Hà Nội hối hả điều trị F0 nặng, nguy kịch ở nơi tuyến cuối
Các ca bệnh điều trị COVID-19 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hiện đang có khoảng 200 bệnh nhân từ nặng đến nguy kịch.
Trong đó khoảng 40 ca F0 đang phải thở máy; nhiều F0 chưa tiêm vaccine hoặc mới chỉ tiêm mũi 1.
Chia sẻ với phóng viên báo Tin tức, PGS. TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị COVID-19 cho biết, tình hình dịch tại Hà Nội ngày càng căng thẳng, số F0 ngày càng nhiều. Tuy nhiên, đa số người dân đều đã được tiêm vaccine nên số ca chuyển nặng ít hơn. Mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 20 đến 30 ca F0 tình trạng nặng.
Tính đến ngày 10/1, bệnh viện đã tiếp nhận 200-300 trường hợp từ nặng đến nguy kịch. Các bệnh nhân nặng, nguy kịch đa số chưa tiêm vaccine, một số tiêm được 1 mũi. Đáng chú ý, phần lớn trong số này chủ yếu là người cao tuổi (với độ tuổi từ 80 đến 90, và gần 100 tuổi), có bệnh lý nền.
Theo PGS. TS Hoàng Bùi Hải, việc cần làm bây giờ không phải là truy vết, không làm đồng loạt mà nên tập trung vào ca nặng, nguy kịch và ca nguy cơ. Đặc biệt là việc phát hiện sớm, đưa vào bệnh viện các ca nguy cơ để điều trị, giảm ca chuyển nặng và giảm tỉ lệ tử vong.
Riêng trong ngày 11/1, số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội đã lên gần 2.900 ca, trong đó có 10 ca tử vong. Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) là 76.674 ca.
Về công tác điều trị, toàn thành phố đang có 48.524 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly. Trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là 131 ca; Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là 218 ca; Tại các bệnh viện của Hà Nội là 3.003 ca; Cơ sở thu dung điều trị thành phố là 1.286 ca; Cơ sở thu dung quận, huyện là 5.550, theo dõi cách ly tại nhà 38.685 ca.
Theo Sở Y tế Hà Nội, hiện Thành phố đang bố trí tầng 3 dành điều trị cho các trường hợp mắc COVID-19 nặng hoặc nguy kịch với nguy cơ rất cao, gồm: Bệnh nhân có độ tuổi từ 65 tuổi trở lên và chưa tiêm đủ liều vaccine; mắc bệnh lý nền và chưa tiêm đủ liều vaccine; có tình trạng cấp cứu chuyên khoa…
Các bệnh viện được phân công tiếp nhận điều trị tầng 3 gồm: Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện tuyến Trung ương.
Video đang HOT
Chia sẻ với phóng viên báo Tin tức, bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội khẳng định: 3 giải pháp chính để phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay cần được tập trung thực hiện, gồm tăng cường tiêm vaccine; cung cấp thuốc đầy đủ, kịp thời cho người bệnh và quản lý chặt chẽ bệnh nhân điều trị tại nhà; hạn chế tối đa bệnh nhân chuyển tầng.
Hình ảnh ghi nhận bên trong Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 (thuộc bệnh viện Đại học Y Hà Nội):
Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 (quận Hoàng Mai, Hà Nội) là tuyến cuối trong điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Hà Nội và một số tỉnh, thành phía Bắc.
Nơi đây đang điều trị khoảng 160 bệnh nhân, trong đó có 40 bệnh nhân điều trị tích cực (ICU), 80 bệnh nhân điều trị ở tầng 2…
Trước khi bước vào khu điều trị, các y bác sĩ phải mặc đồ bảo hộ với mức độ cao nhất.
Bệnh viện áp dụng máy móc và các trang thiết bị hiện đại phục vụ đắc lực cho quá trình theo dõi và điều trị các bệnh nhân mắc COVID-19.
Phim chụp X-quang buồng phổi của một bệnh nhân mắc COVID-19 đang có triệu chứng nặng.
Bệnh viện luôn có sự hỗ trợ về nhân sự từ Bệnh viện Xanh Pôn và sở Y tế Hà Giang cũng như tình nguyện viên từ Trường Đại học Y Hà Nội.
Mạng sống của tất cả các bệnh nhân nặng, nguy kịch tại đây phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống máy móc và nỗ lực chăm sóc không ngừng nghỉ của đội ngũ y bác sĩ.
