Hà Nội-Huế-Sài Gòn trong hành trình di sản và an ninh quốc gia
Việc kết nghĩa của ba thành phố có ý nghĩa chính trị sâu sắc, mở ra phong trào kết nghĩa giữa các địa phương hai miền Nam-Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
khách du lịch tham quan Cố đô Huế. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)
Ngày 18/5, tại thành phố Huế (Thừa Thiên-Huế) đã diễn ra Hội thảo khoa học “Hà Nội-Huế-Sài Gòn trong hành trình di sản và an ninh quốc gia” do Đại học Huế tổ chức.
Đây là hoạt động nhân kỷ niệm 60 năm Lễ kết nghĩa Hà Nội-Huế-Sài Gòn, 45 năm giải phóng tỉnh Thừa Thiên-Huế và 1.010 năm Thăng Long-Hà Nội; là dịp ôn lại lịch sử mối tình kết nghĩa keo sơn của ba thành phố, tìm hiểu chiều sâu hình ảnh Việt Nam thống nhất, giáo dục tinh thần đoàn kết yêu nước.
Hội thảo đã nhận được nhiều báo cáo có chất lượng của các nhà khoa học, nghiên cứu trong cả nước. Các báo cáo không chỉ đóng góp nhiều nội dung mới về sử học, văn hóa, quốc phòng và an ninh, nghiên cứu Phật học…, mà còn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa ba tỉnh, thành phố trong tương lai.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế Phan Thiên Định cho biết việc kết nghĩa của ba thành phố có ý nghĩa chính trị sâu sắc, mở ra phong trào kết nghĩa giữa các địa phương hai miền Nam-Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Kết tinh cao đẹp của sự đoàn kết Hà Nội-Huế-Sài Gòn là thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta với Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Video đang HOT
“60 năm qua, Hà Nội-Huế-Sài Gòn càng gắn bó keo sơn, tình nghĩa. Với bề dày lịch sử của ba trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, ba thành phố gắn bó trong một chỉnh thể thống nhất, có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận và thực tiễn, không những là xu thế khách quan của lịch sử mà còn là tình cảm chính đáng của nhân dân ba miền; thể hiện sức sống mãnh liệt của dân tộc, trở thành động lực phát triển đất nước,” Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thừa Thiên-Huế Phan Thiên Định chia sẻ.
Một số báo cáo đáng chú ý được trình bày tại hội thảo như “Hà Nội-Huế-Sài Gòn trong cuộc mở cõi và định cõi, hoàn thành thống nhất đất nước Việt Nam từ thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 19″ của Giáo sư-Tiến sỹ-Nhà giáo nhân dân Nguyễn Quang Ngọc – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; “Tầm nhìn Trần Nhân Tông với Học thuyết Cư Trần lạc đạo” của Thượng tọ-Tiến sỹ Thích Phước Đạt – Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh; “Giáo dục Phật giáo với trục Huế-Hà Nội-Sài Gòn” của Thượng tọa-Tiến sỹ Thích Nguyên Đạt – Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế…
Theo Giáo sư-Tiến sỹ-Nhà giáo nhân dân Nguyễn Quang Ngọc – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hà Nội-Huế-Sài Gòn trong mối tương quan và hỗ trợ lẫn nhau đã trở thành ba trụ cột quyết định mọi thành công trong suốt trường kỳ lịch sử mở cõi, định cõi thống nhất đất nước, dân tộc.
Truyền thống quý báu này cần được nhận diện một cách đầy đủ, chuẩn xác và khai thác, nhân lên những giá trị vĩnh hằng của nó trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay.
Hiện nay, Hà Nội là thủ đô kinh tế-chính trị, Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế, Huế vẫn tiếp tục giữ vai trò là Cố đô với đặc trưng là nơi chứa đựng đầy đủ nhất giá trị văn hóa, lịch sử, nhân văn của Việt Nam, là trung tâm y tế, giáo dục lớn tương đương Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, Huế đang đứng trước nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với hai thành phố trên…
Tiến sỹ Phạm Đình Hằng, Phân viện trưởng Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế, cho rằng khởi động lực hút ở vùng đất Cố đô tất yếu phải xác định được lợi thế, vị thế trung tâm của dải đất miền Trung-Tây Nguyên.
Từ đây giải quyết tốt nhu cầu liên kết như liên kết ngành, liên kết địa phương, liên kết cá nhân và tập thể dưới dạng những êkíp hoạt động hữu hiệu, thiết thực mang lại hiệu quả trên tinh thần giải quyết hài hòa các mối quan hệ giữa quyền lợi và trách nhiệm.
Đất nước trọn niềm vui
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam đã lập nên nhiều chiến công hiển hách, tổ chức và thực hành thắng lợi nhiều chiến dịch lớn, trong đó Chiến dịch Hồ Chí Minh - trận quyết chiến chiến lược cuối cùng trong 21 năm kháng chiến lâu dài gian khổ là chiến công vang dội nhất. Từ đây, đất nước trọn niềm vui, non sông liền một dải.
