Hà Nội khoán xe công ở 9 sở ngành từ 1/3
Từ ngày 1/3, UBND TP Hà Nội chính thức áp dụng thí điểm khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phục vụ công tác đối với các chức danh lãnh đạo tại 9 sở ngành, quận huyện.
Theo quyết định của UBND TP Hà Nội, đối tượng áp dụng thí điểm gồm các chức danh lãnh đạo có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung tại các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của thành phố; Phó Chủ tịch HĐND, UBND quận, huyện thí điểm.
UBND TP Hà Nội cho biết, thời gian thực hiện thí điểm việc khoán kinh phí sử dụng xe công bắt đầu từ ngày 1/3/2017. Quyết định nêu rõ 9 đơn vị được áp dụng khoán xe công gồm Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Lao động, Thương binh và Xã hội; các quận huyện như Hà Đông, Long Biên, Thanh Trì, Gia Lâm.
Hà Nội sẽ thí điểm khóa xe công vụ từ ngày 1/3 (Ảnh: Việt Hưng)
Thành phố Hà Nội lưu ý các đơn vị trên trong việc khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung phải đảm bảo đúng đối tượng, không phát sinh tăng chi phí hành chính hằng năm, không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Khi các cơ quan, đơn vị thực hiện thí điểm khoán kinh phí sử dụng xe, toàn bộ xe ô tô phục vụ công tác chung do các cơ quan, đơn vị đang quản lý, sử dụng sẽ thu hồi để sắp xếp, xử lý theo quy định, đảm bảo việc sử dụng xe tiết kiệm, hiệu quả.
UBND TP Hà Nội giao Sở Tài chính phối hợp với các cơ quan, đơn vị xem xét, báo cáo UBND thành phố thu hồi toàn bộ số xe ô tô phục vụ công tác chung tại các cơ quan, đơn vị nhận khoán để sắp xếp, xử lý đúng tiêu chuẩn, định mức quy định, báo cáo UBND thành phố quyết định trong quý I/2017.
Video đang HOT
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thực hiện thí điểm khoán kinh phí sử dụng xe ô tô có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công khai, minh bạch, đồng thời, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao. Quyết định thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô, trong đó, quy định rõ mức khoán cho từng chức danh, phương thức khoán, hình thức thanh toán.
Việc chi trả số tiền khoán kinh phí sử dụng xe ô tô cho từng chức danh thực hiện khoán từ dự toán ngân sách cơ quan, đơn vị được giao hằng năm theo quy định hiện hành và hướng dẫn của Sở Tài chính.
Quang Phong
Theo Dantri
Khoán xe công với đại biểu Quốc hội: Để Chính phủ quyết định
Chốt lại phiên thảo luận về dự Luật Quản lý, sử dụng tài sản công sáng 10/1, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu quan điểm, UB Thường vụ Quốc hội không quyết định việc khoán kinh phí xe ôtô đối với các đại biểu chuyên trách mà thống nhất để Chính phủ quy định chung.
Báo cáo phương án tiếp thu chỉnh lý những vấn đề lớn của dự thảo luật, UB Tài chính - Ngân sách cho biết, qua thảo luận lần đầu tại Quốc hội, có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể ngay trong dự thảo luật cơ chế áp dụng khoán xe công, đối tượng áp dụng, cách tính mức khoán và thời điểm áp dụng.
Một số ý kiến đề nghị thẩm quyền quy định mức khoán kinh phí không nên giao cho Bộ Tài chính và bổ sung thẩm quyền quy định khoán kinh phí xe ôtô của UB Thường vụ Quốc hội đối với các đại biểu Quốc hội chuyên trách.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển tại phiên thảo luận.
Thường trực UB Tài chính - Ngân sách và cơ quan soạn thảo cho rằng, thực tế hiện nay, việc khoán kinh phí sử dụng xe công mới được triển khai thực hiện ở một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương, cần có sự tổng kết, đánh giá thận trọng.
