Hà Nội khẩn cấp đối phó với bão số 10
Để chủ động đối phó, xử lý kịp thời, có hiệu quả với mọi diễn biến bất lợi của cơn bão số 10, Hà Nội đã chuẩn bị 20.000 bao tải cát, 10.000m2 bạt chắn sóng, 30 xuồng, 15 động cơ…, đồng thời mở 100% các cửa điều hòa để đưa nước vào hồ khi xuất hiện mưa lớn.
Theo dự báo, bão số 10 đang hoạt động mạnh, phức tạp tại khu vực giữa biển Đông và có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Trung, Vịnh Bắc Bộ trong đó có thủ đô Hà Nội.
Do vậy, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai TP.Hà Nội vừa yêu cầu các sở ngành liên quan phải có phương án cụ thể để đối phó.
Theo thông báo của Ban chỉ huy Phòng chống thiên, vào 13h ngày 13.9, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 450km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75 đến 90km/giờ), giật cấp 12.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và mạnh lên. Trong 24 đến 60 giờ tới, vùng gần tâm bão sẽ mạnh cấp 12, giật cấp 15 (đạt cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3) và có nguy cơ ảnh hưởng đến các tỉnh miền Trung và Vịnh Bắc Bộ.
Video đang HOT
Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai TP.Hà Nội vừa yêu cầu các sở ngành liên quan phải có phương án cụ thể để đối phó với bão số 10. Ảnh: Thành An.
Trao đổi với PV ông Lê Vũ Quảng Sương – Phó Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết, trước tình hình diễn biến của cơn bão số 10, công ty đã ban hành thông báo về việc ứng trực giải quyết thoát nước, yêu cầu toàn thể Công ty chuyển sang chế độ trực ban 24/24 kể từ 10h30 ngày 13.9.
Phó Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội thông tin, hiện tại các cửa đập điều tiết như Thanh Liệt, hồ Ba Mẫu, hồ Bảy Mẫu… đã được kiểm tra, đảm bảo vận hành trơn tru. Các cửa phải hồ điều hòa đã được mở 100% để đưa nước vào hồ khi có mưa.
Các kho vật tư dự phòng phòng chống thiên tai tại cụm công trình đầu mối Yên Sở và Bắc Thăng Long Vân Trì được kiểm tra, sẵn sàng sử dụng khi cần huy động.
Công ty đã chuẩn bị sẵn sàng 20.000 bao tải cát, 10.000m2 bạt chắn sóng, 30 xuồng, 15 động cơ… sẵn sàng ứng cứu trong trường hợp khẩn cấp.
100% lực lượng ứng trực, 200 đầu xe máy, thiết bị cơ giới được bố trí nhằm đảm bảo sẵn sàng hoạt động giải quyết thoát nước khi có mưa lớn tại các vị trí được phân công và chủ động giải quyết các điểm phát sinh khi có yêu cầu.
Các xe bơm di động, xe hút, téc đã sẵn sàng khi có mưa di chuyển đến các điểm ứng trực.
Cũng trong ngày 13.9, ông Vũ Trung Kiên – Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cây xanh Hà Nội đã ra công văn gửi các đơn vị, xí nghiệp thành viên về việc triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão số 10. Theo đó, để chủ động đối phó, xử lý kịp thời, có hiệu quả với mọi diễn biến bất lợi của cơn bão.
Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cây xanh Hà Nội yêu cầu các xí nghiệp, đơn vị trực thuộc phân công, bố trí lực lương ứng trực khi có mưa giông gió bão (bố trí 100% lực lượng ứng trực theo địa bàn đã được phân công). Thời gian bắt đầu trực từ 17h, ngày 14.9 đến khi có lệnh dừng trực của công ty.
Theo Danviet
Nghệ An cấm tàu ra khơi, Thanh Hóa còn 7.000 người trên biển
Nghệ An ra thông báo cấm tàu thuyền ra khơi trong bối cảnh cơn bão số 10, được dự báo rất mạnh, đang đổ bộ vào đất liền. Trong khi đó, tại Thanh Hóa, còn 7.000 lao động trên 1.239 tàu, thuyền vẫn đang hoạt động ngoài khơi.
Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa, tính đến 14h ngày 13.9, trong 4.726 phương tiện tàu, thuyền với 11.807 lao động hoạt động trên toàn tỉnh, đã có 3.478 tàu, thuyền vào các nơi tránh trú bão an toàn. Hiện vẫn còn 1.239 tàu, thuyền với hơn 7.000 lao động đang hoạt động trên biển.
Tàu, thuyền của ngư dân vào neo đậu tại âu thuyền tránh bão xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa). Ảnh: HĐ
Để chủ động ứng phó với cơn bão số 10, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa đã ra công điện yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó để hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.
Tại tỉnh Nghệ An, nhằm đảm bảo an toàn cho ngư dân và các tàu thuyền hoạt động trên biển, Chủ tịch UBND, kiêm Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh, ông Nguyễn Xuân Đường yêu cầu các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Thị xã Cừa Lò, Thị xã Hoàng Mai; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản triển khai sử dụng mọi phương tiện, bằng mọi biện pháp thông báo cho tàu thuyền trên biển biết diễn biến của bão, hướng dẫn, kêu gọi tàu thuyền (bao gồm cả tàu du lịch, tàu vận tải) về nơi tránh trú an toàn hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm; tổ chức di dời, neo đậu lồng bè nuôi trồng thủy sản, nhà nối đảm bảo an toàn.
Tỉnh Nghệ An cấm mọi loại tàu thuyền và phương tiện vận tải ra khơi kể từ 7h sáng mai (14.9). Các tàu thuyền đang hoạt động trên biển phải về bờ chằng chống, neo đậu an toàn.
Theo danviet
Bão số 10: Hà Tĩnh còn gần 2.000 tàu đang hoạt động trên biển UBND tỉnh Hà Tĩnh đã yêu cầu các cơ quan chức năng bằng mọi cách kêu gọi 1.850 tàu thuyền đang hoạt động trên biển vào bờ trú ẩn trước cơn bão số 10 sắp đổ bộ vào đất liền. Chiều 13.9, ông Ngô Đức Hợi - Chánh Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh...