Hà Nội: Khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo các Ngân hàng châu Á
Sáng 11/5, Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo các Ngân hàng Châu Á lần thứ 17 ( The Asian Banker Summit 2016) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và The Asian Banker đồng tổ chức chính thức được diễn ra tại Hà Nội.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu tham dự hội nghị. (Ảnh: PV/Vietnam )
Việc lựa chọn Việt Nam lần thứ 2 đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo các Ngân hàng châu Á khẳng định sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với sự phát triển năng động của nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực vẫn còn nhiều biến động và phục hồi chậm trong thời gian qua.
Tham dự buổi lễ có hơn 1.000 đại biểu là lãnh đạo cấp cao của các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại đến từ hơn 30 quốc gia khu vực châu Á và các nước có nền kinh tế phát triển, bao gồm sự hiện diện của các ngân hàng như Standard Chartered, ANZ, HSBC… Nước chủ nhà Việt Nam có sự tham dự của Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, các ngân hàng thương mại của Việt Nam, các ngân hàng quốc tế, các tổ chức tài chính…
Ông Emmanuel Daniel, Chủ tịch Hiệp hội các nhà Lãnh đạo Ngân hàng châu Á cho rằng, tình hình kinh tế và tài chính của Việt Nam có nhiều cải thiện, Việt Nam có năng lực tuyệt vời để huy động được các định chế tài chính trong khu vực.
Lãnh đạo các tổ chức quốc tế cũng cho rằng, hội nghị lần này luôn được tổ chức tại các thủ đô của các quốc gia trong khu vực nhằm tạo ra cơ hội cho lãnh đạo các ngân hàng đối thoại vì ngành ngân hàng hiện chịu sự phát triển của nền kinh tế khu vực và nội tại của đất nước.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh và ủng hộ chủ đề của hội nghị lần này là “Các đột phá mới” – phản ánh tầm nhìn dài hạn với quyết tâm thực hiện đổi mới sáng tạo, hướng tới một cộng đồng tài chính-ngân hàng năng động, hiệu quả, vượt qua thách thức để cùng phát triển.
Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam khẳng định tiếp tục đổi mới toàn diện nền kinh tế, thực hiện nhất quán mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh để hội nhập quốc tế, hướng tới phát triển bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng, từng bước tiếp cận chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Tập trung cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo mọi thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước, phát huy mạnh mẽ dân chủ, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển và coi doanh nghiệp là động lực của phát triển kinh tế- xã hội. Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế, từ nay đến năm 2020 sẽ mở ra không gian thương mại tự do rộng lớn giữa Việt Nam với 55 đối tác, bao gồm tất cả thành viên Nhóm G7 và 15 thành viên của G-20.
Video đang HOT
Thời gian qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã thực hiện cải cách toàn diện nhằm phát huy tối đa được vai trò của mình cũng như đáp ứng sự phát triển năng động của một nền kinh tế đang đổi mới mạnh mẽ. Sau 5 năm cải cách, bức tranh toàn cảnh của toàn hệ thống đã được đổi thay tích cực, đóng góp quan trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng, được dư luận trong nước và quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Phát biểu tại buổi lễ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng nhấn mạnh: Ngân hàng Nhà nước xác định cải cách ngân hàng là một tất yếu khách quan và nhu cầu nội tại của hệ thống, cần được tiến hành thường xuyên, liên tục để chủ động đối phó với những khó khăn, biến các thách thức thành cơ hội phát triển bền vững trong tương lai.
Song song với quá trình cải cách hệ thống ngân hàng là việc Việt Nam đã chủ động và tích cực hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế. Hai dấu mốc quan trọng và gần đây nhất của tiến trình hội nhập ngành ngân hàng là việc cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được thành lập và kết thúc đàm phán, ký kết một loạt các Hiệp định thương mại tự do quan trọng, trong đó nổi bật là Hiệp định TPP.
Quá trình hội nhập quốc tế vừa là cơ hội vừa là áp lực và cả động lực để các cơ quan quản lý cũng như các tổ chức tài chính trong nước không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh. Do vậy, ngành ngân hàng đã nỗ lực hoàn thiện khuôn khổ thể chế, nâng cao năng lực xây dựng và hoạch định chính sách, thanh tra giám sát và quản lý hệ thống ngân hàng, tăng cường minh bạch hóa thông tin, năng lực thể chế, đồng thời đẩy mạnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu, tiến tới áp dụng các chuẩn mực quốc tế cao.