Việc quy định cách tính mức khoán, các chức danh cụ thể... cần được quy định ở văn bản dưới luật để bảo đảm tính linh hoạt, phù hợp với sự biến động của nền kinh tế và nhu cầu của công tác quản lý của Nhà nước trong từng thời kỳ.
Riêng về thẩm quyền quy định mức khoán kinh phí, tiếp thu ý kiến của đại biểu, UB Tài chính - Ngân sách thống nhất bổ sung thẩm quyền của UB Thường vụ Quốc hội trong việc khoán kinh phí xe ôtô đối với các đại biểu Quốc hội chuyên trách. Cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo cũng dự kiến thay thẩm quyền của Bộ Tài chính bằng thẩm quyền của Chính phủ trong quy định việc xác định mức khoán kinh phí, thanh toán kinh phí khoán sử dụng tài sản công của các đối tượng khác.
Cụ thể, điều 33 dự thảo luật quy định, việc khoán kinh phí sử dụng tài sản được áp dụng đối với nhà công vụ, xe ôtô phục vụ chức danh và xe ôtô phục vụ công tác chung của cơ quan nhà nước và các tài sản khác theo chế độ quản lý, sử dụng đối với từng loại tài sản công do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Việc khoán kinh phí được áp dụng đối với các đối tượng có tiêu chuẩn sử dụng tài sản.
UB Thường vụ Quốc hội quy định việc xác định mức khoán, thanh toán kinh phí khoán sử dụng tài sản công của đại biểu Quốc hội chuyên trách. Chính phủ quy định việc xác định mức khoán, thanh toán kinh phí khoán sử dụng tài sản công của các đối tượng khác.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, việc khoán xe công của đại biểu Quốc hội chuyên trách cũng nên giao cho Chính phủ để đảm bảo sự thống nhất.
Cùng quan điểm này, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, việc khoán xe phải thực hiện trên mặt bằng chung, không nên để cơ quan này khoán thế này, cơ quan kia khoán thế kia và nên giao Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan chịu trách nhiệm về việc thực hiện khoán của bộ, ngành mình trên cơ sở mức trần của Chính phủ quy định.
Nói chung về dự luật, Tổng Thư ký Quốc hội cũng nêu một điểm băn khoăn về quy định, tài sản công chưa sử dụng hết công năng có thể cho thuê, khai thác, góp vốn liên doanh, liên kết. Ông Phúc cho rằng, quy định này vẫn còn chưa rõ ràng, có phần chưa hợp lý.
Tổng Thư ký Quốc hội dẫn chứng, hội trường Diên Hồng của toà nhà Quốc hội một năm được sử dụng hai lần vào các kỳ họp của Quốc hội. Theo quy định như dự thảo thì giữa hai kỳ họp không sử dụng đến sẽ cho thuê lại để khai thác hết công suất.
Ông Phúc nhận xét, việc mang hội trường Diên Hồng ra cho thuê là không được, không ổn, đồng thời đặt câu hỏi, Chính phủ cho thuê nhà khách 37 Hùng Vương làm dịch vụ ăn uống, bia hơi... có nên không?.
Từ đó, Tổng thư ký Quốc hội nhấn mạnh dự luật cần quy định rõ tài sản công vụ nào được phép khai thác, cho thuê dịch vụ theo hướng nêu rõ danh mục, tránh quy định chung chung, sau này lại tranh cãi nhau.
Bên cạnh nhiều nội dung thống nhất tiếp thu, thường trực Uỷ ban thẩm tra và cơ quan soạn thảo còn có ý kiến khác nhau về quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản thanh lý, điều chuyển tài sản, bồi thường xử lý đất đai... tại cơ quan nhà nước.
P.Thảo
Theo Dantri
TP HCM đấu giá hơn 1.000 mặt bằng để tăng thu ngân sách Khoán xe công, đấu giá mặt bằng nhà đất... là giải pháp TP HCM đưa ra để hoàn thành chỉ tiêu ngân sách được Trung ương giao năm 2017. Sáng 30/1, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2017 của TP HCM, Giám đốc Sở Tài chính Phan Thị Thắng cho biết, tỷ lệ điều tiết cho...