Hà Nội: Hồi hộp xem trai tráng cởi trần tranh nhau vật cầu “khủng”
Nhằm tưởng nhớ công ơn của Linh Lang Đại Vương, tương truyền là hiện thân của Thái tử Hoằng Chân, con trai thứ tư của vua Lý Thánh Tông, hằng năm, vào ngày mùng 4, 5, 6 Tết, làng Thúy Lĩnh ( phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội) long trọng tổ chức hội vật cầu tại sân đình.
Vật cầu là môn thể thao rèn luyện cả trí và lực, đồng thời mang tính hợp đồng mưu lược, nên có nhiều lứa tuổi khác nhau từ thiếu nhi đến các cụ cao tuổi trong làng tham gia.
Năm nay, những quả cầu bằng gỗ được thay bằng cao su nhằm giảm thương tích không đáng có khi thi đấu, mỗi quả cầu nặng 12kg, 10kg và 8kg.
Những trai làng chia làm 4 đội đại diện cho các phường hoặc tổ để cùng thi tài trong mỗi ván đấu.
Tám thanh niên trai tráng cùng nhau cướp quả cầu gỗ để mang về hố của mình tại bốn góc sân.
Các đội quyết liệt thi đấu giành lấy quả cầu son đưa về hố của đội mình.
Sức mạnh cơ bắp chiếm phần quan trọng để có thể ghi điểm cho đội của mình.
Một pha tranh cướp cầu quyết liệt ngay gần hố.
Video đang HOT
Các cụ bô lão trong làng cổ vũ nhiệt tình cho các đội.
Mỗi khi cầu vào hố hoặc ra sân đều được mang lại hố giữa sân để tiếp tục trận đấu.
Khi nằm bẹp dưới mặt đất, thành viên phải cố ghì chặt quả cầu trong tay của đồng đội mình.
Quả cầu nặng hơn 20kg được tung, vần, lăn, giành giật để đưa được về góc sân đội mình.
Hay những pha tranh cầu quyết liệt trên không.
Trước đó, vào mùng 5 Tết, vòng loại được mở màn với phần chơi của những thanh niên trai tráng. Sau đó, sẽ chọn ra các đội thắng cuộc để thi đấu chung kết vào mùng 6 Âm lịch.
Người dân đến xem hội cướp cầu chật kín sân đình từ người già cho đến trẻ nhỏ trong làng.
Mỗi khi có đội ghi điểm đều tiến về bàn thờ để vái thành hoàng.
Cầu thủ đội vàng hân hoan nhận giải sau khi giành được điểm.
Theo Danviet
"Bánh vẽ" chạy việc và bản danh sách nạn nhân mất hơn 70 tỷ đồng
Bản thân không có việc làm ổn định, chồng làm thợ xây, nhưng Trần Thị Kim Phương (52 tuổi, ở phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội) có khả năng ăn nói ví như "kiến trong lỗ cũng phải bò ra", khiến không ít người sập bẫy lừa...
Cho đến thời điểm hiện tại, theo Cơ quan CSĐT - CAQ Hoàng Mai, danh sách nạn nhân bị Phương lừa lên tới vài trăm người, cùng số tiền hơn 70 tỷ đồng.
Đối tượng Trần Thị Kim Phương bị bắt giữ
Kịch bản hoàn hảo
Cầm trên tay lá đơn tố cáo hành vi lừa đảo của Trần Thị Kim Phương, chị Nguyễn Thị Phương T. ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội khi đến CAQ Hoàng Mai vẫn còn chưa hết bức xúc. Trước đó, thông qua các mối quan hệ xã hội, chị Phương T. có quen biết với Trần Thị Kim Phương. Ngay trong lần gặp đầu tiên, chị Phương T. đã bị Phương cuốn hút bằng vẻ bề ngoài sang trọng.
Trong câu chuyện ban đầu, Phương khoe có nhiều mối quan hệ với các quan chức. Sau lần gặp ấy, biết chị Phương T. vừa mới ra trường chưa có việc làm, Phương hở ra rằng có người quen làm ở trường Đại học Ngoại thương.
Chỉ cần một lời nhờ vả của Phương, chị Phương T. sẽ được vào làm việc trong ngôi trường đại học danh tiếng này. Giá của cái "ghế" kế toán trong trường Đại học Ngoại thương là 600 triệu đồng. "Nếu chồng tiền đủ, chỉ vài ngày sau là sẽ nhận quyết định đi làm" - Phương nói chắc nịch với chị Phương T.
Vì muốn con gái có công ăn việc làm ổn định, bố mẹ chị Phương T. đã rút toàn bộ số tiền dành dụm cả đời cộng với tiền vay ở khắp nơi gom góp được hơn 600 triệu đồng. Ngày 4-3-2016, chị Phương T. cầm 630 triệu đồng giao cho Phương.
