Hà Nội khẳng định Trung tâm thông tin văn hóa không “đe dọa” Hồ Gươm
Ngày 25/11, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Lâm Quốc Hùng cho biết, vị trí khu đất xây dựng Trung tâm thông tin văn hóa tại số 2 phố Lê Thái Tổ nằm trong vùng phụ cận chứ không nằm trong phạm vi khoanh vùng di tích Hồ Hoàn Kiếm.
Trước thông tin quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) xây dựng Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm tại số 2 phố Lê Thái Tổ nằm trọn vẹn trên Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và ảnh hưởng đến di tích Hồ Gươm, ngày 25/11, tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, UBND quận Hoàn Kiếm đã đến làm rõ vấn đề.
Khu vực xây dựng Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm
Cụ thể, ông Lâm Quốc Hùng – Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm – cho biết, công trình xây dựng Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm được xây dựng trên khu đất 242,2m2 tại số 2 phố Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, có tổng mức đầu tư 14 tỷ đồng. Vị trí khu đất nằm trong vùng phụ cận của hồ Hoàn Kiếm chứ không nằm trong phạm vi khoanh vùng di tích hồ Hoàn Kiếm.
Theo ông Hùng việc chọn lựa phương án quy hoạch kiến trúc xây dựng công trình sẽ hoàn chỉnh tổng thể tổ hợp kiến trúc với công trình Long Vân – Hồng Vân tạo hình thái kiến trúc hoàn chỉnh ô phố, đóng góp hiệu quả vào không gian cảnh quan đô thị khu vực, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục; đồng thời phù hợp với không gian khu vực và quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Công trình có quy mô 3 tầng nổi, một tầng hầm và tum thang, chiều cao đến diềm mái công trình chính là 10,1m, đến đỉnh tum thang là 13,6m, thấp hơn chiều cao cho phép dưới 16m. Mật độ xây dựng chỉ hơn 64% (thấp hơn mật đô xây dưng theo quy định không quá 80%). Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm có chức năng: trưng bày, triển lãm và văn phòng làm việc.
“Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm này là công trình công cộng, không có chức năng kinh doanh và sẽ không có chuyện kinh doanh buôn bán khi công trình này hoàn thành đưa vào sử dụng”, ông Hùng khẳng định.
Trong quá trình chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình, một số hộ dân tại số 11 phố Hàng Gai (liền kề sau công trình) có đơn kiến nghị phản ánh Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm nằm trọn vẹn trên Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Khối bê tông này xâm hại nghiêm trọng đến di tích lịch sử Hồ Gươm. Ngoài ra, công trình không được sự chấp thuận của Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hội Sử học Việt Nam…
Video đang HOT
Quận Hoàn Kiếm khẳng định công trình này không vi phạm di tích Hồ Gươm
Ông Hùng cho biết, công trình thực hiện đúng quy hoạch chi tiết khu vực Hồ Gươm và vùng phụ cận được Bộ Xây dựng phê duyệt trước đây. Về phương án kiến trúc công trình phù hợp quy hoạch khu vực được duyệt và không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh hồ, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và đặc điểm pháp lý, hiện trạng khu đất.
Ông Hùng khẳng định, UBND quận Hoàn Kiếm đã thực hiện đầy đủ quy trình, quy định của pháp luật về quy hoạch, đất đai, đầu tư, xây dựng và đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. Công trình xây dựng này không phải lấy ý kiến của Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hay Hội Sử học Viêt Nam…
“Kiến nghị khẩn cấp của một số hộ dân tại nhà số 11 phố Hàng Gai không có cơ sở. Tuy nhiên, chúng tôi trân trọng ý kiến của các hộ gia đình. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã họp dân và hiện chỉ có 2 hộ gia đình chưa đồng ý. Các hộ dân đều tán thành và chỉ đề nghị việc xây dựng phải phù hợp với quy hoạch, hài hòa với không gian Hồ Gươm”, ông Hùng nói.
Ông Hùng cho biết thêm, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục chưa được xếp hạng di tích. Năm 2010, sau khi lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, ý kiến các hộ dân, nhất là đúng vào thời điểm Đại lễ Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, thành phố đã quyết định tạm dừng xây dựng công trình. Và từ năm 2010 đến nay, thành phố đã giao cho các cơ quan chức năng, kiến trúc sư thành phố để đưa ra phương án xây dựng cụ thể.
Quang Phong
Theo dantri
Dự án trên núi Hải Vân: Phải đặt lợi ích quốc phòng trên lợi ích kinh tế
"Là người Quảng Nam nên tôi biết khu vực này quan trọng, khống chế toàn bộ vùng vịnh Đà Nẵng. Trước đây, Pháp, Mỹ đều đổ bộ từ đây vào Việt Nam. Nếu có sự cố liên quan đến quốc phòng an ninh thì xử lý ra sao?", đại biểu Phạm Trường Dân nói.
