Hà Nội: Hoàn thiện việc xây dựng các bộ cơ sở dữ liệu
Liên quan đến việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; việc gửi, nhận văn bản điện tử và việc kết nối cổng dịch vụ công; Hệ thống một cửa điện tử của Hà Nội với cổng dịch vụ công quốc gia ( DVCQG)…
Sáng 19-11, Đoàn công tác Văn phòng Chính phủ, do đồng chí Mai Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm Trưởng đoàn, đã làm việc với UBND TP Hà Nội. Theo đó, TP Hà Nội tiếp tục xác định và tập trung vào một số mục tiêu nhằm đẩy mạnh công tác cải cách hành chính (CCHC) trên địa bàn.
Tỷ lệ TTHC được cập nhật lên CSDL quốc gia đạt 81,35%
Thông qua việc thiết lập kênh mạng riêng ảo kết nối từ hạ tầng mạng Hệ thống tin học của UBND TP với mạng truyền số liệu chuyên dùng Chính phủ qua mạng riêng ảo theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ trong giai đoạn thử nghiệm; Đã bố trí máy chủ bảo mật phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng DVC quốc gia để cài đặt ứng dụng. Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, tính đến ngày 18/11/2019, TP đã cập nhật 1.479/1.818 TTHC (đạt 81,35%) lên CSDL quốc gia về TTHC. Hiện nay, đang tiếp tục hoàn thiện 339 TTHC.
Toàn cảnh buổi làm việc
TP cũng đã tích hợp được 06/07 DVC trực tuyến của TP lên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống một cửa dùng chung 3 cấp của TP (bao gồm: thông báo hoạt động khuyến mại; cấp chứng chỉ hành nghề y dược; cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh; cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; cấp bản sao trích lục hộ tịch; đăng ký khai sinh). Ngoài ra, Tổng Cục đường bộ cũng đã bàn giao cho TP phiên bản ứng dụng đối với DVC TT “Đổi giấy phép lái xe do ngành GTVT cấp” và sẵn sàng đưa vào hoạt động khi có yêu cầu.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết: TP đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Hiện nay, TP đã xây dựng xong 4 cơ sở dữ liệu về dân cư, tài chính, doanh nghiệp và bảo hiểm, 2 cơ sở dữ liệu về công chức viên chức và dữ liệu về đất đai đang tiếp tục được thực hiện. Việc xây dựng và vận hành cổng dịch vụ công, hệ thống một cửa dùng chung ba cấp của TP cũng đang được thực hiện tốt. Theo thống kê, hiện tại Thành phố đã triển khai thành công 1448/1818 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 lên môi trường mạng (đạt tỉ lệ 81%); từ năm 2016 đến nay đã giải quyết trên 54 triệu hồ sơ TTHC, tỉ lệ đúng hạn, trước hạn đạt trên 99%.
Thời gian tới, TP sẽ sớm hoàn thành kết nối mạng diện rộng TP với mạng truyền số dữ liệu chuyên dùng Chính phủ để đảm bảo an toàn thông tin kết nối trao đổi dữ liệu với Cổng dịch vụ công quốc gia theo quy định.
Video đang HOT
TP Hà Nội tiếp tục xác định và tập trung vào một số mục tiêu nhằm đẩy mạnh công tác CCHC trên địa bàn
Tiếp tục tập trung vào một số mục tiêu đã đề ra
Nhằm đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, Hà Nội tiếp tục xác định tập trung vào các mục tiêu sau: Hoàn thành chuyển vị trí 8 Sở ngành vào 1 trung tâm hành chính mới trên đường Võ Chí Công, tạo thuận lợi, giảm thời gian di chuyển cho người dân cũng như thời gian giải quyết các thủ tục liên thông giữa các đơn vị; thí điểm lắp đặt nhiều bảng tra cứu điện tử tại các khu dân cư, nhà cao tầng. Tại đây, bên cạnh việc đăng tải thông tin về pháp luật, các chính sách mới… người dân – sau khi đã được cung cấp 1 tài khoản cá nhân – hoàn toàn có thể tự mình thực hiện các dịch vụ công ngay tại nơi ở trong thời gian ngắn; cập nhật nốt các TTHC lên Cơ sở dữ liệu Quốc gia.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đánh giá cao công tác cải cách của TP Hà Nội, đặc biệt trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Đồng thời, đánh giá cao sự chủ động của thành phố trong xây dựng các bộ cơ sở dữ liệu, đặc biệt là về cơ sở dữ liệu dân cư, đồng thời nhận định cách triển khai của Hà Nội khoa học và chính xác. Bộ trưở cũng đề nghị Hà Nội rà soát kỹ bộ TTHC trước khi đưa lên cổng DVCQG bởi Văn phòng Chính phủ sẽ lấy đây làm mô hình học tập, tham khảo cho các địa phương khác. Bên cạnh đó, ông Mai Tiến Dũng cũng đề nghị Hà Nội bảo đảm triển khai hiệu quả 7 dịch vụ công dự kiến thí điểm khi Cổng DVCQG chính thức vận hành và tiếp tục triển khai các dịch vụ công trong thời gian tiếp theo.
Dự kiến, vào đầu tháng 12/2019, Cổng DVCQG sẽ chính thức khai trương, nhằm tạo thuận lợi, giảm thời gian chuẩn bị và xử lý hồ sơ, giấy tờ của cá nhân, tổ chức mà các cổng dịch công của bộ, tỉnh khó thực hiện được. Đây sẽ là địa chỉ cung cấp các thông tin về TTHC, dịch vụ công đầy đủ, tin cậy, chính xác cho người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội.
