Hà Nội hưởng ứng Chiến dịch Giờ trái đất 2019: Tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường
Tối ngày 10/3, lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch Giờ trái đất 2019 trên địa bàn Hà Nội đã diễn ra nhằm hưởng ứng Kế hoạch tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu của UBND TP. Hà Nội 2019.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Thanh Hải- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, Chiến dịch Giờ trái đất TP.Hà Nội 2019 được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, thực hiện các biện pháp quản lý, đổi mới công nghệ, đồng thời tăng cường thực thi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trên địa bàn thành phố.
Sinh viên tại Hà Nội tham gia buổi lễ phát động Chiến dịch Giờ trái đất 2019.
“Chúng tôi kêu gọi từng cá nhân trong cộng đồng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; các tổ chức, doanh nghiệp triển khai ứng dụng, đổi mới trang thiết bị, quy trình quản lý sản xuất nhằm giảm chỉ số phát thải thấp nhất; hình thành mạng lưới sản xuất, tiêu dùng bền vững nhằm bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô”, ông Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh.
Sau lễ phát động, Sở Công Thương Hà Nội sẽ triển khai các hoạt động nhằm hưởng ứng Giờ trái đất năm 2019 trên địa bàn Hà Nội, như: Cam kết sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả tại các doanh nghiệp, các hộ gia đình, kết nối với các nhà máy thực hiện sáng kiến tiết kiệm điện trong sản xuất; thực hiện tọa đàm với chủ đề “Giải pháp năng lượng xanh cho tương lai”; trưng bày nghệ thuật ngoài trời tại cộng đồng dân cư, tuyên truyền qua mạng truyền thông nhằm lan tỏa ý nghĩa của chiến dịch; ngày 30/3 sẽ tổ chức sự kiện chính “ Lễ tắt đèn hưởng ứng Chiến dịch Giờ trái đất 2019″…
Trước đó, sáng ngày 10/3, Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2019 đã được khởi động tại phố đi bộ Hoàn Kiếm (Hà Nội) với thông điệp: “Tiết kiệm năng lượng, bảo vệ Trái Đất”. Chiến dịch Giờ Trái đất tại Việt Nam là hoạt động thường niên trong suốt 11 năm qua, do Bộ Công Thương chủ trì tổ chức thực hiện, cùng sự hỗ trợ của nhiều doanh nghiệp.
Video đang HOT
Ở thời điểm bắt đầu với Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2009, Việt Nam chỉ có sáu tỉnh, thành phố tham gia, nhưng đến nay, sự kiện này đã nhận được sự hưởng ứng của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, với sự hưởng ứng sâu rộng của các tổ chức, các doanh nghiệp, đặc biệt là người dân, các phương tiện truyền thông.
Ban Tổ chức chương trình cho biết, trong suốt tháng 3/2019, nhiều hoạt động ý nghĩa trong Chiến dịch sẽ được tổ chức như cam kết sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả tại các doanh nghiệp, các hộ gia đình, giao lưu với các khối trường học; kết nối với các nhà máy thực hiện sáng kiến tiết kiệm điện trong sản xuất; tọa đàm với chủ đề “Giải pháp năng lượng xanh cho tương lai”, hoạt động trưng bày nghệ thuật ngoài trời tại cộng đồng dân cư…
Đặc biệt, nghi thức Lễ Tắt đèn hưởng ứng chiến dịch sẽ được tổ chức từ 20 giờ tới 21 giờ 30 phút ngày 30/3/2019, ở khu vực Quảng trường Cách mạng tháng Tám, thành phố Hà Nội…
Trong Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2018, sau 1 giờ kêu gọi hưởng ứng tắt đèn và giảm thiểu sử dụng các thiết bị điện không cần thiết, cả nước đã tiết kiệm được lượng điện năng là 485.000kWh, tương đương với giá trị khoảng 834 triệu đồng.
Giờ Trái đất là sáng kiến của Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng trên thế giới, được tổ chức lần đầu vào năm 2007. Tính đến nay, đã có khoảng 7.000 thành phố thuộc 172 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia hưởng ứng chiến dịch.
