Hà Nội “kêu” thiếu xe taxi trong sân bay Nội Bài
Theo lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, hiện nay, nhà ga sân bay Nội Bài mở rộng, nhu cầu hành khách đi lại tăng cao. Tuy nhiên, số lượng xe taxi ở sân bay hiện nay là quá ít, do đó, cần tăng thêm từ 500-600 xe.
Tại cuộc họp với Bộ Giao thông vận tải về công tác quản lý nhà nước tronglĩnh vực giao thông vận tải, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giám thiểu ùn tắc giao thông chiều qua, ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, từ năm 2012 đến nay, Hà Nội đã tạm thời không cấp phép mới đăng ký kinh doanh taxi. Trong khi đó, hiện nay, nhà ga sân bay Nội Bài mở rộng, nhu cầu hành khách đi lại tăng cao (10 triệu hành khách/năm).
Tuy nhiên, số lượng xe taxi ở sân bay hiện nay là quá ít và chưa đáp ứng đủ nhu cầu đi lại của người dân. Do đó, Sở Giao thông vận tải đề nghị Bộ Giao thông vận tải cho tăng thêm từ 500-600 xe taxi vận chuyển khách, chủ yếu là buổi đêm ở cụm cảng sân bay Nội Bài bởi số xe trong sân bay không đáp ứng đủ nhu cầu đi lại của hành khách.
Cùng với đề nghị trên, lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng kiến nghị Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam in phù hiệu “xe taxi” cấp cho các đơn vị trên địa bàn Hà Nội có màu sắc riêng và nghiên cứu chất liệu phù hiệu bảo đảm không bị mất màu trong quá trình sử dụng.
Do nhu cầu mở rộng sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội vừa yêu cầu tăng thêm 500-600 xe taxi trong khu vực sân bay để phục vụ hành khách đi lại do các xe hiện có không đáp ứng đủ nhu cầu. Ảnh: Tùng Nguyễn
Video đang HOT
Sở dĩ có đề xuất này theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội là do , việc này nhằm để hạn chế các đơn vị đăng ký hoạt động và xin cấp phù hiệu tại các Sở Giao thông vận tải địa phương lân cận sau đó lại đưa xe về Hà Nội hoạt động làm tăng số lượng xe taxi, gây mất trật tự an ninh trên địa bàn Thủ đô.
Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng kiến nghị, rút ngắn thời hạn có hiệu lực của phù hiệu và quy định các đơn vị vận tải phải trả lại phù hiệu cũ khi gia hạn, cấp đổi phù hiệu “xe taxi” tránh tình trạng sửa chữa, lợi dụng hoạt động taxi “dù”.
Thống kê của Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho thấy, hiện tại toàn thành phố có 107 doanh nghiệp, trong đó 105 công ty và 2 Hợp tác xã taxi. Tổng số lượng phương tiện là 17.000 xe với khoảng 20.000 lái xe taxi. Trung bình hàng năm vận chuyển được 100 triệu lượt hành khách.
Cách đây gần 1 năm, trước sự gia tăng nhanh chóng của các hãng và số lượng xe taxi trên địa bàn thành phố, Sở Giao thông vận tải đã tuyên bố tạm ngừng cấp phép mới taxi nhằm hạn chế sự gia tăng của phương tiện này và để hạn chế ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, mới dừng cấp phép thành lập mới hãng taxi được hơn một năm, Hà Nội lại kêu thiếu taxi trong sân bay.
Taxi có màu sắc riêng là một ưu thế
Trước đề xuất của Sở Giao thông vận tải, phát biểu ý kiến tại cuộc họp, ông Khuất Việt Hùng, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) cho rằng, taxi có một màu sắc riêng để nhận dạng là một ưu thế, nhưng quy định này có thể chỉ có riêng ở các đô thị đặc biệt như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
“Dự thảo sửa đổi Nghị định 91, 93 về điều kiện kinh doanh vận tải đã bổ sung quy định taxi phải được gắn thiết bị giám sát hành trình. Điều này có nghĩa là taxi hoạt động ở đâu, trên địa bàn nào thì Tổng cục Đường bộ nắm được hết và Sở Giao thông vận tải hoàn toàn có thể truy cập thông tin này,” ông Vụ trưởng Vụ Vận tải đưa ra giải pháp chấn chỉnh hoạt động taxi.
