Hà Nội: Hoảng loạn vì cần cẩu dài gần 50m đổ gục xuống đường
Trong lúc tài xế đang cho xe cẩu vươn cần ra để thử, khi đua hết độ dài 46m của tay cẩu, bất ngờ thân xe cẩu bị lộn ngược, tay cẩu dài gần 50m đổ gục xuống dọc theo đường Nguyễn Hữu Thọ.
Hiện trường vụ tai nạn
Vụ việc xảy ra khoảng 15h chiều nay, ngày 7/3, trên đường Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội, đoạn đối diện với hồ Linh Đàm, cách đường Giải Phóng khoảng 500m.
Theo một số nhân chứng, vào khoảng thời gian trên, chiếc xe cẩu có trọng tải hàng chục tấn mang BKS 29LA-1501 của Công ty TNHH Thương mại Vận tải Hà Anh đang trong quá trình sửa chữa tại 1 khu đất trống trước cửa số nhà 50 đường Nguyễn Hữu Thọ, đã bất ngờ đổ gục ra đường.
Vụ việc khiến nhiều người đi đường hoảng loạn. Người dân sống quanh khu vực trên nghe thấy tiếng động lớn kèm theo tiếng hô hoán cũng đồng loạt chạy ra xem.
“Tôi chạy ra xem thì thấy cả chiếc cần cẩu dài chừng 50m đã đổ gục dọc trục đường Nguyễn Hữu Thọ theo hướng Giải Phóng – Linh Đàm” – một nhân chứng kể lại.
Hiện trường vụ việc.
Anh Lại Văn Tuấn (SN 1983, trú tại Thanh Liêm, Hà Nam), tài xế chiếc xe cẩu trên, cho biết, trong lúc anh đang cho xe cẩu vươn cần ra để thử, khi đua hết độ dài 46m của tay cẩu, bất ngờ thân xe cẩu bị lộn ngược, khiến tay cẩu dài gần 50m đổ gục xuống dọc theo đường Nguyễn Hữu Thọ.
Sự cố khiến anh Tuấn bị thương. Người dân sau đó đã đưa tài xế này đi bệnh viện.
Tại hiện trường, chiếc cần cẩu của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hà Anh đã bị bênh ngược, bánh xe bênh cao so với mặt đất. Phần tay cẩu dài gần 50m nằm đổ gục dọc đường Nguyễn Hữu Thọ, sát với dải phân cách phân chia hai làn đường. Mặt đường in hằn những vết lõm do va đập mạnh của khối sắt khổng lồ. Một móc sắt của cần cẩu bị bay lên dải phân cách.
Các phương tiện di chuyển rất khó khăn
Trao đổi với PV Dân trí, chị Dương Minh Châm (34 tuổi, ở Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: “Lúc đó tôi đang ở trong nhà thì nghe thấy tiếng động rất mạnh bên ngoài đường, tôi chạy ra thì chiếc cần cẩu đang sửa chữa ở bãi đất kia cắm đầu xuống đất. Cái tay cẩu tuột văng ra đường dài thườn thượt thế kia. May lúc đó đang có tàu nên không có phương tiện đi từ đường Giải Phóng qua đây, không có ai bị thương. Nếu không thì hậu quả sẽ không biết như thế nào”.
Trung tá Phạm Ngọc Hải – Đội phó Đội CSGT số 14 – cho hay, ngay khi nhận được tin báo, các chiến sỹ Đội CSGT số 14 đã có mặt để phân làn phân luồng.
“Rất may, khi sự cố xảy ra, tại điểm giao cắt Nguyễn Hữu Thọ – Giải Phóng đang có chắn tàu nên không có phương tiện lưu thông qua phần đường tại khu vực xảy ra sự cố. Vì vậy, tay cẩu sập không đè vào bất cứ ai.” – Trung tá Hải thông tin.
Vụ việc khiến cho giao thông qua khu vực Linh Đàm bị ùn ứ nghiêm trọng. Nguyên nhân vụ việc đang được làm rõ.
Video đang HOT
Một số hình ảnh từ hiện trường vụ việc:
Đầu xe cẩu cắm xuống, nhấc bổng bánh lên trời.
Móc sắt khổng lồ của xe cẩu văng trên bãi cỏ.
Theo tài xế xe cẩu, khi tay cẩu vươn hết độ dài 46m thì sự cố đã xảy ra.
Tay cẩu đổ dọc đường Nguyễn Hữu Thọ. May mắn, không có người đi đường nào đi qua vào lúc tay cẩu đổ xuống.
Thân xe cẩu dựng đứng.