Thống đốc khẳng định thời gian tới, ngành ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách, hội nhập với hệ thống tài chính khu vực và thế giới, không ngừng nâng cao năng lực, áp dụng chuẩn mực quốc tế, đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia trên thị trường Việt Nam. Đồng thời, Thống đốc bày tỏ mong muốn trong giai đoạn cải cách mạnh mẽ sắp tới, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tham gia tích cực hơn nữa vào quá trình tái cơ cấu cùng các ngân hàng trong nước.
Trong khuôn khổ hội nghị, 6 hội thảo chuyên đề phản ánh sự đa dạng của ngành tài chính năng động ngày nay sẽ là cơ hội để các nhà Lãnh đạo ngân hàng thảo luận, chia sẻ, phân tích, trao đổi kinh nghiệm về các vấn đề quan trọng của ngành ngân hàng hiện nay như: Hội thảo về những thách thức trong quản lý ngân hàng và các nhà quản lý ngân hàng; hội thảo giao dịch ngân hàng quốc tế; hội nghị của các nhà hoạch định về công nghệ ngân hàng; hội thảo Thách thức Chuỗi cung cấp; cơ sở hạ tầng các thị trường tài chính; trường đào tạo các nhà lãnh đạo về công nghệ.
Hội nghị là cơ hội để cộng đồng quốc tế hiểu thêm về hệ thống ngân hàng của Việt Nam và giúp các ngân hàng Việt Nam phát triển các mối quan hệ quốc tế, thúc đẩy cạnh tranh, mở rộng thị trường.
Đồng thời, đây cũng là cơ hội lớn để Việt Nam thúc đẩy quá trình thu hút vốn đầu tư, tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ hiện đại cho ngành tài chính ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Hội nghị thượng đỉnh Ngân hàng Châu Á 2016 sẽ tiếp đón hơn 1.000 nhà lãnh đạo ngành trên toàn thế giới Hội nghị thượng đỉnh Ngân hàng Châu Á (Asian Banker Summit) là hội nghị thường niên lớn nhất khu vực quy tụ các nhà điều hành cấp cao và các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, dự kiến sẽ chào đón hơn 1.000 nhà lãnh đạo và nhà cải cách tương lai từ khắp nơi trên thế giới.
Theo Thuý Hà/Vietnamplus
Theo_Hà Nội Mới
VietinBank năm 2015: Lợi nhuận tăng trưởng vượt kế hoạch
Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch năm 2015, trong đó nhiều lĩnh vực như xử lý nợ xấu, tăng trưởng tín dụng... đã đạt kết quả cao hơn mức bình quân của ngành, năm 2015 khép lại với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã được đền đáp xứng đáng bằng một mùa quả ngọt bởi sự nỗ lực không ngừng của toàn hệ thống.
VietinBank luôn đi đầu trong công tác từ thiện và an sinh xã hội
Mặc dù có nhiều dự báo tích cực đối với nền kinh tế trong năm 2015, tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và VietinBank nói riêng trong năm qua vẫn gặp không ít thách thức.
Để đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng do Đại hội hội đồng cổ đông đề ra, ngay từ đầu năm, mỗi cán bộ, chi nhánh của VietinBank đã căng mình vào cuộc. Ban lãnh đạo VietinBank đã quyết liệt chủ động trong quản trị điều hành từ những tháng đầu năm để triển khai các hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị điều hành và cùng Ngân hàng Nhà nước tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém.
VietinBank tiếp tục khẳng định bước đi vững chắc với vai trò chủ lực, chủ đạo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam
Theo Chủ tịch HĐQT VietinBank Nguyễn Văn Thắng: Kết thúc năm 2015, VietinBank đã đạt được kết quả kinh doanh vượt bậc, các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) giao, tiếp tục khẳng định bước đi vững chắc với vai trò chủ lực, chủ đạo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và được nhiều danh hiệu ghi nhận của các tổ chức trong nước và quốc tế. Cụ thể: Tổng tài sản đạt 779.000 tỷ đồng, tăng 17,8% so với năm 2014 và đạt 104% kế hoạch ĐHĐCĐ giao; Tổng nguồn vốn huy động của VietinBank đạt 702.000 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2014 và đạt 103,8% kế hoạch; Dư nợ tín dụng đạt 674.000 tỷ đồng, tăng 24,2% so với năm 2014 và đạt 109,9% kế hoạch.
