Hà Nội khan hàng, công nhân bỏ việc buôn rau ra phố
Thấy giá rau xanh tại Hà Nội đắt đỏ, nguồn cung khan hiếm nên nhiều thợ xây, cửu vạn đang làm thuê ở Thủ đô liền bỏ việc về quê buôn rau ra phố bán. Không ít người kiếm được tiền triệu mỗi ngày.
Rau được chở từ quê ra phố, giá rẻ hơn nhiều so với rau trồng ở Thủ đô.
Gần đây, hình ảnh những mớ rau ngon mỡ màng, được quảng cáo là rau quê, chất đầy trên xe máy, xe đạp bán ngoài cổng chợ, ven đường hay đi vào tận ngõ, ngách xuất hiện ngày càng nhiều ở Hà Nội.
Dựng chiếc xe máy chất đầy các loại rau sát vào cổng làng Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội), cách chợ chưa đầy 50m, thấy vài người đi chợ ngang qua, anh Nguyễn Văn Dũng nhanh miệng chào: “Các chị mua rau đi, rau em mới chở từ trên Bắc Giang xuống, hàng ngon lại rẻ”.
Theo lời anh Dũng, trước anh làm thợ xây cho một chủ thầu ở ngay khu vực Đại Từ này, công việc khá vất vả lại phải xa gia đình. Ngày nào anh và mấy người làm cùng cũng phải tự đi mua thực phẩm về nấu cơm, thấy giá rau củ gần đây đắt đỏ, gấp 5-6 lần giá ở quê, anh Dũng đánh liều xin nghỉ việc, hàng ngày chạy xe máy về quê lấy rau xuống Hà Nội bán.
“Cứ 5h sáng tôi chở rau từ Bắc Giang xuống Hà Nội, đứng bán từ sáng đến tối, khi nào hết rau thì về. Phần lớn rau mua ở quê giá rẻ, xuống Hà Nội bán giá cũng rẻ hơn trong sạp nên chỉ tầm 4h là hết, tôi lại về. Cứ thế, ngày nào cũng như ngày nào, bất kể trời nắng hay mưa”, anh Dũng cho hay.
Video đang HOT
Ghi nhận tại chợ Đại Từ, phía đường đi bên ngoài chợ, từ sáng sớm đến chiều tối luôn có 4-5 hàng bán đủ các loại rau từ quê ra như anh Dũng.
Trong đó có hai vợ chồng anh Luân, chị Hồng ở phường Võ Quảng, TP. Bắc Ninh (Bắc Ninh). Trước anh chị bán hoa quả dạo nhưng nay cũng chuyển sang bán rau quê. Chị Hồng chia sẻ: “Gần một tháng nay chúng tôi buôn rau từ quê đem qua chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy) bán, tối lại về nhà”.
Chị Hồng kể, thấy anh em hàng xóm ở quê nói giá rau rẻ như bèo, mua 3.000 đồng tiền rau ăn cả ngày không hết, trong khi ở Hà Nội hai vợ chồng chị mỗi ngày phải chi từ 20.000-30.000 đồng tiền rau cho 2 bữa. Thấy vậy, hai vợ chồng quyết định về quê lấy rau ra Hà Nội bán. Đắt khách, lại được dân Hà Nội chuộng vì vì rau ngon và ít thuốc trừ sâu… nên thu nhập của anh chị còn khá hơn đi buôn hoa quả.
Chẳng hạn, anh Dũng ví dụ, giá một bó mùng tơi, rau cải anh chỉ bán 6.000 đồng, trong khi ở chợ bán bán 10.000 đồng/mớ. Theo lời anh Dũng, loại rau mớ bán chỉ 1.000-1.500 đồng, còn loại cân 5.000-7.000 đồng/kg nên xuống Hà Nội bao giờ anh cũng bán giá rẻ hơn những hàng khác, thậm chí có loại rẻ bằng một nửa.
Anh Dũng tiết lộ: “Nhìn xe rau thế thôi nhưng trừ công đi lại, ăn uống, mỗi ngày tôi kiếm được 700.000-800.000 đồng. Hôm nào mưa gió, giá rau tăng, tôi còn lời được cả triệu”. Con số này gấp 2-3 lần so với tiền công thợ xây trước đó anh làm.
