Hà Nội khởi công xây cầu vượt nút giao Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch
Cầu vượt với kết cấu thép lắp ghép, trực thông dạng chữ C được xây hướng từ phố Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch (Đống Đa, Hà Nội) dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 6/2022.
Ngày 10/11, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã tiến hành khoan mũi cọc nhồi tại công trình xây dựng cầu vượt tại nút giao Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch.
Về tiến độ thi công, ở giai đoạn một sẽ thực hiện thi công phần cầu phía đường Phạm Ngọc Thạch và xén hè mở rộng đường Chùa Bộc. Dự kiến đến ngày 31/12 sẽ hoàn thành giai đoạn này.
Ở giai đoạn hai sẽ thi công phần cầu phía đường Chùa Bộc và lao lắp dầm thép phía Phạm Ngọc Thạch. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào tháng 6/2022.
Phối cảnh cầu vượt tại nút giao Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch (Ảnh: Ban QLDA cung cấp).
Để phục vụ quá trình thi công, khoảng 250 m ở phố Phạm Ngọc Thạch được rào chắn, bề rộng rào chắn là 10 m. Sau đó, đơn vị thi công sẽ tiếp tục rào chắn, thi công công trình ở phố Chùa Bộc.
Theo thiết kế, cầu vượt kết cấu thép lắp ghép, trực thông dạng chữ C theo hướng từ Chùa Bộc đến Phạm Ngọc Thạch. Cây cầu được tổ chức giao thông hai chiều cho hai làn xe hỗn hợp cho ô tô và xe máy.
Hướng dọc đường Tôn Thất Tùng – Phạm Ngọc Thạch, đường Chùa Bộc – Đông Tác và các nhánh rẽ còn lại sẽ được tổ chức giao thông bằng đèn tín hiệu dưới cầu.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội cho biết, trong phạm vi đường Chùa Bộc, đơn vị sẽ xén khoảng 400 m vỉa hè để mở rộng nút giao, xây dựng kết cấu đường mới cho phần mở rộng.
Trong đó, bên vỉa hè phía Học viện Ngân hàng sẽ xén dài 360 m, rộng 2-6 m, kết hợp với mở rộng nút giao Chùa Bộc – Tây Sơn; vỉa hè phía đối diện xén dài hơn 100 m, rộng 2,5 m. Đồng thời, một số cây xanh trong phạm vi dự án sẽ được đánh chuyển theo giấy phép của Sở Xây dựng Hà Nội.
Video đang HOT
Dự kiến cầu vượt tại nút giao Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch sẽ hoàn thành vào tháng 6/2022 (Ảnh: Ban QLDA cung cấp).
Sở Giao thông vận tải Hà Nội yêu cầu, trong quá trình triển khai thực hiện thi công công trình nếu có bất cập, chưa hợp lý, đề nghị Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông phối hợp với liên ngành cùng các đơn vị liên quan để thống nhất điều chỉnh cho phù hợp.
Được biết, công trình cầu vượt chữ C này gồm 3 gói thầu xây lắp chính, trong đó gói thầu xây dựng hệ thống cầu, tường chắn, tuyến, điện chiếu sáng, tín hiệu có giá trị hơn 102 tỷ đồng; gói thầu đánh chuyển, chặt hạ cây xanh có giá trị gần 195 triệu đồng. Riêng gói thầu di chuyển bảo vệ hệ thống điện, thông tin, cấp nước đang thực hiện công tác đấu thầu.
Những con phố thời trang ở Hà Nội: Ngày ế ẩm, tối tắt đèn "đi ngủ sớm"
Trong thời kỳ dịch bệnh, nhu cầu người dân đi mua sắm quần áo giảm, các con phố thời trang ở Hà Nội rơi vào tình trạng ế ẩm. Nhiều cửa hàng nghỉ bán sớm, đóng cửa, chờ sang nhượng, trả lại mặt bằng.
Sau 4 đợt dịch bệnh Covid-19 hoành hành tại Hà Nội, hàng loạt tuyến phố nổi tiếng kinh doanh thời trang như Hàng Ngang, Chùa Bộc, Cầu Giấy, Đông Các... đã phải tạm dừng hoạt động vì không đủ sức trả tiền thuê mặt bằng, nhiều hộ kinh doanh thua lỗ. Lác đác vài cửa tiệm còn mở cửa duy trì lay lắt qua ngày.
