Hà Nội khánh thành ‘đường cong dát vàng’
Dự án xây dựng tuyến phố nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến đê Tả ngạn sông Hồng có tổng chiều dài 1,5 km, tổng mức đầu tư 985 tỷ đồng.
Sáng 9/1, Hà Nội khánh thành tuyến phố nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến đê Tả ngạn sông Hồng. Tại đây, lãnh đạo quận Long Biên cho biết, quá trình triển khai dự án gặp nhiều khó khăn, gồm giải phóng mặt bằng 470 cơ quan, đơn vị, nhà dân, tái định cư hơn 100 gia đình. Tuy nhiên, tuyến đường đã hoàn thành trước một năm, góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông, giảm tải cho đường Nguyễn Văn Cừ, đường Nguyễn Văn Linh, nút giao cắt cầu Chui, đường đê Long Biên – Bát Tràng…
Thành phố Hà Nội tổ chức khánh thành tuyến phố nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến đê Tả ngạn sông Hồng. Ảnh: Võ Hải.
Dự án xây dựng tuyến phố nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến đê Tả ngạn sông Hồng có tổng chiều dài 1,5 km, điểm đầu giao với đường Nguyễn Văn Cừ điểm cuối giao với đường Cổ Linh, mặt cắt ngang 40 m, được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, cấp thoát nước, chiếu sáng, cây xanh, hạ ngầm hệ thống đường dây đi nổi.
Công trình có tổng mức đầu tư 985 tỷ đồng, trong đó kinh phí xây dựng hết 256 tỷ đồng; kinh phí giải phóng mặt bằng 496 tỷ đồng.
Trước đó, một số hộ dân trong khu vực dự án cho rằng đoạn tuyến 200 m qua các tổ 14, 15 Lâm Du, phường Bồ Đề bị “nắn cong” gây lãng phí hàng trăm tỷ đồng tiền giải phóng mặt bằng. Dư luận ví von đoạn tuyến này là “đường cong dát vàng”. Lãnh đạo Hà Nội đã yêu cầu cơ quan chuyên môn kiểm tra lại thông tin dư luận phản ánh.
Video đang HOT
Sau rà soát, TP Hà Nội khẳng định, việc thực hiện dự án phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt, không xảy ra việc điều chỉnh chỉ giới đường đỏ trong quá trình xây dựng.
Võ Hải
Theo VNE
Ôtô xếp hàng dài nhường đường xe buýt nhanh
Hàng nghìn người dân đã sử dụng tuyến xe buýt nhanh đầu tiên của Hà Nội, hầu hết phương tiện đều nhường đường.
Ghi nhận ngày 2/1, trong giờ cao điểm buổi chiều, một số tuyến đường có lưu lượng giao thông khá đông như Giảng Võ, Lê Văn Lương kéo dài, Lê Trọng Tấn (Hà Đông) song đa số phương tiện không đi vào làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh (Bus Rapid Transit - BRT) tuyến Kim Mã - Yên Nghĩa.
Dù không có xe buýt nhanh lưu thông nhưng hàng trăm phương tiện vẫn không đi lấn làn. Ảnh: Võ Hải.
Một số phương tiện đi vào làn đường ưu tiên được lực lượng thanh tra giao thông ứng trực ở các nút giao nhắc nhở, hướng dẫn. Trong chiều tối ngày 2/1, xảy ra va chạm nhẹ giữa ôtô và xe máy tại làn đường dành cho xe buýt nhanh do hai phương tiện này cùng đi lấn làn.
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho hay, trong ngày đầu tiên chính thức vận hành (1/1), buýt nhanh đã thực hiện 264 lượt, đạt 100% kế hoạch.
Ông Hải cho biết, lượng khách đi BRT tương đối đông và nhiều người trong số này muốn trải nghiệm loại hình giao thông công cộng mới của thủ đô. Thống kê cho thấy, lượng khách trong ngày 1/1 đạt hơn 8.300 người, bình quân trên 31 khách/lượt xe và khoảng 360 hành khách/nhà chờ.
Vụ va chạm giữa ôtô và xe máy chiều 2/1 tại khu vực nhà chờ xe buýt nhanh trên đường Lê Trọng Tấn, quận Hà Đông. Ảnh: Võ Hải.
5 nhà chờ đón nhiều khách nhất là: Kim Mã với 1.500 khách, Yên Nghĩa gần 1.100 khách, Hoàng Đạo Thuý và Thành Công hơn 740 khách, Giảng Võ 450 khách.
Giám đốc Trung tâm giao thông đô thị cho rằng, hầu hết hành khách hài lòng, không có ý kiến khách phàn nàn về dịch vụ giao thông công cộng mới này. Tuy nhiên, để đánh giá khách quan, thời gian tới thành phố sẽ khảo sát bài bản, khoa học để có thông tin chính xác, đầy đủ nhằm hoàn thiện hơn chất lượng của tuyến xe buýt nhanh.
Theo lãnh đạo Trung tâm giao thông đô thị, trong ngày đầu vận hành chính thức, cơ bản BRT vận hành đúng với tốc độ dự kiến, các phương tiện giao thông bước đầu đã chấp hành, chỉ số ít vẫn lấn làn dành riêng cho BRT.
Bước đầu các phương tiện giao thông đã chấp hành quy định, nhường đường cho xe buýt nhanh. Ảnh: Võ Hải.
Tuyến xe buýt nhanh Kim Mã - Yên Nghĩa có tổng mức đầu tư 53,6 triệu USD cho quãng đường khoảng 14,7 km. Dọc tuyến có 21 nhà chờ, 10 cầu vượt cho người đi bộ ra giữa đường đón xe.
Giai đoạn đầu, 24 xe buýt được đưa vào vận hành, trong đó ngày thường 20 xe, chủ nhật 14 xe, 4 xe dự phòng. Ngày thường, xe hoạt động với tần suất từ 5 đến 15 phút/lượt, chủ nhật từ 7 đến 15 phút/lượt. Thời gian xe mở cửa đón khách từ 5h đến 22h.
Giá vé mỗi lượt 7.000 đồng, sử dụng vé như xe buýt thông thường. Hà Nội miễn phí vé cho hành khách trong tháng đầu hoạt động (1-31/1).
Võ Hải
Theo VNE
8 cầu vượt nhẹ làm thay đổi diện mạo giao thông thủ đô Vơi 2 câu vươt mới khanh thanh, đên năm 2016 Ha Nôi co 8 câu vươt nhe ơ khu vưc nôi đô, giup giam thiêu un tăc tai cac nut giao trong điêm. Đầu năm 2012, để giải quyết bài toán ùn tắc giao thông tại các nút giao trọng điểm, Hà Nội quyết định đầu tư và xây dựng thí điểm hàng...