Hà Nội: Không để lọt cá nhân gây lây nhiễm ảnh hưởng hoạt động cả Bệnh viện
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Y tế có quy định chặt chẽ về tiếp nhận bệnh nhân, không để lọt bất cứ một cá nhân nào gây lây nhiễm làm ảnh hưởng đến các hoạt động của toàn bộ bệnh viện.
Không để lọt cá nhân gây lây nhiễm
Tại Chỉ thị 05 /CT-UBND về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị Sở Y tế Hà Nội phối hợp với Công an Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phải thần tốc, cương quyết, dồn mọi nguồn lực bằng mọi giải pháp xử lý triệt để “ổ dịch” tại Bệnh viện Bạch Mai; tranh thủ từng giờ, từng phút để áp dụng các biện pháp cách ly tại nhà đối với tất cả trường hợp có nguy cơ, tiếp xúc với người bệnh, học sinh từng đến học tập, thực tập và có giao dịch như thăm thân, người bệnh nội trú, chăm sóc người nhà điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, lập tức cách ly y tế tại nhà.
Việc xét nghiệm nhanh đang được triển khai xung quanh Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Tô Thế
Trong quá trình cách ly không tiếp xúc với người nhà, đeo khẩu trang, mở cửa phòng cho thoáng đồng thời khẩn trương tự khai báo y tế và liên hệ ngay với các cơ sở y tế tại phường, quận nơi cư trú để được lấy mẫu xét nghiệm. Phối hợp với Công an Thành phố lập danh sách các trường hợp liên quan hoạt động của Công ty Trường Sinh và các công ty có cung cấp tất cả các dịch vụ khác cho Bệnh viện Bạch Mai.
Chú ý đến các nhân viên đã đi đến làm việc, giao dịch với Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 10.3.2020 đến 28.3.2020 có nguy cơ lây nhiễm để theo dõi y tế, giám sát, cách ly, xử lý nhanh triệt để các nguồn lây dịch bệnh.
Video đang HOT
Tổ chức các trạm di động để xét nghiệm nhanh cho người dân đã từng đến thăm người nhà hoặc điều trị, đặc biệt người dân có tiếp xúc các trường hợp có liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai hoặc có yếu tố đi từ các nước vùng dịch về Thành phố từ ngày 10.3.2020 đến 28.3.2020 phải tự cách ly và thông báo để lấy mẫu xét nghiệm.
Tổ chức các Trạm xét nghiệm nhanh tại một số cửa ngõ chính ra vào Thành phố.
Chỉ đạo các bệnh viện thực hiện các quy trình và quản lý chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện; kiểm soát chặt chẽ, yêu cầu kê khai y tế bắt buộc đối với bệnh nhân, người nhà, người chăm sóc bệnh nhân; mỗi bệnh nhân chỉ được một người chăm sóc; dừng việc thăm bệnh nhân tại các cơ sở y tế. Có quy định chặt chẽ về tiếp nhận bệnh nhân, không để lọt bất cứ một cá nhân nào gây lây nhiễm làm ảnh hưởng đến các hoạt động của toàn bộ bệnh viện.
Rà soát toàn bộ khoa/tổ Dinh dưỡng tại các Bệnh viện phải đảm bảo nhân lực, nguồn gốc thực phẩm, hàng hóa theo đúng quy định về An toàn vệ sinh thực phẩm và chế độ dinh dưỡng cũng như tiêu chuẩn về sức khỏe và trình độ của các điều dưỡng viên của các khoa dinh dưỡng đúng theo quy định của Bộ Y tế.
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo rà soát toàn bộ khoa/tổ Dinh dưỡng tại các Bệnh viện. Ảnh: Sơn Tùng
Phun khử khuẩn khi cần thiết
Chủ tịch Hà Nội giao Công an Thành phố chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải, thành lập các chốt kiểm soát để giám sát việc chấp hành của mọi người theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và phối hợp với Sở Y tế tổ chức một số chốt xét nghiệm nhanh tại một số cửa ngõ chính ra vào trên địa bàn Thành phố.
Chủ trì và chỉ đạo Công an quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn triển khai các giải pháp kiểm tra việc thực hiện cách ly xã hội theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Phối hợp với ngành Y tế thực hiện các giải pháp triệt để xử lý các ổ dịch trên địa bàn; kiểm soát người dân thực hiện việc cách ly theo quy định.
