Hà Nội họp khẩn khi dịch Covid-19 lan rộng ở Hàn Quốc, Nhật Bản
Chiều 23/2, UBND Hà Nội tổ chức cuộc họp bất thường trước diễn biến dịch Covid-19 bùng phát ở một số quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Chủ trì buổi làm việc của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội, Chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh dù Ban chỉ đạo Quốc gia chưa công bố chính thức coi các nước có số ca nhiễm cao như Hàn Quốc, Nhật Bản là vùng dịch, nguy cơ lây tại Hà Nội đang ở mức cao.
Tình hình phức tạp
Đối với các trường hợp du khách Hàn Quốc tại Hà Nội, ông Chung cho hay họ vẫn đi lại khá bình thường trong những ngày qua tại thủ đô. Bên cạnh đó, Hàn Quốc là quốc gia có rất nhiều công dân, người lao động, sinh viên Việt Nam đang sinh sống.
Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: Sơn Hà.
Rất có thể trong những ngày tới, thành phố sẽ phải lên kế hoạch đón những công dân từ Hàn Quốc về để cách ly, giám sát.
“Nếu số công dân này về nước thì Hà Nội có thể phải tiếp nhận hàng nghìn người, ta cần phải chủ động”, ông Chung nhấn mạnh.
Trên cơ sở chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ, Ban chỉ đạo tổ chức cuộc họp để cập nhật tình hình dịch bệnh trong thời gian qua, nhất là tại các nước đang bùng phát dịch. Bên cạnh đó, ông Chung yêu cầu sở, ngành, quận, huyện quán triệt, chỉ đạo các biện pháp phù hợp với diễn biến dịch hiện tại.
“Tình hình hiện nay là nguy hiểm và hết sức phức tạp”, ông Chung đánh giá.
Đề nghị cách ly 14 ngày người về từ vùng dịch của Hàn Quốc
Video đang HOT
Báo cáo tại cuộc họp, Phó giám đốc Sở Y tế Hoàng Đức Hạnh cho biết đến 15h ngày 23/2, Hà Nội chưa ghi nhận trường họp nào dương tính với virus corona. Thành phố vẫn còn 384 trường hợp đang theo dõi sức khỏe tại cộng đồng, 64 trường hợp cách ly tập trung tại Bệnh viện Công an thành phố.
Theo lãnh đạo Sở Y tế, tình hình dịch bệnh đang có xu hướng lan rộng và bùng phát ở một số quốc gia ngoài Trung Quốc như Hàn Quốc, Nhật Bản. Đây là thách thức trong việc kiểm soát dịch bệnh đối với các nước khác trong khu vực.
Hà Nội họp khẩn trong bối cảnh số ca nhiễm ở Hàn Quốc tăng cao trong ngày 23/2. Ảnh: T.T.
Ông Hạnh cho biết hiện có khoảng 26.000 công dân Việt Nam sinh sống tại 2 tỉnh bùng phát dịch tại Hàn Quốc (Deagu và Bắc Gyeongsang). Ông đề nghị Ban chỉ đạo nghiên cứu, tìm phương án bố trí bệnh viện, cơ sở để chuẩn bị cách ly nếu số công dân này về nước.
Hàn Quốc vừa thông báo thêm 46 ca nhiễm mới vào chiều 23/2, nâng tổng số ca nhiễm virus corona ở nước này lên tới 602; 5 người đã tử vong.
Phó giám đốc Sở Y tế đề nghị thành phố có chỉ đạo đối với toàn bộ du khách Hàn Quốc đến Hà Nội từ 2 vùng có dịch thì cách ly tại nơi cư trú 14 ngày. Ông đề nghị Sở Ngoại vụ phối hợp, đưa ra ý kiến vì có yếu tố người nước ngoài. Người Việt Nam đi từ vùng có dịch về Hà Nội thì cách ly tập trung trong 14 ngày.
Lãnh đạo Sở Y tế đề nghị Bộ Tư lệnh thủ đô, quân đội đóng trên địa bàn, tạo điều kiện, bố trí tổ chức cách ly số người Việt này. Ngành y tế thành phố sẽ phối hợp trong vấn đề giám sát sức khỏe. Thành phố quán triệt, chỉ đạo các quận huyện, xã, phường, công an khu vực điều tra, xác định những người đi từ vùng có dịch về.
“Phải nắm được danh sách của tất cả những người này, lịch trình của họ, nếu có vấn đề gì về sức khỏe thì phải tổ chức cách ly, phát hiện sớm”, ông Hạnh nói.
Theo ông Hạnh, trong thời gian tới, bên cạnh Trung Quốc, thành phố sẽ đặc biệt lưu ý đối với các trường hợp nhập cảnh từ Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc có biểu hiện ho, sốt, khó thở và các trường hợp đi từ huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc đến Hà Nội.
Theo news.zing.vn
4 kịch bản ứng phó với virus corona của Bộ Y tế
Nếu dịch bùng phát lên đến hàng nghìn ca nhiễm virus corona, các cơ sở y tế điều trị bệnh nhân vượt quá công suất, Bộ sẽ cho thành lập các bệnh viện dã chiến.
Theo ông Nguyễn Trọng khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), trong công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona, Bộ lên kế hoạch cho 4 kịch bản đối phó tùy thuộc vào hoàn cảnh bệnh dịch.
