Hà Nội: Khởi tố hiệu trưởng cùng đồng phạm lừa bán hàng trăm chứng chỉ
Ngày 10/5, cơ quan cảnh sát điều tra Công An TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Vũ Tiến Hiệp (SN 1966), Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề kỹ thuật và nghiệp vụ xây dựng Hà Nội; Lê Thị Nhạn (SN 1976), cán bộ của trường về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Hiệu trưởng cùng các bị can bị bắt giữ vì lừa bán hàng trăm chứng chỉ giả.
Hai đối tượng khác cùng là vợ chồng bị khởi tố điều tra về tội “Giả mạo trong công tác”, là Mai Hiển Quế (SN 1988) và Phạm Thị Phương Thanh (SN 1990, cùng ở TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam).
Tài liệu điều tra xác định, trung tuần tháng 7/2017, cơ quan Công an phát hiện 2 người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giao dịch qua mạng Internet đặt mua của vợ chồng Quế 1 chứng chỉ sơ cấp nghề của trường Trung cấp nghề kỹ thuật và nghiệp vụ xây dựng Hà Nội với giá 1,2 triệu đồng. Sau đó người mua đã nhận được chứng chỉ thông qua dịch vụ bưu điện. Tiến hành điều tra, cơ quan Công an phát hiện dấu hiệu sai phạm của một số cán bộ trường Trung cấp nghề kỹ thuật và nghiệp vụ xây dựng Hà Nội.
Tháng 12/2009, ông Vũ Tiến Hiệp được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề kỹ thuật và nghiệp vụ xây dựng Hà Nội; tháng 1/2015 được bổ nhiệm lại giữ chức vụ Hiệu trưởng thời hạn 5 năm.
Mặc dù Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề của nhà trường đã hết hạn kể từ giữa tháng 1/2010 nhưng từ giữa năm 2011, ông Hiệp đã chỉ đạo Phòng đào tạo tìm các đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu làm chứng chỉ sơ cấp nghề cho công nhân viên để ông Hiệp ký hợp đồng đào tạo, cấp chứng chỉ với các đơn vị.
Tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp mà việc đào tạo và thi có thể được tiến hành tại nhà xưởng nơi làm việc của doanh nghiệp trong thời gian từ 1 đến 10 ngày, hoặc có trường hợp… không cần qua đào tạo và thi vẫn được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Video đang HOT
Số tiền bán chứng chỉ thu về được nhập quỹ trường dưới hình thức lệ phí ôn tập, kiểm tra, cấp chứng chỉ… và chi cho các hoạt động của nhà trường.
Mỗi chứng chỉ vợ chồng Quế bán ra từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng, chuyển cho Nhạn 500.000 đồng. Sau khi Nhạn làm xong chứng chỉ, vợ chồng Quế nhận rồi gửi cho người mua thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh.
Ngoài chứng chỉ sơ cấp nghề, các đối tượng còn bán Chứng nhận nâng bậc thợ với giá 50.000 đồng/chiếc. Tiền bán chứng chỉ, chứng nhận, Hiệp và Nhạn khai để sử dụng để trả lương, thưởng cho nhân viên và các hoạt động khác của trường.
Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã có căn cứ xác định bị can Vũ Tiến Hiệp cùng các nhân viên cấp dưới đã ký hợp đồng đào tạo và cấp chứng chỉ với hình thức nêu trên với khoảng 53 đơn vị, doanh nghiệp có trụ sở tại 14 tỉnh, thành phố; cấp chứng chỉ cho 780 người.
Cơ quan Công an đã xác minh 27 doanh nghiệp ký hợp đồng đào tạo với trường Trung cấp nghề kỹ thuật và nghiệp vụ xây dựng Hà Nội với tổng số tiền giao dịch theo hợp đồng là trên 1 tỷ đồng, xác định trong đó có 5 doanh nghiệp ký hợp đồng nhưng thực tế công nhân không được đào tạo, kiểm tra sát hạch nhưng vẫn được cấp chứng chỉ.
Quá trình khám xét nơi ở, nơi làm việc của các đối tượng, cơ quan Công an đã thu giữ hàng nghìn chứng chỉ và giấy chứng nhận, chứng minh nhân dân, trong đó có 787 chứng chỉ sơ cấp nghề và 480 giấy chứng nhận nâng bậc thợ (đã có chữ ký và con dấu đỏ của trường Trung cấp nghề kỹ thuật và nghiệp vụ xây dựng Hà Nội) với đầy đủ thông tin người được cấp ở 50 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Hiện vụ án đang được cơ quan điều tra làm rõ.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Hà Nội: Cán bộ ngân hàng lừa đảo tiền tỷ để chơi Vietlott
Vũ Quang Thịnh khai nhận, số tiền 950 triệu đồng chiếm đoạt của ông Việt, Thịnh dùng để chơi xổ số Vietlott với mơ ước có ngày sẽ được đeo mặt nạ nhận giải.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Hà Nội vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Vũ Quang Thịnh (56 tuổi, nguyên cán bộ một ngân hàng) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Đối tượng Vũ Quang Thịnh.
