Hà Nội khẩn trương dựng chốt phân vùng chống dịch
Nhiều chốt kiếm soát được cấp tốc dựng bên hè phố sau khi UBND TP Hà Nội thông báo sẽ phân ba vùng chống dịch, chiều tối 3/9.
Lúc 17h hôm nay, một số người dân cùng Đội Cảnh sát giao thông số 6 (Công an TP Hà Nội) dựng nhà bạt trên Km7 đại lộ Thăng Long, đoạn giáp giữa quận Nam Từ Liêm và huyện Hoài Đức. Một cán bộ cho hay chốt được thành lập để phục vụ kiểm soát người ra vào “vùng đỏ” theo phương án chống dịch mới.
Chiều cùng ngày, UBND TP Hà Nội thông báo từ 6h ngày 6/9 đến 6h ngày 21/9, thành phố phân ba vùng chống dịch. Trong đó, vùng một gồm 10 quận, huyện Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai; một phần địa giới hành chính của 5 quận, huyện Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tin.
Vùng một tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn với nguyên tắc “ai ở đâu, ở đó”. Thành phố xác định khu vực này là “vùng đỏ”, nhiều trường hợp nguy cơ cao.
Dựng chốt tại đại lộ Thăng Long, chiều 3/9. Ảnh: Gia Chính
Chốt kiểm soát ở Km7 đại lộ Thăng Long được dựng ở hướng ra khỏi trung tâm thành phố, tại làn trong cùng sát với vỉa hè đại lộ. Nhà bạt rộng 75 m2 dựng bằng khung sắt, có mái bạt, một nhân viên ngành điện nối dây từ đơn vị quân đội cách hơn 50 m ra để phục vụ sinh hoạt. Cán bộ trực chốt cho hay trong tối nay bàn ghế, nhà vệ sinh di động sẽ được chuyển tới.
“Chốt dựng xong trong chiều nay để 7h sáng mai các lực lượng bắt đầu kiểm soát. Đối với đại lộ Thăng Long, lực lượng chức năng sẽ kiểm soát cả ở đường gom và đường cao tốc”, một cán bộ Đội CSGT số 6 nói.
Sau khi dựng xong chốt trên, lực lượng chức năng tiếp tục di chuyển 17 km để dựng chốt hướng vào trung tâm thành phố tại huyện Quốc Oai.
Cùng lúc này, tại cầu Mai Lĩnh điểm giáp ranh giữa huyện Chương Mỹ và quận Hà Đông, hơn 10 cán bộ, chiến sĩ Đội Cảnh sát giao thông số 7 dựng chốt theo hướng từ Hòa Bình đi Hà Nội. Chốt được dựng phía trước một quán ăn đã đóng cửa.
Video đang HOT
Chốt kiểm soát được dựng trên quốc lộ 6, tối 3/9. Ảnh: Gia Chính
Tại chốt kiểm soát dịch của huyện Chương Mỹ, giáp ranh với quận Hà Đông, những ngày trước, lực lượng chức năng chỉ kiểm soát người và phương tiện theo hướng từ Hà Đông đi Chương Mỹ, chiều nay bắt đầu kiểm soát phương tiện đi hướng ngược lại.
Quốc lộ 6 được chia làm đôi, ba cảnh sát đứng giãn cách dừng các phương tiện kiểm tra giấy đi đường. Những người có đủ giấy tờ được cho phép đi qua, trường hợp không có giấy buộc phải quay đầu.
Theo kế hoạch của Công an TP Hà Nội, lực lượng chức năng sẽ lập 21 chốt cấp thành phố tại các tuyến đường ra, vào vùng một; mỗi chốt gồm 16 cảnh sát giao thông, cơ động, hình sự, an ninh, thanh tra giao thông, y tế và quân đội.
Ngoài ra, bên trong vùng một, lực lượng chức năng lập 9 chốt cấp quận, huyện, đặt tại vị trí có mật độ giao thông trung bình; 9 chốt cấp xã, phường .
Các chốt đồng loạt triển khai từ 7h ngày 4/9, với nhiệm vụ kiểm soát tất cả người ra vào “vùng đỏ”.
Tại chốt, lực lượng chức năng sẽ đo thân nhiệt, yêu cầu khai báo y tế, kiểm tra giấy đi đường do cơ quan có thẩm quyền quy định; kiểm tra phương tiện được phép vận chuyển hàng hoá thiết yếu. Với những trường hợp nghi ngờ có thể xét nghiệm nhanh Covid-19; đối chiếu kết quả xét nghiệm, sàng lọc người đủ điều kiện vào “vùng đỏ”.
Trước đó, ngày 14/7, Hà Nội lập 23 chốt kiểm soát các cửa ngõ ra vào Hà Nội khi toàn thành phố thực hiện giãn cách. Các quận huyện cũng lập hàng trăm chốt kiểm soát cấp xã, phường.
Bà con Hà Nội chú ý: Kế hoạch chống dịch từng khu vực sắp tới ra sao?
Trong khi nhiều tỉnh khu vực phía Nam đang có diễn biến dịch phức tạp thì tại Hà Nội, tình hình cũng khá khó lường.
