Hà Nội: Hỗn chiến tại quán bình dân, 2 người chết
Vụ án đặc biệt nghiêm trọng này xảy ra tại 1 quán ăn bình dân trong ngõ 8, phố Lê Ngọc Hân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Vị trí nơi nạn nhân Tú tử vong
Một người chết tại hiện trường là anh Trần Hữu Tuấn Tú, 34 tuổi, trú ở Phố Huế, phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng. Người đi cùng anh Tú đến quán ăn, bị tấn công và sau đó chết tại bệnh viện là anh Đặng Quang Minh, 39 tuổi, trú ở phố Trần Xuân Soạn, quận Hai Bà Trưng. Người bị trọng thương, trong nhóm anh Tú, là anh Nguyễn Anh Hoa, 48 tuổi, cũng trú tại phố Trần Xuân Soạn.
Thông tin ban đầu cho biết, khoảng 13h ngày 19/11, nhóm anh Tú vào quán ăn bình dân trong ngõ 8 phố Lê Ngọc Hân, thuộc phường Phạm Đình Hổ. Quá trình ăn uống, nhóm anh Tú đã nảy sinh mâu thuẫn với một nhóm khác, dẫn đến việc bị số đối tượng lạ mặt dùng vỏ chai bia và hung khí tấn công. Theo một số nhân chứng, anh Tú gục ngã tại chỗ vết nhiều vết thương ở vùng bụng, ức. Anh Minh rời quán ăn trong tình trạng thương tích vùng bụng và đầu, phải chuyển đến bệnh viện bằng xe cứu thương, sau đó đã tử vong. Cuối giờ chiều 19/11, nạn nhân Hoa đang được mổ cấp cứu. CAQ Hai Bà Trưng đang phối hợp cùng phòng nghiệp vụ CATP điều tra, truy xét các đối tượng gây án.
Ngõ 8 phố Lê Ngọc Hân
Video đang HOT
Quán ăn – nơi xảy ra vụ trọng án
Theo xahoi
Bún hến hẻm 284 Lê Văn Sỹ - không tên nhưng có tiếng
Những chiếc tô, đĩa bị mẻ, sự ồn ào từ tiếng xe, tiếng người xung quanh sẽ không làm bạn phiền lòng vì nó là một phần của quán cơm hến mang hương vị Huế đặc trưng giữa lòng Sài Gòn.
Qua cầu Lê Văn Sỹ và trường Đại học sư phạm TP.HCM, đi tiếp một đoạn, nhìn phía bên tay phải, tới hẻm 284. Đây là nơi nổi tiếng với một loạt các quán bình dân nhưng toàn món hấp dẫn.
Hẻm thoáng rộng, hàng ăn quán uống san sát rất hấp dẫn.
Tuy nhiên, hãy hoãn cái sự sung sướng lại một chút và tiến về phía trước, chỉ vài chục mét là đến nơi đông nhất hẻm: quán cơm và bún hến. Nếu bạn đi xe thì chạy lên mười mét nữa, ngay trường mẫu giáo sẽ có chỗ gửi hoàn toàn miễn phí nhé.
Chỗ gửi xe cách quán rất gần, chỉ mấy bước chân
Gọi là quán nhưng không có tên chính thức, quán bún hến hay cơm hến chỉ là do những người đến đây tiện miệng truyền tai nhau mà thành. Gọi là quán nhưng cả khách và chủ với các đồ nghề đều ở sát hè của những ngôi nhà. Nhưng sự bất tiện đó không ảnh hưởng đến khẩu vị mà o chủ đưa vào trong các món từ cơm hến, đến bún hến, bún mắm, bánh canh... Chẳng thế mà quán vẫn đông khách cho dù nắng mưa và thời gian mở cửa khá ngắn, chỉ từ khoảng 4h chiều đến 8h30 tối.
Rất đơn giản với những chiếc bàn thấp, nhỏ, ghế nhựa cũ kỹ kê sát nhau, có thể sẽ không hấp dẫn cái nhìn khi lần đầu đến đây. Mặc dù vậy, nó khá sạch, không trắng bộn bừa màu giấy ăn dưới chân bàn như nhiều chỗ khác.