Theo Công Thương
Trục liên thông văn bản quốc gia: Nền tảng xây dựng Chính phủ số
Trong 6 tháng (từ ngày 12/3 đến ngày 30/9/2019), Trục liên thông văn bản quốc gia đã thực hiện gửi hơn 651.000 văn bản. Theo tính toán, việc ứng dụng Trục liên thông văn bản quốc gia sẽ tiết kiệm cho ngân sách hơn 1.200 tỷ đồng/năm.
Theo tính toán, việc ứng dụng Trục liên thông văn bản quốc gia sẽ tiết kiệm cho ngân sách hơn 1.200 tỷ đồng/năm.
Chính phủ điều hành không giấy tờ
Cuối tuần qua, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước.
Ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) cho biết, triển khai Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg, từ tháng 9/2018 đến tháng 9/2019, Văn phòng Chính phủ đã phối hợp với 31 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, 63 tỉnh, thành phố trên cả nước và Văn phòng Trung ương Đảng thực hiện kết nối, liên thông, thí điểm và chính thức gửi, nhận văn bản điện tử thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia.
Việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước đã bước đầu đạt kết quả, góp phần giảm đáng kể chi phí gửi, nhận văn bản giấy và thời gian gửi, nhận văn bản giữa các cơ quan nhà nước. "Quan trọng hơn là đã giúp thay đổi tác phong, lề lối làm việc từ giải quyết công việc dựa trên giấy tờ sang giải quyết công việc trên môi trường điện tử", ông Phan nhấn mạnh.
Đồng thời, thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước còn giúp nâng cao năng suất lao động, giảm thời gian xử lý công việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Ngoài ra, việc liên thông văn bản điện tử thông suốt từ Trung ương đến các cấp địa phương là cơ sở, nền tảng để triển khai kết nối, liên thông các hệ thống thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền các cấp, hình thành hệ thống Chính phủ điện tử kết nối thông suốt từ trung ương đến địa phương.
Tiết kiệm hơn 1.200 tỷ đồng mỗi năm
Tại Giải thưởng Kinh doanh quốc tế 2019 của Tổ chức Stevie Awards, Trục liên thông văn bản quốc gia VXP của Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã vinh dự nhận giải Vàng.
Bà Trương Thị Xuân Thúy, Giám đốc Ban Khách hàng tổ chức - doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Dịch vụ viễn thông VNPT VinaPhone cho hay, Trục liên thông văn bản quốc gia do VNPT xây dựng được chính thức được đưa vào sử dụng từ tháng 3/2019, đến nay đã có 95/95 cơ quan, bộ, ngành, địa phương kết nối. Các phần mềm quản lý văn bản và điều hành đã được kết nối, liên thông cả theo chiều dọc, chiều ngang thông suốt và có tính hệ thống. Văn bản điện tử được gửi, nhận nhanh chóng, an toàn giữa các cơ quan nhà nước.
Theo Văn phòng Chính phủ, mỗi năm, Trục liên thông văn bản quốc gia đã tiết kiệm cho Nhà nước hơn 1.200 tỷ đồng, bao gồm tiền giấy, mực, sao lưu, tiền gửi qua bưu chính và chi phí thời gian, công sức...
Theo ông Phạm Đức Long, Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT, Trục liên thông văn bản quốc gia của VNPT đã góp phần vào quá trình chuyển đổi số của Chính phủ. Đây cũng là nền tảng hình thành Chính phủ điều hành không giấy tờ, giúp nâng cao hiệu suất công việc, tiết kiệm đáng kể chi phí và là hệ thống đặc biệt quan trọng, nền tảng cốt lõi bảo đảm xây dựng thành công Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số.
Vượt lên ý nghĩa của một giải thưởng danh giá, Trục liên thông văn bản quốc gia của VNPT mang giá trị thực tiễn xã hội lớn khi giúp tiết kiệm chi phí hành chính, giảm thời gian xử lý văn bản, giúp lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương nắm bắt được tình trạng xử lý văn bản, hồ sơ, công việc trên hệ thống. Trong tương lai, người dân, doanh nghiệp sẽ không còn phải đến cơ quan hành chính nhà nước, không cần gặp trực tiếp cán bộ khi cần giải quyết thủ tục hành chính, là cơ sở vững chắc để hình thành nền hành chính công minh bạch, do dân và vì dân.
Với ý nghĩa đó, Trục liên thông văn bản quốc gia và hệ sinh thái các giải pháp công nghệ thông tin phục vụ chính phủ điện tử được VNPT dày công nghiên cứu, xây dựng đã minh chứng cho những nỗ lực của nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu khu vực với mong muốn góp phần xây dựng một xã hội hiện đại, cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân.
Báo cáo của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) cho hay, đến nay, 95/95 các bộ, ngành, địa phương và Văn phòng Trung ương Đảng đã kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử ở 2 cấp chính quyền với Trục liên thông văn bản quốc gia.
Bên cạnh đó, Văn phòng Chính phủ đang triển khai kết nối với Văn phòng Quốc hội phục vụ gửi, nhận tài liệu, thông tin phục vụ các cuộc họp Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội; triển khai thử nghiệm kết nối với các doanh nghiệp đã đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg, như VNPT, Viettel, EVN, VietnamPost, Vietcombank...
Theo Đầu Tư
VNPT đồng hành cùng ngành Giáo dục Cao Bằng trong cuộc cách mạng 4.0 Ngày 24/10/2019, VNPT Cao Bằng đã ký kết triển khai Hệ sinh thái giáo dục thông minh Smart VnEdu và Hệ thống phần mềm quản lý công chức, viên chức (VNPT - HRM) với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng. Theo như lễ ký kết, VNPT Cao Bằng sẽ hỗ trợ Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Cao Bằng triển...