Hà Nội hướng dẫn trình tự thủ tục để khai thác, sử dụng “cây sưa trăm tỷ”
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản giao các cơ quan có liên quan hướng dẫn người dân về trình tự, thủ tục cụ thể để khai thác sử dụng “cây sưa trăm tỷ” ở thôn Phụ Chính, huyện Chương Mỹ.
Hà Nội đã có văn bản hướng dẫn trình tự thủ tục để người dân thôn Phụ Chính khai thác sử dụng “cây sưa trăm tỷ” (Ảnh: Nguyễn Trường).
Liên quan đến vụ việc người dân thôn Phụ Chính, xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) có nguyện vọng bán “cây sưa đỏ trăm tỷ” để phục vụ chi phí cho việc tâm linh và các công trình phúc lợi của thôn, UBND TP Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo xử lý.
Cụ thể, xét báo cáo số 612/BC-UBND ngày 20/9 của UBND huyện Chương Mỹ “đề xuất việc xử lý số tiền giai đoạn 2 dự án trùng tu, tôn tạo Chùa Vĩnh Phúc và khai thác số gỗ sưa còn lại ở thôn Phụ Chính, xã Hòa Chính”, ông Lê Hồng Sơn – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đồng ý với đề xuất của Sở Tài chính Hà Nội. Qua đó, UBND huyện Chương Mỹ sẽ hướng dẫn cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính và triển khai thực hiện theo quy định.
“Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm thành phố phối hợp với UBND huyện Chương Mỹ, các đơn vị liên quan hướng dẫn cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính trình tự thủ tục cụ thể để khai thác, sử dụng đối với gỗ sưa, cây sưa còn lại theo quy định của pháp luật, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 20/10/2018″ – công văn nêu rõ.
Hà Nội cũng yêu cầu UBND huyện Chương Mỹ tiếp tục chỉ đạo UBND xã Hòa Chính thông tin, tuyên truyền vận động người dân ở thôn Phụ Chính chấp hành đúng các chủ trương hiện hành.
Như Dân trí đã phản ánh trước đó, trong khuôn viên ngôi chùa ở thôn Phụ Chính có cây sưa đỏ tuổi đời trên 130 năm. Ở thời điểm gỗ sưa đắt đỏ, cây này được trả giá trên 100 tỷ đồng.
Năm 2015, vụ bán đấu giá một phần cây sưa này từng gây xôn xao khi giá trị giao dịch lên tới hơn 31 tỷ đồng. Đến năm 2016, người dân thôn Phụ Chính đã làm đơn xin chính quyền cấp phép bán cây sửa để phục vụ nhiều công trình phúc lợi, trùng tu các di tích nhưng chưa nhận được sự đồng ý. Hiện nay nhiều vị trí trên cây sưa đã ải mục do thời tiết tác động.
Nguyễn Trường
Video đang HOT
Theo Dantri
Cận cảnh 'cây sưa trăm tỉ' ở chùa Vĩnh Phúc, Hà Nội
Ông Đinh Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ, cho biết thông tin UBND TP Hà Nội có văn bản đồng ý cho dân khai thác và bán cây sưa "trăm tỉ" tại xã Hòa Chính là không chính xác.
Cây sưa đỏ hàng trăm tuổi từng được định giá lên tới 100 tỉ đồng tại thôn Phụ Chính xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội ẢNH TRẦN THANH
Sáng 9.10, ông Đinh Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ, cho biết thông tin TP Hà Nội có văn bản đồng ý cho dân khai thác và bán cây sưa đỏ "trăm tỉ" tại thôn Phụ Chính, xã Hòa Chính (huyện Chương Mỹ) là không chính xác, văn bản không hề có nội dung đó.
Lãnh đạo thành phố mới chỉ dừng ở việc giao các cơ quan chức năng hướng dẫn cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính trình tự các thủ tục để khai thác và sử dụng số gỗ sưa này theo quy định của pháp luật, và báo cáo thành phố trước 20.10 tới.