Chia sẻ với những “rắc rố” của Giám đốc Sở Giao thông vận tải đang gặp phải từ xe taxi ngoại tỉnh về Hà Nội, ông Nguyễn Đức Thắng, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng, thời gian qua, xe kinh doanh taxi ngoại tỉnh đến địa bàn Thủ đô hoạt động rất nhiều, gây khó khăn cho kiểm soát. Do đó, ông Thắng cho biết, Tổng cục Đường bộ Việt Nam ủng hộ kiến nghị in phù hiệu xe taxi riêng của Hà Nội và sẽ phối hợp với Sở Giao thông vận tải để triển khai phương án này.
Tuy nhiên, trước đề xuất của Sở Giao thông vận tải về việc rút ngắn thời hạn cấp phù hiệu taxi, ông Thắng cho rằng, nếu thời hạn phù hiệu ngắn quá thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc cấp đổi, do đó cần nghiên cứu kỹ việc này.
Tùng Nguyễn
Theo_VnMedia
Bộ trưởng Giao thông yêu cầu rà soát biển báo không đúng quy định
Trước tình trạng hiện nay trên nhiều tuyến quốc lộ tránh đang được cắm biển báo không đúng với tốc độ thiết kế và quy định, gây bức xúc cho cánh lái xe, Bộ Giao thông vận tải vừa yêu cầu các đơn vị rà soát lại hệ thống biển báo...
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng vừa ký văn bản yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố; Khu Quản lý đường bộ II, IV, V, VII; Nhà đầu tư BOT tuyến quốc lộ tránh phải rà soát biển báo hạn chế tốc độ trên các đoạn tuyến quốc lộ tránh thành phố, thị xã.
Theo công văn này, thời gian vừa qua, được sự quan tâm của Chính phủ, Bộ GTVT, nhiều dự án tránh khu đô thị, khu đông dân cư, đã được đầu tư xây dựng mới, góp phần quan trọng làm giảm tỷ lệ tai nạn giao thông, tạo thuận lợi cho người tham gia giao thông và đem lại hiệu quả khai thác cho tuyến đường. Tuy nhiên, hiện nay, trên nhiều tuyến quốc lộ tránh đang được cắm biển báo không đúng với tốc độ thiết kế và quy định của Bộ GTVT, gây bức xúc trong xã hội.
Bộ Giao thông vận tải vừa yêu cầu rà soát lại hệ thống biển báo hạn chế tốc độ trên các tuyến quốc lộ.
Vì vậy, Bộ trưởng yêu cầu Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông chủ trì phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam lập kế hoạch kiểm tra biển báo tốc độ trên các các tuyến tránh của nhà đầu tư BOT, nếu biển báo tốc độ không đúng theo quy định, nhà đầu tư phải điều chỉnh ngay cho phù hợp.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các khu quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiểm tra, rà soát biển báo tốc độ trên các tuyến quốc lộ tránh do đơn vị quản lý để có biện pháp khắc phục ngay tình trạng những biển báo tốc độ không đúng quy định và tốc độ thiết kế tuyến đường; báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 31/10/2013.
Vạn Xuân
Theo_VnMedia
Chế độ tập sự cán bộ lãnh đạo, quản lý phải gắn với quy hoạch Chiều 24-3, tại Trụ sở Chính phủ, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng đã chủ trì cuộc họp về Đề án thí điểm chế độ tập sự cán bộ lãnh đạo, quản lý. Dự thảo Đề án của Bộ Nội vụ đưa ra thời gian tập sự là 12-24 tháng từ cấp Thứ trưởng đến cấp...