Để tạo lòng tin, Phương viết giấy biên nhận với lý do để xử lý công việc và hứa hẹn nếu không xin được việc làm cho chị Phương T. theo đúng như đã hứa, thì sẽ hoàn trả toàn bộ số tiền này trước tháng 8-2016. Tuy nhiên, tiền đã trao, nhưng trong suốt hơn 1 năm qua, tờ quyết định nhận việc của trường này vẫn chỉ là trong mơ. Sau nhiều lần bị chị T yêu cầu trả lại tiền "chạy việc", Phương mới trả được 180 triệu đồng.
Cũng rơi vào hoàn cảnh giống chị Phương T. là chị Nguyễn Thị P. ở phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Trước đó, chị Nguyễn Thị P. cũng gặp Phương thông qua những mối quan hệ xã hội.
Và tương tự như chị Phương T., Phương cũng khoe khoang đủ mối quan hệ có thể xin được việc cho chị P. vào công tác tại Khoa Quốc tế trường Đại học Ngoại thương với giá 800 triệu đồng. Dù chị P. đã đưa đủ số tiền trên, nhưng sau một thời gian dài thì quyết định vào làm việc mà Phương hứa với chị P. vẫn chỉ là lời hứa. Và cũng phải sau rất nhiều lần yêu cầu trả lại tiền, P. mới đòi được 275 triệu đồng.
Nối dài bản danh sách... lừa
Không chỉ những người có nhu cầu việc làm, nhiều gia đình, bị hại do mong muốn con cái sớm có việc làm cũng dính vào bẫy lừa của Phương. Đơn cử, ông Vũ Xuân C., ở Hà Nội cũng bị Phương "hót" có khả năng lo cho con cháu vào làm việc ở một ngân hàng với giá vài trăm triệu đồng. Một kịch bản tương tự cũng diễn ra, nhưng kết cục chẳng có bất cứ một ngân hàng nào nhận con cháu ông C vào làm việc.
Ông Lê Văn B. cũng tố giác Phương cùng đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt số tiền 500 triệu đồng. Năm 2014, Phương nói với ông B. có khả năng lo cho con cháu của ông vào làm ở Tổng cục Thuế với giá 500 triệu đồng. Tin tưởng những mối quan hệ trên "bánh vẽ" của Phương, ông B. đã chuyển 500 triệu đồng cho đối tượng này rồi kết quả nhận được là hơn 2 năm đằng đẵng đi tìm Phương để đòi tiền.
Trước những lá đơn trình báo của các nạn nhân, CAQ Hoàng Mai đã khẩn trương vào cuộc điều tra xác minh. Đến ngày 27-5, Đội Điều tra tổng hợp, CAQ Hoàng Mai đã làm rõ một số trường hợp bị hại với số tiền Phương lừa đảo lên tới hơn 2 tỷ đồng. Hiện tại, đối tượng mới khắc phục được 745 triệu đồng, số còn lại không có khả năng chi trả.
CAQ Hoàng Mai đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam Phương về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo thông tin do Cơ quan CSĐT Công an quận Hoàng Mai cung cấp, đến thời điểm này đã có hàng trăm người bị hại gửi đơn tố cáo Phương, với số tiền chiếm đoạt lên tới gần 70 tỷ đồng.
Thông tin với phóng viên, Thượng tá Phạm Ngọc Anh, Phó trưởng Công an quận Hoàng Mai cho biết: "Phương không hề quen biết với "ông to, bà lớn" nào cả theo như lời đối tượng khoe khoang với các nạn nhân. Thực chất, Phương còn không có việc làm ổn định. Bản thân chồng Phương là thợ xây dựng bình thường. Tuy nhiên, đối tượng đã dựng lên kịch bản quá hoàn hảo khiến những người có nhu cầu về xin việc nhanh chóng sập bẫy.
Lý giải về số lượng nạn nhân rất đông trong vụ án, đại diện CAQ Hoàng Mai cho biết: "Lẽ thường, ai cũng muốn có một công việc ổn định chứ chưa nói đến việc được vào làm ở những nơi cao sang. Đánh trúng tâm lý này, Kim Phương dễ dàng đưa nạn nhân vào bẫy từ những lời hứa hẹn của đối tượng. Nhiều người tin vào lời hứa của Phương đã chờ đợi suốt 2 năm trời, với mong muốn có được việc làm mà không đến cơ quan công an trình báo".
Theo Hoàng Phong
An ninh thủ đô
Trai làng rèn sức chờ 3 năm để được tranh cầu bằng... củ chuối Sáng nay ngày 2/2, tức mùng 6 tháng Giêng âm lịch, tại thôn Kim Sơn, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng diễn ra hội vật cầu Kim Sơn. Đây là môn thể thao do tướng Phạm Ngũ Lão (đời nhà Trần) đặt ra nhằm rèn luyện quân sĩ. Ngày nay, lễ hội vật cầu Kim Sơn được phục dựng và tổ...