Lê Kim Liên
Theo BaoVietQ.vn
Giáp Tết, lại lo... thực phẩm bẩn
Tăng cường công tác thanh kiểm tra, vận động, tuyên truyền các hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) là những giải pháp chủ yếu Sở Công Thương Hà Nội triển khai để đảm bảo cung ứng sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.
Liên tiếp bắt giữ thực phẩm bẩn
Chiều 10.1, lực lượng chức năng Hà Nội đã bắt giữ một vụ buôn lậu hàng tấn bánh kẹo dành cho trẻ em giả nhãn mác Thái Lan, Hàn Quốc. Theo khai nhận của người vận chuyển, số bánh kẹo này có xuất xứ từ Trung Quốc. Trong đó, có nhiều loại dành cho trẻ em, dưới dạng kẹo cao su, với bao bì bắt mắt nhưng khi mở ra lại có mùi hắc xộc lên rất mạnh.
Trước đó, sáng 29.12.2018, Công an TP.Hà Nội và Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 17 (Cục QLTT Hà Nội) đã thu giữ một số lượng lớn nầm lợn bẩn được vận chuyển từ Lạng Sơn về Hà Nội tiêu thụ với khối lượng lên đến 2,5 tấn. Mặc dù vẫn còn nguyên nhãn mác xuất xứ nhưng quan sát thấy, sản phẩm đã xuất hiện nhiều chỗ mốc xanh, mốc đỏ và có chỗ phân hủy.
Hà Nội tăng cường thanh kiểm tra để đảm bảo ATTP trước, trong và sau Tết Nguyên đán. ảnh: Khánh Nguyên
Trước tình trạng vệ sinh ATTP diễn biến phức tạp, nhất là vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, mới đây, UBND TP.Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 230 về bảo đảm ATTP phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Theo đó, từ ngày 25.12.2018 đến hết ngày 25.3.2019, toàn thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành ATTP. Cụ thể, cấp thành phố sẽ tổ chức 3 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành ATTP, kiểm tra công tác triển khai kế hoạch của các quận, huyện, xã, phường, thị trấn và sở, ngành; kiểm tra thực tế tại một số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn được phân công phục vụ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và lễ hội Xuân năm 2019. Cấp huyện thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành ATTP; có nhiệm vụ kiểm tra việc triển khai thực hiện tại các xã, phường, thị trấn, lễ hội, các cơ sở dịch vụ, sản xuất hộ gia đình, đại lý thực phẩm...
Tăng kiểm tra, giám sát
Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, năm 2018, Sở đã cấp 1.326 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
ATTP cho cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền. Trong đó cấp mới, cấp lại 1.166 giấy chứng nhận; cấp đổi tên 160 giấy chứng nhận. Đã cấp 229 giấy xác nhận kiến thức ATTP cho tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm với 5.700 người.
Đồng thời, Sở cũng tiếp nhận hơn 9.000 hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm của 1.385 lượt doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm. UBND các quận, huyện, thị xã đã xác nhận kiến thức về ATTP cho 20.267/21.416 người kinh doanh trong chợ, đạt tỷ lệ 94,6%; ký cam kết bảo đảm ATTP cho 19.982/21.044 cơ sở kinh doanh trong chợ, đạt tỷ lệ 95%.
Sở Công Thương TP.Hà Nội cũng đưa ra mục tiêu phấn đấu 100% người quản lý, 82% người sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý của ngành công thương có kiến thức thực hành đúng về ATTP và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; 100% cán bộ làm công tác ATTP của ngành công thương được cập nhật kiến thức về quản lý, chuyên môn kỹ thuật về ATTP. Phấn đấu 95% số cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc diện cấp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP theo đúng quy định của pháp luật hiện hành...
Theo Danviet
Sản xuất theo chuỗi, thực phẩm an toàn hơn Với sự vào cuộc đồng bộ của các sở, ngành, vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn TP.Hà Nội đã đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm ATTP vẫn diễn ra thường xuyên và ngày càng phức tạp, đòi hỏi sự vào cuộc của chính quyền địa phương phải quyết liệt hơn. Sự vào...