Đa phần các bệnh nhân diễn biến nặng đều mang bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp,…
ADVERTISING
X
Đa số ca mắc COVID-19 đang điều trị tại đây đều chưa được tiêm vaccine hoặc mới tiêm 1 mũi.
Mỗi ngày, các bệnh nhân đều được làm xét nghiệm.
Mỗi ngày có khoảng 20-30 bệnh nhân nặng nhập viện, được chuyển đến các tỉnh phía Bắc… Hầu hết họ là người lớn tuổi, có người 80-100 tuổi.
Bác sĩ, điều dưỡng nhiều khi phải liên lạc với khu vực điều hành thông qua bộ đàm và chữ viết tay.
Nhóm điều trị ở vòng ngoài theo dõi diễn biến của người bệnh và trao đổi với các bác sĩ, điều dưỡng chủ yếu thông qua bộ đàm.
Từ buồng điều hành, sau khi thống nhất qua bộ đàm với buồng điều trị, các bác sĩ, phụ trợ và điều dưỡng nhanh chóng mặc đồ bảo hộ vào thực hiện mở khí quản cho bệnh nhân.
Theo PGS. TS Hoàng Bùi Hải, ở nơi đây, thời gian là vàng, không có chỗ cho sự do dự hay chậm rãi.
Bệnh viện đang được vận hành ở giai đoạn 2 với 200 giường. Nếu nhiều bệnh nhân hơn bệnh viện sẽ nâng lên giai đoạn 3 với 500 giường.
Hà Nội trao tặng thành phố Hồ Chí Minh hệ thống xét nghiệm Covid-19 tự động
Sáng 6/7, tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP Hồ Chí Minh) đã diễn ra lễ trao tặng hệ thống xét nghiệm PCR tự động, máy tách chiết và test chẩn đoán Covid-19 do Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội tặng ngành Y tế TP Hồ Chí Minh để thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, đợt dịch Covid-19 lần thứ tư đang diễn biến phức tạp tại TP Hồ Chí Minh với sự lây lan nhanh của virus biến chủng Delta. Để chia sẻ khó khăn với TP Hồ Chí Minh, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội tặng ngành Y tế TP hệ thống xét nghiệm PCR tự động 72 giếng cùng với máy tách chiết tự động 96 giếng và test chẩn đoán Covid-19.
Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội tặng ngành Y tế TP Hồ Chí Minh hệ thống xét nghiệm PCR tự động.
Đây là tấm lòng của người dân Thủ đô gửi tới TP mang tên Bác, góp phần để TP tăng công suất xét nghiệm sàng lọc, sớm khoanh vùng và chặt đứt các chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng.
"Chúng tôi tin tưởng rằng với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền; sự đồng lòng của các tầng lớp Nhân dân TP và với sự vào cuộc đồng bộ của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19, TP Hồ Chí Minh sẽ sớm khống chế được dịch bệnh" - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nói.
Phát biểu tại lễ tiếp nhận, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hoài Nam thay mặt Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP trân trọng cảm ơn tấm lòng của Hà Nội đã gửi tặng món quà rất ý nghĩa vào thời điểm TP đã có hơn 6.900 ca Covid-19. Công suất xét nghiệm PCR hiện tại của TP Hồ Chí Minh là hơn 10.500 mẫu đơn/ngày. Với sự trợ giúp kịp thời của Thủ đô Hà Nội cùng sự tham gia của các bệnh viện Trung ương, bệnh viện bộ, ngành và khối y tế tư nhân, TP Hồ Chí Minh phấn đấu sớm tăng công suất xét nghiệm lên 500.000 mẫu/ngày.
Hệ thống xét nghiệm hiện đại này sẽ được đặt tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương sẽ giúp tăng công suất xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho TP Hồ Chí Minh trong bối cảnh TP đang triển khai xét nghiệm sàng lọc diện rộng trong cộng đồng, với mục tiêu có ít nhất 5 triệu người dân thành phố Hồ Chí Minh được xét nghiệm Covid-19.
Tính đến sáng 6/7, TP Hồ Chí Minh đã phát hiện hơn 6.900 ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Số ca nhiễm xuất hiện tại 306/312 xã, phường, thị trấn tại 22/22 quận, huyện, TP.
Tri ân các tình nguyện viên tôn giáo hỗ trợ tuyến đầu chống dịch Trưa 22/10, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ đón và tri ân các tình nguyện viên tôn giáo hoàn thành thời gian hỗ trợ lực lượng y bác sĩ nơi tuyến đầu tại các bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn thành phố. Thượng tọa Thích Nhật Từ,...