Không chỉ tăng trưởng dư nợ tín dụng thuộc nhóm cao nhất ngành ngân hàng và cao hơn rất nhiều so với mức tăng bình quân của ngành, nguồn vốn của VietinBank đã được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm, góp phần không nhỏ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, lĩnh vực, ngành hàng và cả nền kinh tế. Cho vay nền kinh tế của VietinBank năm 2015 đã đạt 537.000 tỷ đồng, tăng 22,1% so với đầu năm. Ngân hàng cũng áp dụng các biện pháp linh hoạt, đồng bộ thúc đẩy hoạt động tín dụng đã mang lại kết quả tích cực, không chỉ chuyển đổi về lượng mà còn chuyển đổi về chất trong hoạt động tín dụng. Dư nợ bán lẻ của VietinBank tăng mạnh 51% so với năm 2014; dư nợ khách hàng doanh nghiệp tăng 15,3%, trong đó phân khúc khách hàng vừa và nhỏ có sự tăng trưởng bứt phá ở mức 26% và khách hàng doanh nghiệp FDI tăng mạnh 37,5% so với năm 2014. Tỷ trọng dư nợ bán lẻ trong tổng dư nợ cho vay của VietinBank tăng từ mức 18,1% năm 2014 lên mức 22,4% năm 2015.
VietinBank khai trương Ngân hàng TNHH Công Thương Việt Nam tại Lào
Năm 2015, VietinBank cũng đã phát hành thành công hơn 8.000 tỷ đồng trái phiếu thứ cấp, bổ sung lượng vốn tự có nhằm nâng cao tỷ lệ an toàn vốn của VietinBank, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của NHNN và tiệm cận các chuẩn mực của Basel II. Hoạt động đầu tư của VietinBank năm qua đạt 136.000 tỷ đồng, trong đó, hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp có bước tiến vượt trội với tốc độ tăng trưởng đạt trên 30%.
Từ những kết quả kinh doanh đẩy khởi sắc đã mang lại lợi nhuận trước thuế hợp nhất cho ngân hàng trong năm 2015 là 7.360 tỷ đồng, đạt 100,8% kế hoạch ĐHĐCĐ. Tỷ suất sinh lời ROAE và ROAA lần lượt là 10,2% và 1,0%, đạt kế hoạch ĐHĐCĐ đề ra. VietinBank tiếp tục là ngân hàng đứng đầu về lợi nhuận trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, lợi ích của các cổ đông được đảm bảo. Đây cũng là những yếu tố đã giúp tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ tín dụng của ngân hàng giảm đáng kể, còn 0,85%, thấp hơn mức bình quân toàn ngành.
Năm 2015, VietinBank tiếp tục phát huy vai trò ngân hàng thương mại trụ cột của ngành ngân hàng, tích cực tham gia hỗ trợ các ngân hàng thương mại yếu kém thực hiện tái cơ cấu theo chủ trương của Chính phủ và NHNN, góp phần lành mạnh hóa, nâng cao hiệu quả và an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng. Với sự hỗ trợ từ phía VietinBank, hoạt động của hai ngân hàng GP.Bank và OceanBank đã dần đi vào ổn định và đạt được những kết quả khả quan.
Song hành với mục tiêu kinh doanh, các hoạt động xã hội, cộng đồng cũng được ngân hàng chú trọng thực hiện, triển khai trong năm qua. Công tác từ thiện, an sinh xã hội tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc đã được VietinBank thực hiện với tổng số tiền trên 500 tỷ đồng.
Tại hội nghị triển khai hoạt động năm 2016, Chủ tịch HĐQT VietinBank Nguyễn Văn Thắng đã nhấn mạnh: Trong năm nay, VietinBank sẽ thúc đẩy tăng trưởng quy mô đồng thời đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng; tiếp tục giữ vị trí hàng đầu trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp và bán lẻ; hoàn thành đề án thanh toán tại ngân hàng cũng như hoàn thành chuẩn hóa mô hình tổ chức, nguồn nhân lực. Đây sẽ là tiền đề để "Xây dựng VietinBank thành ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn nhất vào năm 2017, có vốn tự có tốt nhất, chất lượng, hiệu quả hoạt động tốt nhất để năm 2017 là ngân hàng toàn diện, đủ sức đủ lực tham gia vào thị trường quốc tế" Chủ tịch Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh.
PV
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Chặng đường phát triển ngân hàng qua góc nhìn kiểm toán Từ những ngày đầu thành lập cho đến nay, ngành ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của toàn ngành kinh tế. Với sự cập nhật công nghệ, các sản phẩm ngân hàng ngày càng phong phú, đa dạng Đặc biệt, trong hơn 2 thập kỷ vừa qua, các ngân hàng đã có những...