Hà Nội: hơn 1.000 người vây trụ sở xã đòi đất
Đến chiều 27-4, hơn 1.000 người dân xã Liên Hiệp (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) vẫn tập trung tại trụ sở của UBND xã Liên Hiệp phản đối những sai phạm quản lý đất đai của chính quyền xã, đòi chính quyền trả lại đất.
Người dân tập trung trên quốc lộ 1A đoạn trước trụ sở UBND huyện Phù Mỹ, Bình Định phản đối doanh nghiệp chặt rừng phòng hộ – Ảnh: T.ĐĂNG
Trước đó sáng 26-4, rất đông người dân trên địa bàn xã Liên Hiệp kéo nhau về trụ sở UBND xã, mang theo băngrôn, khẩu hiệu có nội dung đề nghị chính quyền, cán bộ xã “trả lại ruộng đất”, thậm chí mang cả xoong nồi để nấu cháo ngay tại sân trụ sở ubnd xã. Lãnh đạo và cán bộ UBND xã Liên Hiệp phải lánh tạm đi nơi khác, bộ máy chính quyền xã tạm dừng hoạt động trong hai ngày 26 và 27-4.
Theo phản ảnh của người dân, một số lãnh đạo UBND xã Liên Hiệp và hai hợp tác xã trong xã (Đồng Hối và Hạ Hiệp) có những hành vi khuất tất, chiếm dụng một diện tích lớn đất đai của xã viên hợp tác xã để đấu thầu và mua bán bất chính. Ngoài ra, việc sản xuất mạ kẽm của một số cá nhân tại địa phương còn làm môi trường xung quanh bị ô nhiễm, khiến người dân bức xúc.
Chiều 27-4, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Đình Thức, phó bí thư thường trực Huyện ủy Phúc Thọ, xác nhận sự việc. Ông Thức cho biết huyện đã thành lập đoàn thanh tra và đang làm rõ nội dung đơn thư khiếu nại của người dân. Ông Thức thông tin: ngay trong chiều 27-4, tổ thanh tra đã chính thức đối thoại với dân.
Video đang HOT
* Quốc lộ 1A đoạn ngang qua thị trấn huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) đã bị ách tắc từ 11g đến hơn 12g30 ngày 27-4 do hàng trăm người dân chủ yếu ở hai xã Mỹ Thọ, Mỹ An kéo về trước trụ sở UBND huyện Phù Mỹ và chặn ngang quốc lộ để phản đối một số doanh nghiệp chặt rừng dương phòng hộ, khai thác titan.
Đến 15g chiều qua, giao thông tại khu vực này mới được thông suốt hoàn toàn, tình hình trật tự được vãn hồi, sau khi lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định chính thức thông báo với bà con nông dân sẽ quyết định tạm dừng hoạt động khai thác titan tại khu vực rừng phòng hộ nói trên.
Trong tháng 3, hàng trăm bà con nông dân tại xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ đã thay nhau trực 24/24 giờ bảo vệ rừng phòng hộ tại các thôn Xuân Thạnh (xã Mỹ An) và Tân Phụng (xã Mỹ Thọ) trước nguy cơ bị xóa sổ do các công ty khai thác titan triển khai việc chặt phá rừng chắn cát để khai thác khoáng sản.
Theo Tuổi Trẻ
Đồng Nai: Nước thải từ Sonadezi là thủ phạm gây ô nhiễm rạch Bà Chèo
Đó là kết luận của Viện Môi trường và Tài Nguyên, Đại học Quốc gia TPHCM về việc xác định phạm vi, mức độ ảnh hưởng môi trường tại lưu vực rạch Bà Chèo do hành vi xả thải của Công ty Sonadezi Long Thành.
Theo kết luận này, nước thải từ nhà máy xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Long Thành thuộc Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành là nguồn ô nhiễm chính đối với rạch Bà Chèo (xã Tam An, huyện Long Thành, Đồng Nai).