Tài liệu điều tra ban đầu cho thấy, tháng 12/2015, Vũ Quang Thịnh là nhân viên Phòng Quản lý rủi ro của một ngân hàng TMCP. Do cần tiền chi tiêu, Thịnh đã tìm cách lừa đảo chiếm đoạt tiền của ông Việt (tên nạn nhân đã được thay đổi), giám đốc một công ty xây dựng.
Thịnh tự giới thiệu có em trai làm Phó ban quản lý dự án xây dựng Khu công nghệ cao Hòa Lạc - Hà Nội, có thể tác động để công ty của ông Việt được tham gia thi công xây dựng một số hạng mục trong dự án. Tin lời, tháng 12/2015, ông Việt đã đưa 500 triệu đồng cho Thịnh để lo "chạy" dự án. Thịnh bảo ông Việt chuẩn bị hồ sơ năng lực của công ty rồi sẽ đưa đến nhà em trai đặt vấn đề xin thi công dự án.
Tiếp đó, Thịnh đưa ông Việt đến khu đô thị Bắc Hà (phường Mỗ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội), dặn ông Việt chờ ở dưới chung cư để Thịnh lên nhà trao đổi trước với em trai. Khoảng 1 tiếng sau, Thịnh quay lại, thông báo hồ sơ năng lực của công ty ông Việt đã được nhận. Thực tế, Thịnh vào chung cư, đi lòng vòng một lúc để che mắt ông Việt. Hồ sơ của công ty ông Việt được Thịnh giấu trong áo khoác.
Thời gian sau đó, không thấy công ty được giao thi công xây dựng công trình, ông Việt hỏi thì Thịnh trả lời phía ban quản lý dự án vẫn đang xét hồ sơ.
Tháng 10/2016, Thịnh nói ông Việt đưa thêm tổng cộng 350 triệu đồng với lý do Trưởng ban quản lý dự án sắp nghỉ hưu nên cần thêm chi phí. Những lần đưa nhận tiền, Thịnh đều viết giấy biên nhận nên ông Việt càng thêm tin tưởng.
Cuối tháng 11/2016, sau nhiều lần bị ông Việt thúc giục, Vũ Quang Thịnh tự soạn thảo một văn bản giả mạo có nội dung Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã đồng ý về mặt chủ trương sẽ giao cho công ty của ông Việt thi công 2 công trình gồm: Xây dựng hạ tầng liên khu trường Đại học Quốc gia có giá trị từ 60 đến 75 tỷ đồng và xây dựng đường hạ tầng khu công nghệ Việt - Japan trị giá từ 165 đến 180 tỷ đồng.
Khi đưa văn bản giả trên, Thịnh yêu cầu ông Việt đưa thêm 100 triệu đồng. Thấy Thịnh giúp được công ty nhận được 2 công trình lớn nên ông Việt không ngần ngại chuyển tiền. Tổng cộng, ông Việt đã đưa cho Vũ Quang Thịnh 950 triệu đồng để "chạy" dự án.
Tuy nhiên, đợi mãi mà không thấy phía Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc liên hệ, thông báo việc triển khai xây dựng công trình, ông Việt tìm hiểu thì phát hiện 2 công trình trên không có thật. Tìm gặp Vũ Quang Thịnh để đòi tiền, ông Việt mới biết Thịnh đang nợ đầm đìa, không có nhà ở. Sau nhiều lần đòi tiền, ngày 11/8/2017, ông Việt mới được Thịnh trả 50 triệu đồng. Ông Việt sau đó đã làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo của Vũ Quang Thịnh tới cơ quan điều tra.
Tại cơ quan công an, Vũ Quang Thịnh khai nhận, do sa vào cờ bạc nên dẫn đến nợ nần, Thịnh đã phải bán nhà để trả nợ. Trong lúc túng quẫn, Thịnh đã nghĩ ra kế hoạch "chạy" dự án để lừa ông Việt. Thực tế, em trai của Thịnh không liên quan và không biết gì về việc làm của Thịnh.
Số tiền 950 triệu đồng lừa đảo của ông Việt, Thịnh khai dùng để chơi xổ số Vietlott. Do ham trúng giải đặc biệt nên Thịnh thường chơi dạng "bao số", mỗi lần chơi hết hàng chục triệu đến cả trăm triệu đồng. Có lần, Thịnh trúng khoảng 40 triệu đồng. Cùng đợt trúng thưởng này, có người ở Hà Nội đã trúng giải độc đắc nên Thịnh càng ham, dồn hết tiền để chơi với mơ ước có ngày sẽ được đeo mặt nạ nhận giải.
Cuối năm 2017, Vũ Quang Thịnh đã xin nghỉ hưu. Sau khi CQĐT ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Vũ Quang Thịnh đã khắc phục, trả cho ông Việt 500 triệu đồng.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Vờ quen lãnh đạo để xin việc, "nữ quái" chiếm đoạt của người dân 5 tỷ đồng Ngày 5/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Oanh (30 tuổi, trú tại tổ 9, phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo điều tra...