Tài xế xe cẩu bị thương nhẹ, được đưa đi bệnh viện sau đó.
Tay cẩu chắn hết lối của các phương tiện đi từ Giải Phóng – Nguyễn Hữu Thọ.
Khánh Linh – Nguyễn Dương
Theo Dantri
Rùng mình theo chân thợ "săn" rắn độc miền Tây
20 năm làm nghề cắm câu rắn, anh Lê Thanh Hiền (tên nhân vật được thay đổi) ở tỉnh Hậu Giang bắt được hàng ngàn con rắn từ loại kịch độc như hổ mang chúa, hổ đất... đến loại bình thường, như hổ hành, hổ lãi, hổ ngựa, rắn trun...
Sau những lần hẹn, chúng tôi được anh Hiền cho đi theo để tận mục nghề cắm câu rắn độc là như thế nào. Hơn 5 giờ sáng, chúng tôi xuất phát và khi đến nơi cắm câu, trời cũng vừa sáng. Lúc này chúng tôi thấy rõ trên vai anh Hiền mang một túi đựng câu, cùng cây mác nhọn hoắt (để cắt dây câu khi dính rắn) và không trang bị thêm bất kỳ đồ bảo hộ nào.
Vừa đi, anh Hiền vừa kể, mồi cắm câu rắn phải chuẩn bị từ chiều hôm trước. Mồi câu là chuột lứa (to nhất bằng ngón chân cái), con nhỏ thì để nguyên, con lớn hơn thì cắt ra làm 2 hoặc 3 sau đó tẩm với thuốc rắn. Khi tìm chỗ thích hợp thì móc mồi vào lưỡi câu, cắm xuống và đến sáng hôm sau thì đi thăm câu.
Theo quan sát của chúng tôi, cần câu rắn được làm bằng những thanh tre vuốt tròn, chiều dài khoảng 50 - 60 cm. Một đầu dây câu được buộc vào đoạn giữa của cần câu, đầu dây câu còn lại mắc vào lưỡi câu rất sắt nhọn. Dây câu dài trên 1,2m. Riêng về bài thuốc trộn vào mồi thì anh Hiền xin "cho qua" không thể cho biết vì đây là lời hứa với sư tổ. Tuy nhiên anh Hiền cho biết sức mạnh của loại thuốc này, trong bán kính 200 -300m sẽ thu hút con rắn tìm đến ăn mồi.
Địa hình chọn cắm câu rắn thường là những vườn cây tạp có cây cối um tùm, hoang du nhiều lau sậy. Thông thường một khu vườn rộng lớn cả 1.000m nhưng chỉ cắm được 3 cần câu. Khi chọn được địa thế cắm câu, anh Hiền bắt đầu làm trống cỏ rồi dùng chân tô láng bãi đất, sau đó cắm cần câu xuống đất, đặt miếng mồi lên bãi đất được tô láng. Kế đến, anh Hiền lấy những chiếc lá cây, cỏ xung quanh phủ sơ lại (không kín quá) để rắn "an tâm" ăn mồi.
Vừa cắm xong cần câu thứ 3 tại một bụi tre, anh Hiền trở ra cho biết: "Bụi tre gai đó được trồng trên cái hầm bí mật đã bỏ hoang, năm nào nơi đó cũng bắt được những con rắn hổ đất từ 1 - 2 kg". Tiếp tục len lỏi, lội qua nhiều cánh đồng, bờ kênh, khi trời đứng bóng là lúc anh Hiền đã cắm xong phần câu còn lại. Trên đường lội về nhà, anh Hiền nói tiếp: "Hôm nay, mồi ít nên chỉ có 30 cần câu được cắm, nhưng đi không dưới 30 cây số. Còn nếu như mọi ngày cắm 45 - 50 cần là phải lội trên 40 cây. Do vậy, sáng mai mình đi thăm câu cũng phải vượt quãng đường chừng đó".
Sáng sớm hôm sau, chúng tôi cùng đi thăm câu với anh Hiền. Hai cần đầu tiên mồi vẫn còn nguyên, đến cần thứ 3, bước xuống lội sang con mương rộng hơn 2m, tôi thấy anh khom mình lấy ngón tay búng vào sợi dây câu, nói vọng lên: "Chắc chắn cần này dính được con "đen" (rắn hổ đất). Như vậy, hôm nay rắn đi ăn, thế nào bên kia cũng dính thêm vài con nữa". Ngay lập tức anh lấy cây mác cắt dây câu, trong chớp nhoáng đã bỏ gọn con rắn vào túi lưới mà không hề buộc miệng túi lại.
