Hà Nội khai trương phố ông đồ ở Hồ Văn
Ngày 21/1, khoảng 100 ông đồ viết chữ Hán – Nôm, chữ Quốc ngữ đã tham gia Hội chữ Xuân Đinh Dậu 2017 tại Hồ Văn, thuộc Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội.
Giống như 3 năm trước, Hội chữ Xuân năm nay được tổ chức tại Hồ Văn, thuộc Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội.
Khoảng 100 ông đồ đến từ 13 câu lạc bộ Thư pháp và một số hoạt động tự do. Theo Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu, những ông đồ này đều đã qua sát hạch từ các năm trước. Năm 2017, hội chữ không tổ chức khảo tuyển nữa mà chỉ thẩm định trình độ của những người “thi vớt” năm 2016 với số lượng ít.
Dụng cụ hành nghề của ông đồ ngoài giấy là các loại bút và nghiên mực.
“Mỗi nét chữ thể hiện được tính nhân văn, thẩm mỹ, và chân thiện mỹ trong cuộc sống. Người xin chữ luôn mong muốn điều tốt lành trong năm mới cho gia đình, bản thân, cho cơ quan, tập thể. Chính vì thế, người viết chữ cần hướng thiện và chọn chữ phù hợp để cách thể hiện chữ đúng với tính cách của người xin chữ”, ông Trần Quốc Chí, Phó chủ nhiệm CLB UNESCO thư pháp Việt Nam cho biết.
Video đang HOT
Đội ngũ thầy đồ sau mỗi năm lại tốt dần lên, bởi năm nào cũng trải qua khảo thí, sát hạch bằng bài viết trong trường thi, tác phẩm triển lãm.
Trong số ông đồ tham gia có rất nhiều người trẻ. Theo Ban tổ chức, giới trẻ hiện nay học rất nhanh bởi được học viết bài bản, có người sang cả Trung Quốc học thư pháp. Nhiều bạn trẻ tham gia dạy lớp thư pháp đông hơn là người cao tuổi.
Nhiều người đến hội xin chữ vào cả những cuốn sổ tay, những cuốn lưu bút nhỏ.
Hội chữ Xuân Đinh Dậu là không gian để người dân, thầy đồ có cơ hội học hỏi, chia sẻ về thư pháp.
Khu vực giới thiệu tranh dân gian giúp trẻ em có thêm trải nghiệm vẽ tranh.
Khoảng 30 bức thư pháp chữ Hán – Nôm và chữ Quốc ngữ do các ông đồ gửi về, được Ban tổ chức thẩm định và lựa chọn tham gia triển lãm với chủ đề tôn sư trọng đạo.
Ngọc Thành
Theo VNE
Hơn 100 ông đồ sẵn sàng cho chữ ở Văn Miếu
Cứ vào dịp Tết, "phố ông đồ" ở khu vực Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) lại tấp nập với hàng trăm ông đồ trổ tài, cho chữ lấy may ngày đầu xuân năm mới.
Không chỉ là hoạt động mang tính truyền thống thể hiện nét đẹp văn hóa của dân tộc trong dịp Tết cổ truyền, Hội chữ ông đồ đã trở thành sự kiện hàng năm được nhiều người dân quan tâm.
Năm nay sự tham gia của công chúng tại "phố ông đồ" vẫn chưa đông đúc bởi người dân đã quen cái "nết" tham quan phố này tại vỉa hè phố Văn Miếu
Ban tổ chức đã bố trí 130 lều khung sắt xung quanh hồ Văn (cạnh Văn Miếu Quốc Tử Giám) để hơn 100 "thầy đồ" ngồi cho chữ
Trước đó một số "ông đồ" đã viết đơn gửi UBND thành phố đề nghị tái lập phố ông đồ trên vỉa hè phố Văn Miếu. Tuy nhiên, với chủ trương Năm trật tự văn minh đô thị, thành phố đã không đồng tình
Khoảng 100 "ông đồ" được lựa chọn sau kỳ thi sát hạch đã chấp hành ngồi viết chữ ở khu vực bên hồ Văn. Các "ông bà đồ" đều được cấp thẻ hành nghề
Hội chữ Xuân vẫn thưa vắng người tham quan, xin chữ. Một số "ông đồ" ban ngày ngồi trong khu vực hồ Văn, tối lại ra vỉa hè viết chữ
Ông đồ già chờ khách Bà đồ Cát Lệ chia sẻ: "Viết thư pháp mang lại cho tôi rất nhiều điều, tính cách của tôi thay đổi nhiều, nhẫn nại, mềm mại hơn..."
Niềm vui của ông đồ già với khách quốc tế
Một số tác phẩm thư pháp
Hoàng Gia Bảo Vân
Theo Thanhnien
Cưỡng chế tháo dỡ điện thờ trong Văn Miếu Điện thờ bị tu sửa trái phép tại gò Kim Châu, trong khuôn viên hồ Văn, Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ được trả lại nguyên trạng. Ngày 12/10, lực lượng chức năng phường Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội) đã cưỡng chế tháo dỡ điện thờ được người dân tự ý cơi nới...