Nhân dân Sài Gòn đón chào quân giải phóng tiến vào thành phố, ngày 30-4-1975. Ảnh tư liệu
1. Mùa xuân năm 1975, trải qua hơn một tháng liên tục tiến công và nổi dậy với đòn tiến công sấm sét ở Tây Nguyên và đòn tiến công chiến lược giải phóng Trị - Thiên - Huế, Đà Nẵng, quân dân ta đã giành được thắng lợi to lớn. Vùng giải phóng được mở rộng, chiếm 3/4 đất đai và gần 1/2 dân số miền Nam. Một cục diện mới chưa từng có đã mở ra. Thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam đã đến.
Trong phiên họp lịch sử ngày 25-3-1975, Bộ Chính trị chủ trương: "Tập trung nhanh nhất lực lượng (từ 12 sư đoàn trở lên), binh khí, kỹ thuật và vật chất giải quyết xong Sài Gòn - Gia Định trước mùa mưa". Sáng 31-3-1975, Bộ Chính trị họp mở rộng bàn về đòn chiến lược cuối cùng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy. Tại cuộc họp này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề nghị khẩn trương xây dựng kế hoạch tác chiến, thực hiện bao vây chiến lược ở phía Đông và phía Tây Sài Gòn - Gia Định, sử dụng nắm đấm chủ lực, bất ngờ thọc sâu tiêu diệt địch. Đánh một trận là thắng. Phương châm là "thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng".
Đêm 7-4-1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra mệnh lệnh cho các cánh quân đang tiến về Sài Gòn: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng...". Bức điện được bộ phận cơ yếu lập tức truyền đi khắp các mặt trận trên toàn miền Nam đã truyền đạt quyết tâm cao nhất của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương tới các cấp lãnh đạo và chỉ huy chiến trường, tới mỗi đảng viên, chiến sĩ để chủ động sáng tạo, thừa thắng xốc tới, hướng mọi hành động theo phương châm "thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng".
Ngày 8-4-1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam làm Tư lệnh; Bí thư Trung ương Cục miền Nam Phạm Hùng làm Chính ủy. Các đồng chí Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Lê Đức Anh, Trung tướng Lê Trọng Tấn, Trung tướng Đinh Đức Thiện làm Phó Tư lệnh chiến dịch; Trung tướng Lê Quang Hòa, Phó Chính ủy; Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền, quyền Tham mưu trưởng chiến dịch. Riêng Trung tướng Lê Trọng Tấn, Lê Quang Hòa còn kiêm Tư lệnh và Chính ủy cánh quân Duyên hải Đông và Đông Nam Sài Gòn. Trung tướng Lê Đức Anh kiêm Tư lệnh Đoàn 232 cánh quân Tây Nam. Đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam phụ trách công tác nổi dậy. Đồng chí Võ Văn Kiệt được cử làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định tổ chức lãnh đạo quần chúng nổi dậy và phụ trách công tác tiếp quản sau khi thành phố hoàn toàn giải phóng.
Ngay sau khi thành lập, Bộ Chỉ huy chiến dịch họp thảo luận đề ra cách đánh sao cho phát huy được sức mạnh tổng hợp của các quân, binh chủng, các lực lượng quân sự, chính trị, binh vận và nhân dân, đánh đòn quyết định kết thúc chiến tranh nhanh nhất, gọn nhất, ít tốn xương máu nhất và giữ cho thành phố Sài Gòn nguyên vẹn. Đây là nhiệm vụ đòi hỏi trí tuệ của Bộ Chỉ huy phải vượt trội về mọi mặt, phải sáng suốt, táo bạo và khoa học. Sau khi cân nhắc, tính toán kỹ cả về cục diện giữa ta và địch cũng như các phương án có thể xảy ra, Bộ Chỉ huy chiến dịch đi tới nhất trí cách đánh trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định là: "Dùng một bộ phận lực lượng thích hợp trên từng hướng, đủ sức hình thành bao vây, chia cắt, chặn giữ quân địch lại không cho chúng co cụm về Sài Gòn, tiêu diệt và làm tan rã tại chỗ các sư đoàn chủ lực của địch phòng thủ vòng ngoài, đồng thời dùng lực lượng mạnh, nhanh chóng thọc sâu đánh chiếm các địa bàn then chốt ở vùng ven, mở đường cho các binh đoàn đột kích binh chủng hợp thành cơ giới hóa mạnh đã được tổ chức chặt chẽ, tiến nhanh theo các trục đường lớn đánh thẳng vào 5 mục tiêu đã được chọn lựa trong nội thành".