Theo anh Hiền, vùng này xưa kia rắn dữ lắm nhưng từ khi cái lung này bị phá nên rắn hổ đất tản đi khắp nơi nên câu phải cắm nhiều chỗ. Đến thăm cần câu tại bụi tre, anh Hiền tự tin bảo: "Chú em cứ đứng ở ngoài, đợi tin vui". Đúng như anh Hiền dự đoán, khi anh Hiền bước ra chúng tôi thấy chiếc túi lưới đã cuộn to, nặng hơn. Anh Hiền, cười xòa nói: "Con rắn bên bụi tre kia có màu sậm hơn và nặng hơn con vừa rồi một chút. Chắc cũng được khoảng 1,5 kg. Nếu anh qua trễ tí là nó sẩy rồi vì nhả mồi nhưng lưỡi câu bén nên dính cạn".
Lúc này anh em chúng tôi bắt đầu thấy tim đập nhanh khi cái túi lưới của anh Hiền có 2 con rắn hổ đất. Lần lượt chúng tôi ghé thăm những cần câu còn lại và chỉ bắt được thêm một chú rắn hổ đất chưa đầy một ký và một con rắn hổ hành nặng hơn 1 kg. Như vậy, chỉ trong một ngày mà anh bắt được 4 con rắn (3 hổ đất, 1 hổ hành) nặng hơn 4 kg. Nếu bán hết cũng được hơn 2 triệu đồng.
Cũng theo anh Hiền, chi phí đầu tư cả tiền thuốc, mồi rắn chưa đến 150.000 đồng. Rắn hổ đất trước khi bán cho bạn hàng thì được ép lấy nọc độc, vừa để người mua không bị cắn, vừa để làm thuốc. Cứ 5 lít rượu lấy 8 nọc rắn hổ đất và vài xác rắn đem ngâm 3 tháng, uống sẽ trị tê bại, nhức mỏi.
Thông qua anh Hiền, chúng tôi tìm đến bà L.T.U, một thương lái chuyên mua rắn ở Hậu Giang. Theo bà U., tùy theo từng thời điểm mà giá thu mua rắn khác nhau. Cụ thể, từ tháng 1 - 6 (âm lịch) rắn hổ đất loại nhất (1,2 kg trở lên) có giá từ 1 - 1,2 triệu đồng/kg, từ tháng 8 - 12 có mức giá từ 700.000 - 900.000 đ/kg, còn các loại hổ hành, hổ lãi, rắn trun có giá từ 180.000 - 400.000 đ/kg. Mỗi ngày, tiền tôi mua rắn của chú Hiền thấp nhất là 1,5 triệu đồng, nhiều nhất lên đến trên chục triệu đồng.
Mặc dù, nghề bắt rắn độc là nghề nguy hiểm, không ít người bỏ mạng vì nghề này, nhưng vì lợi nhuận quá lớn mà anh Hiền và một số thợ săn khác vẫn đeo đuổi, bất chấp việc săn bắt động vật hoang dã là trái với quy định pháp luật.
Mồi cắm câu rắn độc là chuột lứa, to bằng ngón chân cái sau đó được trộn với một loại thuốc để thu hút rắn đến ăn mồi
Nơi cắm câu rắn thường là những vườn cây tạp, cỏ mọc um tùm...
Anh Hiền cắm 30 cần câu rắn nhưng phải cuốc bộ khoảng 30km
Dây câu dài trên dưới 1m
Nơi đặt mồi rắn thường được dọn trống như thế này
Một cần câu hết mồi không dính rắn
Một con rắn hổ đất bị dính câu
Thông thường với 30 cần câu rắn, anh Hiền bắt được 3 - 4 con rắn hổ đất
Hiện nay 1kg rắn hổ đất thấp nhất cũng 1,2 triệu đồng, trong khi tiền mồi chỉ bỏ ra 150.000 đồng
Ngoài các loài rắn độc thì luồng câu của anh Hiền còn bắt được những con rắn hổ lãi to như thế này.
Nguyễn Hành - Nhân Nguyễn
Theo dantri
Cần cẩu đổ sập, rơi trúng nhà dân Khoảng 9h sáng 8/9, một chiếc cần cẩu đang thi công công trình chung cư Nguyễn Kim đã bất ngờ đổ sập, rơi trúng nhà dân gần đó. Rất may sự cố không gây thương vong về người. Theo thông tin ban đầu, thời điểm trên, một chiếc cần cẩu đang thi công nhổ xà cừ bên trong công trình chung cư Nguyễn...