Nguồn nước thải này đã gây ảnh hưởng hơn 113/682,8 ha diện tích tự nhiên của lưu vực rạch Bà Chèo. Mức độ thiệt hại về sản lượng đánh bắt thủy sản, chăn nuôi cũng được xác định cụ thể. Theo đó, tính từ các năm 2008, 2009, 2010 và 8 tháng đầu năm 2011, thiệt hại về sản lượng đánh bắt thủy sản tự nhiên 100%; Thiệt hại về chăn nuôi gia cầm (được tính từ năm 2008 trở về trước) đối với tổng đàn vịt là 62,9% và đối với tổng đàn gà là 76% do nhiều nguyên nhân gây ra như dịch bệnh, nguồn giống, kỹ thuật nuôi, ảnh hưởng của nguồn nước bẩn xả thải...; Đối với cây trồng trên cạn (trên 5 năm tuổi) thuộc nhóm cây ăn trái (tính đến đầu năm 2008) cũng bị thiệt hại 100% do ngập úng, nhiễm mặn và ô nhiễm nguồn nước.
Hệ thống xử lý nước thải của Sonadezi Long Thành
"Kịch bản xả thải có đầy đủ căn cứ pháp lý nhất để quy trách nhiệm cho Sonadezi bồi thường thiệt hại là kịch bản xả thải tại thời điểm nhà máy xử lý nước thải tập trung bị Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) phát hiện các hành vi xả thải sai quy định và lập biên bản xử lý", báo cáo của Viện Môi trường và Tài Nguyên, Đại học Quốc gia TPHCM nêu rõ. Từ các kết quả trên, Viện Môi trường và Tài nguyên kiến nghị tỉnh Đồng Nai tiến hành thẩm định thiệt hại để đền bù thỏa đáng cho người dân.
Nhà máy xử lý chất thải của Công ty Sonadezi Long Thành có nhiệm vụ gom nước thải của 42 công ty trong KCN Long Thành để xử lý. Hệ thống xử lý chất thải này tiếp nhận một lưu lượng nước thải lớn, khoảng 9.300 m3/ngày đêm từ các công ty dệt nhuộm, hóa chất... và đã nhiều lần xả nước thải chưa đạt tiêu chuẩn, độc hại ra môi trường sông rạch bên ngoài.
Nông dân nộp đơn đòi Sonadezi Long Thành bồi thường thiệt hại
Tháng 8/2011, Sonadezi Long Thành bị Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49B - Bộ Công an) bắt quả tang xả hơn 9.000m nước thải chưa được xử lý, có màu đen đặc, hôi nồng nặc ra rạch Bà Chéo (thông với sông Đồng Nai). Cụ thể, Sonadezi Long Thành vi phạm về môi trường như sau: Xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam. Thực hiện không đầy đủ nội dung bảo vệ môi trường đã phê duyệt. Vận hành không đúng, không đầy đủ, không thường xuyên hệ thống xử lý nước thải, dẫn đến nước thải sau xử lý chưa đạt.
Sau khi bị C49B phát hiện hành vi xả thải, lãnh đạo Sonadezi Long Thành cho biết sẽ đền bù cho dân khi có kết luận vụ việc
Sau khi có kết luận về vi phạm của Sonadezi Long Thành, vào tháng 10/2011, Cục C49B đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành với số tiền 405 triệu đồng vì đã có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
Sau đó, người dân 2 xã Tam An (huyện Long Thành) và xã Tam Phước (TP Biên Hòa) đã khởi kiện yêu cầu Sonadezi Long Thành bồi thường thiệt hại. Tính đến đầu tháng 3/2012, đã có 271 hộ dân kiện đòi Sonadezi Long Thành bồi thường với tổng số tiền gần 19 tỷ đồng vì xả bẩn.
Theo Dân Trí
VỀ VỤ XẢ THẢI TRÁI PHÉP CỦA SONADEZI: Nước thải có chất cực độc Một số mẫu nước thải qua phân tích đã phát hiện có 2 chất thải nguy hại được xếp loại cực độc là kẽm và kim loại nặng cadmium Ngày 29-8, Cục CSĐT tội phạm về môi trường - Bộ Công an (C49) đã có kết luận điều tra ban đầu về hành vi xả thải trái phép của Công ty CP Dịch...