2. Ngày 14-4-1975, theo đề nghị của Bộ Chỉ huy chiến dịch, Bộ Chính trị gửi đến mặt trận bức điện số 37/TK lúc 19h: "Đồng ý chiến dịch Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh". Có thể nói, chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện niềm tin của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân chiến dịch này sẽ thắng lợi trọn vẹn, không một thế lực nào có thể ngăn cản được, tăng thêm sức mạnh cho bước chân thần tốc của quân và dân ta nhanh đến điểm hẹn lịch sử - giải phóng Sài Gòn - giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngày 22-4-1975, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng điện cho Bộ Chỉ huy chiến dịch: "Thời cơ quân sự và chính trị để mở cuộc Tổng tiến công vào Sài Gòn đã chín muồi. Ta cần tranh thủ từng ngày, kịp thời phát động tiến công địch trên các hướng, không để chậm. Nếu để chậm thì không có lợi cả về quân sự và chính trị. Kịp thời hành động lúc này là bảo đảm chắc chắn nhất để giành thắng lợi hoàn toàn. Hiện nay thời cơ thúc đẩy chúng ta phải có hành động nhanh nhất. Nắm vững thời cơ lớn chúng ta nhất định toàn thắng". Nhận được chỉ đạo của đồng chí Lê Duẩn, Bộ Chỉ huy chiến dịch họp rà soát lần cuối cùng và duyệt chính thức kế hoạch Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Sau một thời gian chuẩn bị, 17h ngày 26-4-1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh mở màn. Từ ngày 26 đến 28-4-1975, ta tiến công vào tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch, thực hiện bao vây cô lập triệt để Sài Gòn, tạo thêm thế có lợi để thực hành tổng tiến công trên toàn mặt trận. Trong ngày 29-4-1975, quân ta tổ chức tổng tiến công, chặn và tiêu diệt các tập đoàn chủ lực chủ yếu của địch ở vòng ngoài, đồng thời thọc sâu cùng lực lượng tại chỗ đánh chiếm các địa bàn quan trọng ở vùng ven, chuẩn bị đồng loạt đánh vào nội đô Sài Gòn.
5h30 ngày 30-4-1975, Bộ Chỉ huy chiến dịch ra lệnh tổng công kích, đánh chiếm 5 mục tiêu then chốt đã lựa chọn trong nội đô là: Sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng Tham mưu, Dinh Độc lập, Tổng nha Cảnh sát đô thành và Biệt khu Thủ đô. Đài Tiếng nói Việt Nam trong buổi phát thanh sáng đã truyền đi bài "Xã luận" của Báo Nhân Dân, trong đó có đoạn: "Đồng bào cả nước ta hướng về Sài Gòn - Gia Định, chờ đón tin thắng trận oanh liệt và tỏ lòng tin vững chắc rằng quân và dân thành phố anh hùng này nhất định làm tròn nhiệm vụ vẻ vang đối với Tổ quốc".
Thực hiện lệnh của Bộ Chỉ huy chiến dịch, từ các hướng, quân ta đồng loạt tiến công vào Sài Gòn phối hợp với quần chúng nhân dân nổi dậy. Đến 11h30, ta làm chủ các mục tiêu và cắm cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên Dinh Độc lập. Đến đây, chiến dịch quân sự lớn nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước toàn thắng.
Từ thực tiễn chiến dịch có thể khẳng định, đây là một điển hình về sự hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, cả binh chủng và quân chủng, sự kết hợp trên quy mô lớn ba mũi giáp công, tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng. Chiến dịch Hồ Chí Minh - Chiến dịch tiến công quy mô lớn nhất của ta thực sự là bước phát triển nhảy vọt lớn nhất về sức mạnh, nghệ thuật chiến đấu của toàn quân và toàn dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. Những bài học thành công từ Chiến dịch Hồ Chí Minh, trong đó có việc nắm vững và tận dụng thời cơ, luôn có giá trị về lâu dài. Điều này đã và đang thể hiện rõ trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Với thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ta giải phóng hoàn toàn thành phố Sài Gòn - Gia Định và các tỉnh: Tây Ninh, Long An, Bình Dương, Biên Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc miền Đông Nam Bộ. Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, đã hoàn thành trọn vẹn mục tiêu "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào" như Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra; giải phóng toàn bộ miền Nam Việt Nam, chấm dứt 21 năm chia cắt đất nước, đưa đến sự thống nhất, độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên đất liền, vùng trời, vùng biển; đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên toàn bộ Tổ quốc Việt Nam.
(Còn nữa)
THƯỢNG TÁ ĐỖ MẠNH CƯỜNG
Nơi lưu giữ và làm sống lại những kỷ vật của Bác Hồ đối với bộ đội Phòng không - Không quân Trong tình thương yêu bao la của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với quân đội ta, Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ) vinh dự được Bác Hồ dành cho sự quan tâm chăm sóc đặc biệt. Người theo dõi từng bước đi, chỉ đạo cụ thể từng công việc, vạch ra phương hướng, chiến lược phát triển cho quân chủng. Là lãnh...