Tương tự, vợ chồng chị Hồng cũng bỏ túi từ 1,5-2 triệu đồng/ngày từ nghề buôn rau này.
Theo Vietnamnet
Giá rau tăng đột biến sau nghỉ lễ
Sau dịp lễ 30/4-1/5, giá thực phẩm đang có xu hướng tăng trở lại, nhất là các loại rau xanh. Nhiều loại rau cháy hàng, giá tăng mạnh.
Khảo sát tại các chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội vào sớm 5/2, ngay sau đợt nghỉ lễ dài 5 ngày, giá các loại rau củ quả tăng mạnh. Giá nhiều loại rau tăng gấp đôi so với thời điểm mấy ngày nghỉ lễ.
Tại chợ đầu mối Dịch Vọng (Cầu Giấy), các loại rau củ quả tăng khoảng 1.000-3.000 đồng tùy loại. Hiện rau muống có giá 4.000 đồng/mớ, tăng 2.000 đồng/mớ; rau ngót, rau dền, mùng tơi đều tăng 1.000 đồng/mớ, lên 2.000 đồng/mớ; cải chíp 7.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg; dưa chuột 6.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg; bí xanh tăng 1.000 đồng/kg, lên 7.000 đồng/kg...
Các loại rau của quả khác tăng thêm 2.000 đồng/kg, như cà chua lên 10.000 đồng/kg, cải xanh tăng lên 3.000 đồng/mớ, mướp đắng 7.000 đồng/kg...
Đợt này chỉ có su su, khoai tây, cà rốt, cải thảo, bầu giá vẫn giữ ở mức ổn định.
Chị Thu Thảo - tiểu thương chuyên buôn rau tại chợ đầu mối Phùng Khoang, cho biết, sau đợt nghỉ lễ sinh viên, công chức đã trở lại thành phố, chợ không còn ế ẩm, theo đó giá bán cũng tăng lên.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Lan tiểu thương tại chợ đầu mối Dịch Vọng cũng thừa nhận giá rau tăng là do chợ không còn cảnh ế ẩm. Tuy nhiên, bà Lan nói rằng, bình thường giá rau củ quả sẽ không tăng mạnh khi chợ hết ế như vậy, song 2-3 hôm nay trời mưa, người dân không đi cắt rau nên hàng về chợ khan hiếm.
"Người dân nghỉ lễ cộng với trời mưa liên tục họ không đi cắt rau bán, nhiều loại rau hôm nay cháy hàng, còn các loại rau như rau cải, rau su su hiếm lắm mới có hàng để bán. Như những hôm trước chợ họp đến 11h trưa mới tan, hôm nay mới hơn 8h nhiều người đã dọn hàng, hàng nào còn cũng chỉ còn lại toàn củ quả", bà Lan chia sẻ.
Đợt này, không tăng giá mạnh như các loại rau xanh nhưng giá nhiều loại thực phẩm tươi sống cũng đang rục rịch có xu hướng tăng dần lên.
Tại chợ đầu mối Phùng Khoang, các loại thịt lợn như ba chỉ, mông, vai, chân giò giá vẫn ổn định ở mức 75.000 đồng/kg, nạc thăn giá 90.000 đồng/kg. Tuy nhiên, sườn lợn giá đã tăng lên thêm 5.000 đồng/kg lên 80.000 đồng/kg sườn loại 2, loại 1 lên 90.000 đồng/kg.
Tương tự, với các loại thực phẩm khác như thịt bò, thủy hải sản, trứng giá cầm hay các loại thịt gà nhìn chung giá vẫn không đổi; riêng chỉ có cánh gà công nghiệp giá 65.000 đồng/kg, tăng thêm 5.000 đồng/kg.
Theo vietbao
[Chế biến] - Gà nấu rau quế Cuối tuần ít thời gian, hãy chế biến món ăn nhanh này cho cả gia đình. Khi dùng cùng bún, món ăn sẽ dậy mùi thơm của rau quế, sả và thịt gà ngọt. Nguyên liệu: - 1/2 con gà nhỏ hoặc 2-3 cái đùi gà - 1 bó rau quế, càng nhiều càng thơm - 1 thìa canh sả bằm - 1...