Không khí thoải mái, quán là nơi tụ tập của nhiều đám bạn từ sinh viên đến người đã đi làm. Ở đây thì tha hồ vui cười, kể chuyện với nhau. Nhưng diện tích hẹp, lại đông, đôi khi gây khó chịu vì vướng víu khi ăn, quay bên nào cũng đụng người. Ngoài ra, hẻm này hay có xe cộ qua lại, khá ồn.
Quán hẹp mà lại đông quá làm khi ăn, khách hay chạm vào người bên cạnh.
Thêm nữa, nếu là những người coi trọng phần nhìn khi ăn thì chắc phải lắc đầu quầy quậy khi thấy đồ ăn thường được bưng lên với tô và đĩa sứt mẻ.
Bù lại, dù nườm nượp người đến nhưng thời gian phục vụ ở đây không quá lâu, chỉ sau 5 - 7 phút là sẽ có món cho bạn. Có điều, sự ồn ào quá cộng với giọng Huế của mấy o phục vụ làm bạn nhiều khi phải nhắc lại món đến 2, 3 lần nếu như không quen.
Vẫn là cơm hến, bún hến, bún mắm nhưng hương vị rất gần với Huế gốc làm cho nhiều người con xứ Thần Kinh ngày xưa vào đây học và làm việc thích tìm đến. Một lý do nữa là giá đồ ăn ở đây khá mềm, cách tính tiền cũng đơn giản: các món dùng tô thì 15.000 đồng, món dùng trong đĩa thì 20.000 đồng.
Cơm và bún hến ở đây được chế biến kiểu truyền thống thường thấy. Hỗn hợp rau gồm bắp chuối, dọc mùng, rau muống, rau thơm thái sợi nhỏ đặt dưới cùng của tô, bên trên là cơm hoặc bún rồi thịt hến, đậu phộng rang, ớt, ruốc, bì heo chiên giòn, giá sống... Người ăn sẽ tự thêm ớt nếu thích (mặc dù đã khá cay), dùng thìa và đũa trộn các loại thực phẩm lên.
Cơm hến ăn kèm với chén nước hến ngọt ấm.
Khi thấy mọi thứ đã đều, bạn có thể thưởng thức và cảm nhận ngay vị ngọt ngọt, mặn mặn và cay đến chảy nước mắt, sụt sịt mũi. Lúc đó, hãy húp một thìa nước hến ngọt lành đang bốc khói bên cạnh, đảm bảo không thể quên và lần sau có dịp ăn nữa, bạn vẫn muốn cho thêm ớt nhiều nhiều hơn. Chỉ vài lần, bạn sẽ cảm nhận được câu thơ của Tố Hữu ngày xưa: "bát cơm hến cũng ngọt ngào lòng ta."
Ngoài ra, quán cũng phục vụ bún mắm, bánh bèo, bánh bột lọc... Nếu bạn muốn gọi một mà ăn nhiều thì order đĩa bánh thập cẩm có các loại bánh đó và thêm cả chả, nem chua nữa, tha hồ ổn.
Một đĩa nhưng nhiều loại bánh với vị Huế đặc trưng.
Món bún mắm nêm và bánh của quán cũng rất ngon, vừa miệng.
Giá cả mềm nhưng để ý sẽ thấy tô và đĩa ở đây khá nhỏ, đúng theo phong cách Huế. Do vậy, thường thì khách phải gọi từ 2 món trở lên mới an ủi được cái dạ dày. Nhưng nếu muốn đổi vị, muốn cảm nhận một chút Huế qua ẩm thực và không phải tốn quá nhiều tiền thì đây là một trong những quán bạn nên thử ghé qua cùng bạn bè.
Theo TTVN
Nửa thế kỷ hàng quán vỉa hè Sài Gòn Quán chè bình dân với nhiều món ngon ở thương xá Đồng Khánh, quận 5, đã có hơn 70 năm qua và hiện vẫn đông khách. Bạn cũng có thể ăn bánh đúc ở vỉa hè trên phố Phan Đăng Lưu, Phú Nhuận... tuổi đời gần nửa thế kỷ. Điểm chung giữa các quán ăn này thường không có bảng hiệu, tồn tại...