Kch bản đầu tiên là khi phát hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào Việt Nam, cơ quan y tế lập tức khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch, hạn chế tới mức thấp nhất việc lây lan trong cộng đồng.
Kịch bản thứ 2 là từ ca xâm nhập lây lan sang người đó ở Việt Nam tập trung phát hiện sớm bệnh nhân viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân trở về Việt Nam từ vùng đang có dịch.
Bộ Y tế chuẩn bị sẵn phương án trong trường hợp Việt Nam có hơn 1.000 ca nhiễm virus corona.
Kịch bản thứ 3 là bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng (dưới 1.000 ca). Lúc này, toàn bộ hệ thống y tế địa phương phải đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý triệt để các ổ dịch để hạn chế thấp nhất việc lây lan. (Đây là kịch bản Việt Nam đang ứng phó).
Kịch bản thứ 4, Việt Nam ghi nhận có trên 1.000 ca bệnh. Theo ông Khoa, ở tình thế này Bộ Y tế cũng đã có phương án riêng trong công tác phòng, chống dịch. Qua đó nếu các cơ sở y tế điều trị bệnh nhân vượt quá công suất, Bộ sẽ cho thành lập các bệnh viện dã chiến.
Các địa phương chuẩn bị công tác xây dựng bệnh viện dã chiến
Tại Hà Nội, trước nguy cơ lây lan virus corona, Chủ tịch UBND Thành phố ông Nguyễn Đức Chung ký ban hành Chỉ thị về tăng cường biện pháp phòng chống trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (nCoV) gây ra.
Theo đó, Hà Nội giao các sở, ban, ngành chức năng tích cực phối hợp, chống dịch, hạn chế thấp nhất các ca thiệt mạng.
Hà Nội giao Bộ Tư lệnh Thủ đô chỉ đạo Quân y các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch; chỉ đạo các bệnh viện sẵn sàng tiếp nhận, sàng lọc và điều trị bệnh nhân; xây dựng phương án triển khai khu vực cách ly và bệnh viện dã chiến, sẵn sàng ứng phó khi dịch bệnh này bùng phát; sẵn sàng chi viện cho ngành y tế trong tình huống khẩn cấp vượt quá khả năng đáp ứng của ngành y tế.
Tại TP.HCM, ngày 3/2, ông Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, thành phố đang khẩn trương lên kế hoạch xây dựng 2 bệnh viện dã chiến nhằm phòng chống dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra.
Hai bệnh viện này có quy mô 500 giường bệnh (trong đó khoảng 30 giường hồi sức tích cực. Bệnh viện thứ nhất đặt tại trường quân sự thành phố ở xã Nhuận Đức (huyện Củ Chi) với 300 giường bệnh. Bệnh viện thứ hai có 200 giường, với 20 giường hồi sức tích cực, đặt tại xã Phú Xuân (huyện Nhà Bè).
Bệnh viện sẽ được trang bị các thiết bị như máy thở, monitor, X-quang, trang phục bảo hộ, 5 xe cứu thương. Đồng thời, hệ thống thu gom, xử lý nước thải được xây dựng cũng như đảm bảo suất ăn tại chỗ cho bệnh viên và nhân viên y tế.
Ngoài Hà Nội và TP.HCM, các địa phương khác như Đà Nẵng, Thái Bình... cũng đều lên kế hoạch cho tình huống dịch bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng để sẵn sàng có phương án đối phó, phòng chống dịch bệnh.
Trên thế giới, theo thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam (Bộ Y tế), tính đến 11h ngày 5/2, thế giới ghi nhận 24.552 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona (nCoV) gây ra.
Trong đó 492 người chết (490 người Trung Quốc, 1 người chết tại Phillippines, 1 người ở Hồng Kông). Riêng Trung Quốc có 24.324 trường hợp nhiễm bệnh tại 30/31 tỉnh/thành phố.
Ngoài quốc gia này, thế giới cũng ghi nhận 229 trường hợp nhiễm virus corona tại 27 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm: Thái Lan (25 trường hợp), Nhật Bản (33), Hồng Kông (18), Singapore (24), Đài Loan (11), Ma Cao (10), Australia (13), Malaysia (10), Hoa Kỳ (11), Pháp (6), Việt Nam (10), Đức (12), Hàn Quốc (18), Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (5), Canada (5), Italia (2), Anh (2), Nga (2), Campuchia (1), Nepal (1), Sri Lanka (1), Phần Lan (1), Ấn Độ (3), Philippines (2), Tây Ban Nha (1), Thụy Điển (1), Bỉ (1).
Tính đến sáng 5/2 Việt Nam có tổng số ca dương tính với nCoV là 10 ca. Trong đó có: 2 cha con người Trung Quốc (1 người đã khỏi); 4 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc; 1 công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc (đã khỏi); 1 công dân Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc và 2 ca mới phát hiện ngày hôm qua 4/2.
PHẠM QUÝ
Theo VTC
Hà Nội mưa tầm tã tối 30 Tết, kế hoạch bắn pháo hoa có bị vỡ trận? Nhiều người dân lo ngại, thời tiết Hà Nội mưa lớn sẽ không được chứng kiến màn pháo hoa chào đón năm mới đêm nay. Do ảnh hưởng của không khí lạnh, hôm nay tại Hà Nội có mưa lớn kèm theo gió giật mạnh. Đến tối nay, mưa vẫn chưa có dấu hiệu ngớt, đồng thời tiếp tục xảy ra giông gió...