Hàng Ngang, Hàng Đào là những con phố có giá thuê nhà mặt tiền đắt đỏ nhất Hà Nội, chuyên bán buôn quần áo, phụ kiện thời trang... đi khắp các tỉnh thành. Tuy nhiên, nhiều cửa hàng trên "đất vàng" đã phải đóng cửa nghỉ kinh doanh vì dịch bệnh.
Anh Quý bán quần áo tại Hàng Ngang, vừa dọn hàng vừa tâm sự: "Bình thường từ sáng tới tầm 17h-20h rất đông khách đến xem quần áo. Giờ khách ít đến mua hơn, không đủ tiền thuê nhân viên trông quán nên phải tạm đóng sớm hơn mọi khi".
"Hộ nào có nhà mặt đường tự kinh doanh thì còn trụ được, bán duy trì qua ngày. Chứ nếu phải thuê mặt bằng kinh doanh thì đa số đều nghỉ hết rồi, làm sao chịu nổi tiền nhà đóng theo năm vài trăm triệu đồng, thậm chí cả tỷ bạc", anh Quý chỉ sang dãy cửa hàng đối diện bên phố cho biết thêm.
Một cửa hàng thời trang giày hiếm hoi trên phố Hàng Bông còn mở cửa kinh doanh, đề bảng giảm giá sâu nhưng vẫn vắng khách mua hàng. Nhân viên gục đầu nghỉ bên quầy vì chán nản.
Nhiều cửa hàng thời trang đại hạ giá tới mức chỉ còn vài chục nghìn đồng một sản phẩm quần/áo nhưng cũng không cải thiện được tình hình.
Cảnh các cửa hàng thời trang nằm sát nhau trên phố Bà Triệu xảy ra tình trạng "một mất một còn" nhiều không kể hết.
Phố Đông Các vài năm trở lại đây là con phố sầm uất kinh doanh thời trang, chủ yếu cho giới trẻ. Những ngày này cũng vô cùng ảm đạm, vắng khách.
Những cửa hàng bán đồ mùa hè, váy áo du lịch cho giới trẻ gần như mở cửa chỉ để duy trì, bán lay lắt qua mùa dịch.
Khung cảnh đìu hiu vắng khách ở phố Đông Các.
Thậm chí chợ đồ "sida" ngay cạnh đó cũng không một bóng người. Đây là khu chợ bán thời trang quần áo đã qua sử dụng, khách chủ yếu là dân lao động tự do có hoàn cảnh khó khăn hoặc những người săn tìm đồ hiệu cũ.
Các trung tâm thương mại lớn ở Hà Nội cũng rơi vào tình trạng tương tự. Giờ hoạt động tại các TTTM này cũng được điều chỉnh mở cửa muộn hơn và đóng cửa sớm hơn 1 tiếng.
Nhiều gian hàng thời trang bên trong TTTM mở cửa nhưng tắt đèn bên trong. Khu vực sảnh không bóng người qua lại.
Đường Cầu Giấy lâu nay cũng trở thành "phố thời trang" ưa thích của nhiều bạn trẻ, đặc biệt là giới sinh viên. Những ngày dịch bệnh, khoảng 19-20h tối là một số cửa hàng dần đóng cửa.
Thậm chí nhiều cửa hàng thời trang trên phố Trần Nhân Tông đóng cửa sớm từ 18h khi nhân viên hết ca làm chiều, cho ma-nơ-canh "đi ngủ sớm".
Vắng khách, các chủ cửa hàng buộc phải cắt giảm nhân viên ca tối để giảm nguồn chi, tiết kiệm được cả tiền điện chiếu sáng và điều hòa...
Nhiều dự án giao thông trọng điểm sẽ được trình phê duyệt trong tháng 10 Thông tin mới nhất từ Bộ Giao thông Vận tải cho biết, hiện tại đơn vị này đã hoàn thiện xong hồ sơ nghiên cứu tiền khả thi một loạt dự án giao thông trọng điểm như: Đường vành đai 4 vùng Thủ đô, 3 đoạn cao tốc Bắc - Nam phía Đông còn lại; đồng thời, chuẩn bị xong hồ sơ thêm...