Hà Nội khuyến khích hỏa táng
UBND TP Hà Nội vừa quy định chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng trên địa bàn.
Cụ thể, từ ngày 1-1-2013, khi thực hiện hỏa táng tại các cơ sở của Hà Nội, người dân (có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội) sẽ được hưởng mức hỗ trợ chi phí hỏa táng 3 triệu đồng/trường hợp, đối với người lớn và 1,5 triệu đồng/trường hợp, đối với trẻ em dưới 6 tuổi. Ngoài ra, TP cũng hỗ trợ chi phí vận chuyển 500.000 đồng/trường hợp, đối với khu vực nội thành và 1 triệu đồng/trường hợp, đối với khu vực ngoại thành. Quy định mới thực hiện trong 3 năm từ 2013-2015.
TP hiện có 6 nghĩa trang tập trung (Yên Kỳ, Vĩnh Hằng, Thanh Tước, Mai Dịch, Văn Điển và Sài Đồng) với tổng diện tích 104ha. Các nghĩa trang này được xây dựng đã lâu và đều trong tình trạng quá tải (riêng nghĩa trang Văn Điển đã dừng tiếp nhận hung táng từ 15-7-2010).
Theo ANTD
Rùng mình cảnh người sống ở cùng người chết giữa Thủ đô
Có một khu nghĩa địa nằm trong lòng dân cư giữa Thủ đô Hà Nội, hàng ngày người sống vẫn sinh hoạt, ăn uống bên cạnh những nấm mộ nghi ngút khói hương.
Nghĩa địa nằm trong lòng khu dân cư
Video đang HOT
Gần 20 năm nay, có một khu dân cư nằm bên cạnh nghĩa địa, đồng nghĩa với việc từng ấy năm, người dân vẫn vô tư sống bên cạnh "người chết". Đó là tổ dân cư 46, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Nhiều nhà cứ 19h hàng ngày là đóng cửa kín "nội bất xuất, ngoại bất nhập", nếu có việc phải ra ngoài đường thì cả vợ chồng con cái... dẫn nhau đi cùng.
Mở cửa là thấy... nghĩa trang
Dọc đường bờ sông Quan Hoa, hỏi bất kỳ người dân nào về khu dân cư nằm xen lẫn nghĩa địa, người tìm sẽ được chỉ vào tổ dân cư 46. Đó là một con ngõ nhỏ chỉ vừa cho một chiếc xe máy đi qua, vào sâu khoảng 100m là khu nghĩa địa rộng chừng 300m2 với khoảng 200 ngôi mộ lớn, nhỏ đủ kiểu. Khu nghĩa địa ấy được bao trọn bởi nhà dân xung quanh, vì thế đây là con đường độc đạo mà bất cứ ai đi qua cũng rợn người.
Theo tìm hiểu của PV Người Đưa Tin, khu nghĩa địa trước đây là một khu đất trống với một bên là đồng ruộng hoang vu và khu dân cư ở cách xa 1km. Tuy nhiên, hơn 10 năm trở lại đây, do quá trình đô thị hóa ở Hà Nội mạnh nên làng đã trở thành phố thị và người dân đã ở sát dần nghĩa trang. Có đoạn, khoảng cách từ nhà dân đến mộ chỉ 40cm, tất cả nhà trong khu dân cư không có tường ngăn cách, không cổng ra vào và đều quay mặt ra nghĩa trang.
Anh Trần Văn K. (tổ 46 phường Quan Hoa) cho biết: "Gia đình tôi ở đây đã 10 năm. Hồi đó, hai vợ chồng mới lấy nhau không có tiền nhiều nên mua đất ở đây, định bụng khi nào khấm khá sẽ chuyển đi nơi khác. Nhưng nay, hai con đã lớn mà chưa chuyển được. Hàng ngày, cứ mở cửa ra là thấy... nghĩa trang. Ngày thường thì đỡ, chứ ngày rằm, tết, hay dịp thanh minh là khói hương nghi ngút cả ngày, bay hết vào trong nhà, có khi không ăn được cơm...".