Tăng cường chỉ đạo việc đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm trên địa bàn Thành phố; thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các trạm giam do Công an quản lý. Tăng cường công tác kiểm tra, công tác PCCC của các tòa nhà chung cư, đảm bảo quân số thực hiện công tác PCCC trực 100% quân số, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống đột xuất xảy ra.
Bộ Tư lệnh Thủ đô phối hợp với lực lượng y tế tiếp tục quản lý các khu cách ly tập trung trên địa bàn, tách bạch các trường hợp mới cách ly và đang cách ly, thực hiện giãn mật độ cách ly phù hợp, không để lây chéo dịch bệnh trong khu cách ly tập trung. Tham mưu với Thành phố đề xuất với Bộ Quốc phòng cử Binh chủng hóa học phun khử khuẩn khi cần thiết.
NGUYỄN HÀ
Bác bảo vệ nhặt túi xách chứa 100 triệu: "Ai cũng làm thế thôi"
Nói về hành động tìm chủ nhân trao trả lại túi xách bên trong chứa 100 triệu đồng cùng tài sản có giá trị, bác bảo vệ ở tỉnh Bình Định cho rằng, trả lại tài sản cho người đánh mất là việc nên làm.
Ngày 17/2, tin từ Công an tỉnh Bình Định cho hay, Chi nhánh Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Tây Bình Tây Sơn tại TP.Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã tổ chức biểu dương, khen thưởng cho tổ bảo vệ và cá nhân ông Trương Lê Dũng -Tổ trưởng bảo vệ vì đã có nghĩa cử cao đẹp, trả lại tài sản cho người đánh mất.
Theo thông tin ban đầu vụ việc, ngày 10/2 trong lúc làm nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ ở khu vực tầng 1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định - Phần mở rộng, ông Trương Lê Dũng phát hiện một túi xách không chủ. Khi kiểm tra bên trong, có số tiền lớn và nữ trang, ông Dũng mang đến phòng chăm sóc khách hàng của bệnh viện giao cho cán bộ trực và đề nghị thông báo rộng rãi cho mọi người, ai mất đến nhận.
Sau khi đánh rơi tài sản, bà Huỳnh Thị Xuân (trú xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh) đã đến báo sự việc mất túi xách. Kiểm tra, đối chứng thông tin của bà Xuân, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định xác định bà Xuân là chủ sở hữu của chiếc túi xách cùng số tài sản (gồm 100 triệu đồng tiền mặt và chiếc vòng vàng trị giá 5 triệu đồng) nên mời bà nhận lại.
Bảo vệ Trương Lê Dũng trao trả tài sản cho người đánh mất.
"Ai ở vào tình huống của tôi cũng sẽ làm thế thôi, tài sản người ta mang đi để chữa bệnh, có khi liên quan đến sức khỏe, tính mạng. Mình không giúp gì được cho họ thì thôi, ai lại đi làm chuyện thất đức bao giờ", ông Dũng chia sẻ.
Trong quá trình công tác, ông Trương Lê Dũng được đánh giá là người luôn ứng xử giao tiếp lịch sự, thường xuyên giúp đỡ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân trong lúc đau ốm, cấp cứu nên được nhiều người mến phục. Mặc dù hoàn cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, tuy nhiên không vì thế mà ông Dũng cùng những đồng nghiệp nảy sinh lòng tham khi tình cờ nhặt được một số tiền vàng khá lớn.
Theo bà Huỳnh Thị Xuân, sau khi phát hiện mình để quên chiếc túi xách, tinh thần bà rất hoảng loạn vì bên trong chứa nhiều tài sản mang theo để đóng viện phí, chăm sóc con gái mới sinh. Hốt hoảng đi tìm, khi đến báo cáo sự việc với bệnh viện thì được các nhân viên ở đây cho biết, có bác bảo vệ vừa mang đến 1 chiếc túi xách tìm người đánh mất.
"Kiểm tra đối chiếu tôi thấy tiền vàng còn đủ cả, tôi cảm ơn các anh bảo vệ, cảm ơn bệnh viện nhiều lắm", bà Xuân nghẹn ngào nói.
Theo danviet.vn
Xúc động bác sĩ lo bữa ăn cho cả bệnh nhân và người đi nuôi bệnh Tại 14 bệnh viện ở Đắk Lắk, không chỉ bệnh nhân nghèo mà cả người đi nuôi bệnh cũng được phát những tấm phiếu kỳ diệu để nhận các bữa ăn hàng ngày. Đây là Chương trình Dĩa cơm trên tường Buôn Ma Thuột do các y, bác sĩ phối hợp với các mạnh thường quân thực hiện. Điều dưỡng viên Bệnh viện...