặc biệt với các công ty du lịch nên tiêu thụ trên 300 vé/tháng bên cạnh việc được giảm giá vé còn được hưởng mức chiết khẩu 3%. Để nâng cao chất lượng phục vụ, doanh nghiệp đưa vào hoạt động các toa xe chất lượng cao, thế hệ mới, bố trí toa xe cộng đồng sinh hoạt chung, phục vụ ăn uống trên tầu theo yêu cầu của khách với thực đơn đa dạng luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Tổ chức các đoàn tầu có hành trình riêng theo yêu cầu của du khách.
Lễ phát động kích cầu du lịch bằng đường sắt là hoạt động mới nhất trong chuỗi sự kiện nhằm phục hồi ngành du lịch của Thủ đô. Du lịch Hà Nội đã bắt đầu có tín hiệu khả quan khi đón 258 nghìn lượt khách trong nước trong tháng 5. Số khách quốc tế đạt khoảng 12 nghìn người, hầu hết là đối tượng khách công vụ, hoặc người nước ngoài đến Hà Nội chưa thể trở về vì dịch COVID-19.
Video đang HOT
Đối với mảng lữ hành, khách sạn, các doanh nghiệp trên địa bàn đã tung nhiều gói kích cầu thị trường trong nước, điển hình như: Công ty Du lịch Hanoi Redtour giảm giá từ 30 đến 35% các tua du lịch biển; Công ty Vietravel Hà Nội, Công ty Du lịch AZA Travel cũng đưa ra nhiều “gói” du lịch mới, mức giảm tối đa lên đến 50%… Nhiều khách sạn như: Mường Thanh Grand Hà Nội, Movenpick Hà Nội… cũng đưa ra các hoạt động khuyến mại hấp dẫn.
Đối với việc xây dựng, làm mới các sản phẩm du lịch, Hà Nội tiếp tục khai thác lợi thế của du lịch văn hóa, du lịch làng nghề, vận động các doanh nghiệp xây dựng các sản phẩm du lịch mới, nâng cấp sản phẩm cũ.
Thành phố cũng tập trung tổ chức nhiều lễ hội văn hóa từ nay đến cuối năm như: Lễ hội văn hóa dân gian đương đại tại không gian đi bộ xung quanh hồ Hoàn Kiếm; Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội, ba miền Bắc – Trung – Nam và quốc tế; Liên hoan du lịch làng nghề – phố nghề Hà Nội 2020…
TP.HCM vực dậy du lịch sau giãn cách vì dịch Covid-19
Theo Sở Du lịch TPHCM, các doanh nghiệp ngành du lịch tung ra 280.000 vé cho khoảng 260 chương trình tour, với mức giảm giá lên tới 70%.
Du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Tại TP.HCM, ngành du lịch đang hướng tới thu hút thị trường khách trong nước, cùng với xây dựng chính sách phù hợp để thúc đẩy hoạt động du lịch tăng trưởng trở lại.
Giảm giá sâu "kéo" khách trong nước
Theo Sở Du lịch TP.HCM, từ tháng 6 tới hết năm 2020, các doanh nghiệp ngành du lịch tung ra 280.000 vé cho khoảng 260 chương trình tour, với mức giảm giá lên tới 70%.
Để hưởng ứng chương trình "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam", kích cầu thị trường nội địa, có hơn 100 doanh nghiệp du lịch và điểm tham quan, mua sắm tại TP.HCM đã vào cuộc. Đây được xem là "cú hích" mạnh mẽ trong ngành du lịch để phục hồi nền kinh tế sau thời gian giãn cách xã hội vì dịch Covid-19.
Người dân TP.HCM trải nghiệm tour xe buýt 2 tầng tham quan các địa điểm nổi tiếng.
"Chỉ cần bỏ ra 99.000 đồng mua vé, du khách có thể lên tour tham quan TP.HCM bằng xe buýt hai tầng", đó là chia sẻ của ông Nguyễn Khoa Luân, Giám đốc Công ty TNHH Ảnh Việt Hop on - Hop off Việt Nam. Mức giá ban đầu của tour du lịch khám phá các di tích lịch sử, địa điểm nổi tiếng bằng xe buýt hai tầng là 330.000 đồng/vé người lớn. Bởi vậy, theo ông Luân, đây là thời điểm "vàng" để đi du lịch, người dân sẽ được hưởng những dịch vụ tốt nhất với mức giá rẻ nhất.
Việc giảm giá cần phải được thực hiện đồng bộ từ doanh nghiệp lữ hành đến các điểm tham quan, di tích mới tạo sự liền mạch, không gây trở ngại cho trải nghiệm của du khách.
Ông Luân cho biết hiện đang làm việc với các điểm đến để có những gói giảm giá phù hợp:"Chúng tôi đang làm việc với các điểm di tích để giảm giá cho học sinh, chỉ 10.000 đến 20.000 đồng thôi. Mức giá này hoàn toàn phù hợp với lứa tuổi học sinh - sinh viên có thể đáp ứng dễ dàng"
Liên kết vùng để tăng tính hỗ trợ
Điều quan trọng sau khi thu hút được khách nội địa bằng các chương trình ưu đãi, là tạo ra được những tour tuyến liên kết với các tỉnh thành trong vùng Nam bộ.
Ông Lê Quang Tùng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho rằng: TP.HCM là địa phương có vai trò quan trọng đối với ngành du lịch, là một trong những trung tâm trung chuyển làm đầu mối tiếp nhận khách quốc tế và nội địa. Sự phục hồi du lịch của TP.HCM sẽ có tác động lan tỏa, thúc đẩy du lịch của các địa phương lân cận.
"Đây là một sự liên kết rất quan trọng, không chỉ thúc đẩy phát triển du lịch ở TP.HCM mà thành phố sẽ là nơi cung cấp lượng khách rất lớn để đi đến các địa phương khác trong cả nước" - ông Lê Quang Tùng cho biết.
Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết: Thành phố sẽ phối hợp với 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và 5 tỉnh miền Đông Nam bộ xây dựng những tour sản phẩm du lịch mới, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, kết nối, mời gọi đầu tư để tạo ra những tuyến du lịch phù hợp với sự phát triển chung giữa TP.HCM với các địa phương khác.
Ông Tuyến khẳng định TP.HCM sẽ xúc tiến việc kết hợp với các địa phương trên cơ sở nguồn lực hiện có của thành phố: "Điều quan trọng nhất là vai trò của 1.300 doanh nghiệp du lịch của TP.HCM sẽ đến các tỉnh để tạo ra những hợp tác cụ thể, với những sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn và hai bên cùng có lợi".
Để tận dụng cơ hội "vàng" từ chương trình kích cầu du lịch, các doanh nghiệp nên chú trọng đảm bảo giảm giá nhưng không giảm chất lượng. Có như thế mới thu hút được nguồn khách ngay tại thị trường trong nước đến với TP.HCM, từ đó hỗ trợ các địa phương khác cùng hưởng lợi./.
Kích cầu du lịch nội địa: Cách nào để du khách 'rút hầu bao'? Từ ngày 1/6 đến ngày 31/12 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phát động Chương trình 'Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam'để khởi động chiến dịch với mong muốn ngành du lịch sẽ phục hồi nhanh chóng và tìm lại sự tăng trưởng hậu đại dịch sau khi thế giới mở cửa trở lại. Ngày mới ở Vân...