Anh K. cho biết thêm, nhiều gia đình mua nhà ở đây được 2 - 3 tháng đã chuyển đi mặc dù giá đất ở Hà Nội lúc đó lên cao, họ vẫn bán giá rẻ. Hoặc có người đã xây nhà để ở nhưng chuyển đi chỗ khác thuê nhà, để lại nhà cũ cho sinh viên hoặc người lao động thuê, vì nhà có trẻ con, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Con đường vào "xóm nghĩa địa" buổi tối ít người qua lại, nhất là những đêm cuối năm, đom đóm bay lập lòe từ đầu ngõ, khiến người yếu bóng vía không dám đi qua.
Lê Bích An (sinh viên trường ĐH Giao thông Vận tải) cho biết: "Em mới chuyển về đây được một tháng, nhưng vẫn còn cảm giác sợ khi mỗi lần đi về trong con ngõ này. Em thuê trọ với hai bạn cùng quê, vì phòng ở đây rẻ, lại gần trường. Ban ngày không sao, tối đến phải có người ở phòng em mới dám về. Có hôm, hai bạn về quê, em phải sang khu Dịch Vọng ngủ nhờ nhà bạn. Bọn em đang ráo riết tìm phòng để chuyển, sống trong sợ hãi như thế này, em không học được...".
Gần 200 ngôi mộ ở đây đều là của người dân làng Quan Hoa. Nhiều ngôi mộ dòng họ được xây sửa rất đẹp và chắn chắn. Theo quan sát của PV, những ngày nắng ráo, nhiều hộ dân sống gần khu dân cư còn mang cả chiếu, chăn đem phơi ở những ngôi mộ được xây cao, có mái vòm... Cứ đến bữa cơm hay giờ nấu ăn, nhiều người còn mang rau, thịt, cá ra trước cửa nhà làm - nơi cách những ngôi mộ ấy chỉ vài bước chân, khiến nhiều người phát hoảng. Thế nhưng, từ nhiều năm nay, dân cư của "xóm nghĩa trang" ấy vẫn sống vô tư cùng những người đã khuất.
Bác Trần Kim H. (50 tuổi, tổ 46 phường Quan Hoa) cho biết: "Bao nhiêu năm nay, chúng tôi sống như thế có sao đâu, bất đắc dĩ mới có cảnh người sống ở cùng "người chết" thế này. Chúng tôi cũng mong chính quyền có chính sách di dời các ngôi mộ để người dân an tâm sinh sống, mà người đã khuất cũng được yên nghỉ".
Mùa... nghi ngút khói hương
Cuối năm là thời điểm mà "khu dân cư nghĩa địa" bị làm phiền nhiều nhất, bởi đây là tháng giáp tết, người dân thường sửa sang mộ phần của gia đình mình và thắp hương cho người đã khuất. Nhiều người dân cho biết, vì sống cạnh khu nghĩa trang nên vào cuối năm, cả tuần trong nhà đều có mùi hương, khói. Dân quanh nghĩa trang thường hay đùa rằng, đây là mùa... nghi ngút khói hương.
Nhiều gia đình sống sát nghĩa trang, nếu có trẻ nhỏ thường phải đưa đi "sơ tán" để tránh các bệnh về hô hấp, hết mùa hương khói mới cho con về. Hay có chàng trai đưa bạn gái về ra mắt, nhìn thấy khu nghĩa trang ngay cạnh nhà, cô gái hoảng sợ ra "yêu sách" sau khi cưới nhau về anh chàng kia phải ở rể...
Khu nghĩa địa này không mở rộng thêm nên nhà dân vì thế mà "co cụm" lại, nhà lại gần mộ hơn. Khi thấy chúng tôi lo ngại về việc sống quá gần nghĩa trang, sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước, môi trường, chị L, nhà ngay sát nghĩa trang phân bua: "Gia đình tôi sống ở đây từ năm 1960, hồi ấy khu này đã có nước máy dùng!? Dân khu này tuyệt đối không dùng giếng khoan mà chỉ dùng nước sạch từ đường ống nên không thể nói là ô nhiễm được. Thế nhưng, chúng tôi cũng mong các cơ quan chức năng có giải pháp tích cực để dân ở "khu nghĩa trang" được sống trong môi trường trong lành".
Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Chỉ (tổ phó tổ 46, phường Quan Hoa) cho biết: "Khu nghĩa trang này đã tồn tại hơn 20 năm. Toàn bộ mộ trong khu nghĩa trang đều là mộ đã cải táng. Trước kia, khu mộ này nằm ở phía đường Nguyễn Khánh Toàn có tên là Vườn Chè, khi thành phố có chủ trương di dời dân cư thì chúng tôi được chuyển sang đây, do đó, di chuyển cả nhà, cả mộ.