Để hạn chế tối đa nguy cơ dịch lây lan, chiều 3/9, UBND TP.Hà Nội đã ban hành hướng dẫn phân chia 3 vùng phòng chống Covid-19.
Chi tiết phân chia vùng tại Hà Nội để áp dụng các biện pháp chống dịch từ 6/9 đến 21/9. (Ảnh: TTXVN)
Báo Tuổi Trẻ đưa tin, việc phân chia vùng sẽ giúp cơ quan chức năng triển khai công tác ngăn chặn dịch và tập trung nhân lực, vật lực cho những nơi có nguy cơ cao. Đặc biệt từ 6h ngày 6/9 đến 6h ngày 21/9, Hà Nội sẽ tập trung có trọng tâm để xử lý những đối tượng, khu vực có nguy cơ cao.
Cụ thể, phương án phân vùng được áp dụng từ ngày 6/9 được Thông tấn xã Việt Nam đăng tải như sau:
- Phân vùng 1: Gồm 15 đơn vị hành chính; trong đó có toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận/huyện: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai; một phần địa giới hành chính của 5 quận, huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.
Với phân vùng 1, UBND thành phố yêu cầu tất cả bà con sống tại những khu vực quận huyện trên tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16, ngoài ra áp dụng thêm một số biện pháp cao hơn với phương châm "ai ở đâu thì ở yên đó", "người vùng nào ở vùng đó" để dễ dàng khoanh vùng, dập dịch triệt để, tách F0 ra khỏi "vùng đỏ" và "vùng cam".
Trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16, thành phố đề nghị các địa phương thuộc phân vùng 1 phải luôn sẵn sàng, chuẩn bị đầy đủ lương thực, hàng hóa thiết yếu cho bà con; đảm bảo an sinh xã hội, không để ai thiếu ăn thiếu mặc; tăng cường đội ngũ shipper phục vụ nhu cầu của bà con.
Mục tiêu của việc phân chia vùng là để sớm kiểm soát nơi có nguy cơ cao và bảo vệ vùng an toàn. (Ảnh: TTXVN)
- Phân vùng 2: Toàn bộ địa giới hành chính của 5 quận, huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh; được phân cách với vùng 1 bởi hệ thống sông Hồng, sông Đuống.
Với phân vùng 2, thành phố yêu cầu phải duy trì, đẩy mạnh sản xuất nhưng đảm bảo quy tắc chống dịch; có thể phân khu trong vùng để tổ chức "3 tại chỗ", "1 cung đường, 2 điểm đến" cho các khu công nghiệp lớn.
Những nơi thuộc "vùng vàng" và "vàng xanh" thực hiện theo Chỉ thị 15 và áp dụng thêm một số biện pháp cao hơn theo từng phân khu trong vùng cho phù hợp với cơ chế vận hành; ngoài ra tổ chức sản xuất công nghiệp theo mô hình mỗi cơ sở sản xuất là một pháo đài chống dịch, hỗ trợ phân vùng 1.
TP.Hà Nội quyết tâm nhân rộng "vùng xanh" trên địa bàn. (Ảnh: Công An Nhân Dân)
- Phân vùng 3: Gồm toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận, huyện: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên và một phần của 5 quận, huyện của phân vùng 1: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.
Đây là vùng sản xuất nông nghiệp và các khu, cụm công nghiệp, có mật độ và sinh hoạt dân cư đặc trưng nông nghiệp, có phần đô thị hóa với mật độ dân cư thấp; chủ yếu được chia bởi sông Nhuệ và sông Đáy.
Với phân vùng 3, tùy theo từng phân khu sẽ áp dụng Chỉ thị 15 cùng một số biện pháp ở mức cao. Khu vực này cũng có nhiệm vụ hỗ trợ phân vùng 1; đồng thời kiểm soát tình hình dịch tại địa phương một cách chặt chẽ.
Những người không có lý do ra đường sẽ phải quay đầu hoặc bị phạt theo quy định. (Ảnh: Vietnamplus)
Cơ chế vận hành liên phân vùng
Việc vận hành liên phân vùng được UBND thành phố Hà Nội quy định rõ như sau:
- Siết chặt phân vùng 1;
- Kiểm soát luồng đi từ phân vùng 1 sang phân vùng 2 và 3;
- Đảm bảo chuỗi sản xuất, cung ứng liên phân vùng;
- Giảm thiếu người di chuyển liên vùng xuống mức tối đa;
- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương quyết định việc phòng, chống dịch bệnh tại phân vùng 2 và phân vùng 3.
Hiện nay tại Hà Nội vẫn đang xuất hiện một số chùm ca bệnh chưa rõ nguồn lây. Để đảm bảo an toàn cho chính mình và gia đình, mọi người hãy tuân thủ nghiêm túc quy định cho chính quyền địa phương hướng dẫn nhé!
Chống dịch nửa vời, Hà Nội sẽ giãn cách đến bao giờ? Với cách chống dịch nửa vời như hiện nay, nhiều ý kiến lo ngại không biết đến bao giờ Hà Nội mới hết giãn cách xã hội. Tối 23/7, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành Chỉ thị số 17 thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị 16 của Thủ tướng từ 6h...