Ngày 25/11, bên hành lang Quốc hội, đại biểu Phạm Trường Dân (Quảng Nam) đã trao đổi với báo chí những thông tin liên quan đến việc Thừa Thiên Huế cấp phép cho nhà đầu tư đến từ Trung Quốc xây dựng khu nghỉ dưỡng trên núi Hải Vân.
Đại biểu Phạm Trường Dân cho biết, khu vực làm dự án rất quan trọng, khống chế toàn bộ vịnh Đà Nẵng
Theo nguyên tắc khu vực đang tranh chấp (giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế) không được đầu tư xây dựng nhưng Thừa Thiên - Huế lại cấp phép cho doanh nghiệp nước ngoài vào làm khu nghỉ dưỡng. Ông bình luận thế nào về quyết định gây ồn ào của Thừa Thiên - Huế?
Khu vực đang tranh chấp mà Thừa Thiên - Huế quyết định như vậy là chưa thoả đáng. Đến nay các đại biểu Quốc hội, Tư lệnh Quân khu 5 đã có ý kiến. Kinh tế phải đi liền với quốc phòng an ninh nên việc này cần có ý kiến chính thức của Bộ Quốc phòng, Công an nữa. Cá nhân tôi không thống nhất việc cho nước ngoài đầu tư xây dựng vì đó là vùng đang tranh chấp và nó khống chế vùng vịnh Đà Nẵng.
Khi cấp phép cho doanh nghiệp nước ngoài vào làm khu nghỉ dưỡng, Thừa Thiên - Huế cho rằng đó là khu vực thuộc tỉnh này, còn Đà Nẵng nói rằng đó là khu vực tranh chấp. Việc này nên xử lý thế nào cho thỏa đáng?
Chính vì đang còn nhiều ý kiến và còn tranh chấp nên mới cần trọng tài để phân xử. Trọng tài ở đây là Chính phủ. Chính phủ căn cứ vào quy định trong luật về đất đai, quy định của Chính phủ, xác định đất của địa phương nào. Khi có quyết định, vị trí liên quan đến quốc phòng an ninh phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng và Công an.
Lãnh đạo Thừa Thiên - Huế đã cấp phép cho công ty nước ngoài, cụ thể ở đây là Hồng Kông (Trung Quốc) vào làm khu nghỉ dưỡng từ năm 2013, nên nếu bây giờ rút lại thì phải bồi thường, thưa ông?
Nếu đã cấp phép từ 2013, nay dừng lại thì về nguyên tắc phải bồi thường cho họ việc xây dựng các cơ sở hạ tầng ban đầu. Số tiền này không thể lấy từ ngân sách quốc gia. Vì lợi ích quốc gia nếu Bộ Quốc phòng, Công an không cho xây dựng thì không được làm.
Nếu thu hồi dự án thì trách nhiệm của những người có liên quan được xử lý thế nào?
Khi thu hồi phải quy trách nhiệm, còn người làm sai phải chịu trách nhiệm.
Ông đánh giá vị trí đó có vai trò quan trọng như thế nào trong việc đảm bảo quốc phòng an ninh?
Tôi là người Quảng Nam, biết khu vực đó - đó là khu vực quan trọng, khống chế toàn bộ vùng vịnh Đà Nẵng. Trước đây, Pháp - Mỹ đều đổ bộ từ đây vào Việt Nam. Do vậy, nếu cho nước ngoài đầu tư thì quản lý thế nào? Nếu có sự cố liên quan đến quốc phòng an ninh thì xử lý ra sao?
Vậy theo ông có nên tiếp tục cho nhà đầu tư đến từ Trung Quốc thực hiện dự án hay không?
Nếu xét góc độ kinh tế - quốc phòng, thì phải đặt vấn đề quan trọng hơn là quốc phòng lên trên.
Xin cảm ơn ông!
Quang Phong (ghi)
Theo Dantri
Dự án trên núi Hải Vân: "Vị trí đó là thế trận phòng thủ của cả nước" "Đây là vị trí hết sức quan trọng về phòng thủ và nhiệm vụ phòng thủ của Quân khu 5, Quân khu 4, cũng như thế trận phòng thủ của cả nước. Khu vực đó còn được xác định là biên giới trên biển thì càng phải đảm bảo yêu cầu quản lý". Ngày 24/11, bên hành lang Quốc hội, ông Nguyễn Kim...