Từ đó đến nay vẫn chưa có sự thay đổi hay di chuyển mộ. Trong các buổi họp của khu dân cư, cũng không thấy cấp trên có ý kiến gì về chuyện di dời mồ mả. Năm năm trở lại đây, nhà cửa san sát với mộ nên nhiều người dân cũng mong mỏi chính quyền địa phương có biện pháp để người dân trong khu dân cư ổn định cuộc sống".
Mặc dù quy chuẩn về quy hoạch đã nêu rõ, khoảng cách từ nghĩa trang đến khu dân cư gần nhất tối thiểu là 1,5km nhưng trên thực thế ở phường Quan Hoa, quy chuẩn này đã bị "bỏ quên" khi mà thế giới của người sống và người đã khuất gần như không có sự tách bạch. Người ta vẫn sống, vẫn sinh hoạt ngay cạnh những ngôi mộ hàng ngày nghi ngút khói. Và những đứa trẻ lớn lên ở khu nghĩa địa này chưa có một môi trường trong lành đúng nghĩa để phát triển.
Nhiều người không tin rằng, giữa lòng Hà Nội lại tồn tại khu dân cư như thế. Nhiều nhà gần khu nghĩa trang được rao bán cả năm mà không có người mua, bởi người ta vào xem nhà, nhìn thấy khu nghĩa địa nằm "lù lù" sát khu dân cư là lắc đầu đi ra, khiến cho người bán nhà cũng nhiều phen khốn khổ...
Bác sĩ Trần Việt Tuấn (trung tâm Phát triển Y tế cộng đồng) cho biết: "Việc nghĩa trang nằm trong khu dân cư sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, có thể gây bệnh, nhất là bệnh về hô hấp của trẻ nhỏ và người già. Ở các khu đô thị hiện đại, nghĩa trang sẽ được quy hoạch cách xa nơi dân ở để đảm bảo sức khỏe y tế cộng đồng. Dù khu dân cư đó có dùng nước máy thì đất ở vẫn bị ô nhiễm, nhất là tất cả nhà ở đều hướng mặt ra nghĩa trang. Tâm lý "ở cạnh người chết" cũng làm nhiều người dân lo sợ, không an tâm. Mong rằng chính quyền địa phương sẽ có những biện pháp quyết liệt để cộng đồng được sống trong môi trường trong lành".
Phường có ba nghĩa trang trong khu dân cư
Ông Đinh Trọng (Phó Chủ tịch UBND phường Quan Hoa) cho biết: "Từ 10 năm nay, dân cư trong phường đông lên, nên đã xảy ra hiện tượng nghĩa địa bị bao bởi khu dân cư. Hiện, trên địa bàn phường còn tồn tại ba nghĩa trang nằm trong khu dân cư ở các tổ 36 và 46. Nhiều khu nghĩa trang chỉ cách nhà dân có vài bước chân, ảnh hưởng đến đời sống dân cư và môi trường xung quanh. Thành phố chưa có dự án nào liên quan đến việc di chuyển các nghĩa trang này. Mặc dù việc tồn tại của nghĩa trang xen lẫn với khu vực sinh sống của người dân sẽ phát sinh nhiều phức tạp, gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng tới vấn đề vệ sinh môi trường nhưng do chưa có kế hoạch từ cấp trên, quỹ đất không còn, kinh phí hạn hẹp nên lãnh đạo phường không thể giải quyết được. Chúng tôi mong muốn các cấp trên như UBND TP.Hà Nội hay UBND quận Cầu Giấy sớm có quy hoạch để di dời các khu nghĩa trang trong khu dân cư".
Theo xahoi
Sẽ cưỡng chế thu hồi đất tại phường Mai Dịch Chiều 22-1, UBND phường Mai Dịch (quận Cầu Giấy) cho biết, UBND quận Cầu Giấy sẽ tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với một số hộ dân tại phường Mai Dịch vào ngày 25-1, để thực hiện dự án Khu đô thị Thành phố giao lưu (phần diện tích hành lang bảo vệ an ninh xung quanh trụ sở Bộ Công...