"UBND TP giao cho sở NN - PTNT chủ trì phối hợp với kiểm lâm hướng dẫn cộng đồng dân cư làm đề xuất, sau đó Sở NN - PTNT sẽ báo cáo lên thành phố cho hướng giải quyết", ông Hùng cho biết.
Ông Nguyễn Văn Chính, Chủ tịch UBND xã Hòa Chính (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết, cây sưa đỏ quý nói trên nằm trong khuôn viên chùa Vĩnh Phúc ở thôn Phụ Chính, có tuổi đời lên tới hàng trăm năm.
"Năm 2010, một phần cây sưa đã được dân làng bán với giá 20,5 tỉ đồng. Nhưng sau đó, số gỗ này bị tịch thu và được UBND huyện Chương Mỹ bán đấu giá vào năm 2015, đã giao dịch thành công với giá hơn 31 tỉ đồng", ông Chính cho biết.
Cũng theo Chủ tịch xã Hòa Chính, số tiền hàng chục tỉ do bán đấu giá cây sưa khi đó đã được chuyển vào ngân sách của xã để sau này phục vụ việc xây dựng các công trình phúc lợi ở xã và thôn.
Trả lời câu hỏi về việc trong thời gian tới, liệu cây sưa quý tại địa phương có được bán hay không, do một phần cây hiện đang bị chết dần do mối mọt phá hủy, ông Chính cho biết: "Hiện UBND xã chưa nhận được bất cứ văn bản nào từ cấp trên về việc bán cây sưa này, và nếu được thành phố chấp thuận thì cây sưa sẽ được bán đấu giá công khai".
Cũng trong sáng 8.10, chúng tôi có mặt tại chùa Vĩnh Phúc để có thể trực tiếp ngắm nhìn "cây sưa trăm tỉ" này. Theo quan sát, cây sưa đỏ quý nằm ngay phía cổng trước của ngôi chùa, hiện một phần nhánh cây lớn đã bị cắt và bán năm 2010 như đã biết. Cả phần thân cây còn lại từ gốc cho tới ngọn đang được quây bằng thép để tránh kẻ xấu vào trộm cắp. Phần gốc và thân giữa cây có dấu hiệu bị mối mọt xâm hại.
Một số hình ảnh cây sưa đỏ từng được định giá trăm tỉ đồng:
Cây sưa đỏ có tuổi đời hàng trăm năm từng được định giá 100 tỉ đồng tại chùa Vĩnh Phúc, thôn Phụ Chính, xã Hòa Chính (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) ẢNH TRẦN THANH
Toàn bộ phần thân cây sưa được người dân dùng thép quấn xung quanh để tránh kẻ xấu vào cưa trộm ẢNH TRẦN THANH
Vết cắt một nhánh của cây sưa đã được bán đấu giá thu hơn 31 tỉ đồng ẢNH TRẦN THANH
Hiện tại phần thân giữa và gốc của cây sưa đang có dấu hiệu bị mối mọt xâm hại rất có thể dẫn tới việc cây bị chết dần ẢNH TRẦN THANH
Cây sưa đỏ quý được người dân địa phương ví như "khối vàng lộ thiên" nằm ngay sát cổng chùa Vĩnh Phúc ẢNH TRẦN THANH
Theo người dân, bên cạnh cây sưa đỏ quý hiếm là một cây sưa trắng, nhưng giá trị cây sưa trắng không cao bằng sưa đỏ ẢNH TRẦN THANH
Tán lá của cây sưa trắng bên cạnh "cây sưa đỏ trăm tỉ" trong chùa Vĩnh Phúc ẢNH TRẦN THANH
Theo TNO
Chương Mỹ phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới trong 2 năm nữa Là một huyện có xuất phát điểm thấp, song đến nay Chương Mỹ (Hà Nội) đã có 21/30 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Để đạt mục tiêu huyện NTM vào năm 2020, Chương Mỹ cần nỗ lực rất lớn để hoàn thành những tiêu chí chưa đạt. Lấy dân làm chủ thể trong xây dựng NTM Theo ông Nguyễn Minh Ngọc...