Hà Nội hỗ trợ nơi ở tạm thời cho lao động ngoại tỉnh
Lao động ngoại tỉnh gặp khó khăn không có nơi cư trú do dịch Covid-19 sẽ được hỗ trợ nơi ở tạm thời và hưởng các chính sách hỗ trợ khác của thành phố.
Thành phố Hà Nội ra công văn yêu cầu các quận, huyện, thị xã thực hiện chủ trương trên từ 14/8. Chính quyền cơ sở bố trí lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, phòng, chống dịch tại các địa điểm tạm trú của người lao động ngoại tỉnh.
Phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy), hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho người gặp khó khăn do dịch Covid 19. Ảnh: Giang Huy.
Thành phố cũng giao các địa phương tổng hợp, phân loại trường hợp đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết số 68 của chính phủ (gói 26.000 tỷ đồng) và các chính sách đặc thù hỗ trợ khác của thành phố. Sau rà soát, chính quyền cơ sở hướng dẫn và giải quyết linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội phối hợp với các tỉnh, thành xây dựng phương án đưa người lao động ngoại tỉnh về quê khi đủ điều kiện.
Theo lãnh đạo phường Phúc Xá (quận Ba Đình), ngày 16/8, phường đã kêu gọi các gia đình có nhà trọ đang cho người lao động thuê trên địa bàn hỗ trợ người thuê bằng cách giảm tiền thuê trọ (từ 50% đến 100%).
Trong ngày, đã có 10 chủ nhà trọ với gần 200 gian nhà trọ cam kết sẽ giảm cho người lao động ngoại tỉnh 50% tiền thuê trong thời gian giãn cách. Đặc biệt, ông Nguyễn Văn Cường ở 37, ngõ 44 Phúc Xá, giảm 100% tiền thuê trọ cho những trường hợp hoàn cảnh khó khăn.
Lãnh đạo phường Phú La (quận Hà Đông) cho biết phường đã nhận được văn bản song địa bàn chưa ghi nhận lao động ngoại tỉnh thiếu chỗ ở. Phường đông công nhân xây dựng ở lại, nhưng đều đang có nơi ăn ở, hoặc tự cách ly trong các lán trại, công trình. Nếu lao động ngoại tỉnh khó khăn, phường sẽ xuống vận động chủ trọ giảm giá tiền phòng. Ngoài ra, các tổ dân phố trên địa bàn đang rà soát, tiếp nhận thông tin các nhóm lao động tự do để hỗ trợ nhu yếu phẩm, không phân biệt thường trú hay tạm trú.
Một số lao động ngoại tỉnh ngủ dưới gầm đường vành đại 3 trên cao (đoạn bến xe Mỹ Đình) đêm 13/8. Những người này sau đó được hỗ trợ sắp xếp nơi ở tạm. Ảnh: Phạm Chiểu.
Hà Nội đã trải qua hơn 20 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, dự kiến đến 23/8.
Video đang HOT
Trong đợt dịch thứ tư (từ ngày 29/4 đến nay), Hà Nội ghi nhận 2.248 ca nhiễm (không tính các ca tại bệnh viện trung ương), trong đó 1.221 ca mắc cộng đồng, 1.027 ca tại khu cách ly.
Hàng quán, dịch vụ trong bến xe thoi thóp kiếm sống giữa mùa dịch
Bến xe Hà Nội vắng lặng như tờ do không có khách, các dịch vụ ăn theo cũng không thể cầm cự, nhiều người phải trả mặt bằng để kiếm kế sinh nhai khác.
Trong bối cảnh giãn cách xã hội để phòng chống đại dịch COVID-19, dịch vụ vận chuyển hành khách tại Hà Nội đến 37 tỉnh thành phố phải tạm dừng theo chỉ đạo của Sở GTVT từ ngày 18/7. Các bến xe khách vắng lặng khiến các dịch vụ trong bến xe ngày thường vốn nườm nượp khách giờ lao đao trong cảnh sống lay lắt.
Những quầy hàng trong bến xe Giáp Bát từ sang trọng...
...đến bình dân đều đã đóng cửa vì vắng khách. Đại diện bến xe này cho biết, một số ít thì đóng cửa tạm nghỉ nhưng rất nhiều quầy đã trả lại mặt bằng vì không thể cầm cự thêm được, sau quá nhiều đợt dịch.
Tại bến xe Mỹ Đình, nhiều quầy bán hàng đã chấm dứt kinh doanh hoàn toàn vì không buôn bán gì trong suốt thời gian dài vừa qua. Một vị đại diện bến xe cho biết, hơn 1/3 số quầy trong bến xe người thuê đã trả lại mặt bằng, bỏ về quê kiếm sống. Hết đợt dịch này đến đợt dịch khác trong suốt gần 2 năm qua khiến họ thất thu nặng.
Những quầy hàng vốn đông đúc, khách hàng có nhiều lúc phải xếp hàng dài để mua đồ ăn nhanh, nước giải khát thì nay cũng vắng tanh. Cả một dãy hàng chục quầy hàng chỉ lác đác vài khách hàng.
Chủ quầy hàng B3 trong bến xe khách Mỹ Đình cho biết, cô vẫn mở bán mang đi nhưng mỗi ngày cũng chỉ vài khách mua. Cô là một trong số rất ít những hộ kinh doanh còn trụ lại tại đây, nhiều quầy hàng xunh quanh đều đã trả lại mặt bằng vì không thể cầm cự.
Còn tại bến xe Nước Ngầm, mặc dù không cho hộ kinh doanh thuê quầy dịch vụ nhưng quầy dịch vụ phục vụ nước uống, đồ khô của bến xe cũng không một bóng người. Nhân viên đã phải nghỉ gần hết, chỉ còn một người để duy trì hoạt động.
Hiện tại bến xe Nước Ngầm chỉ còn duy nhất 1 tuyến còn hoạt động. Cả một khoảng sân rộng lớn của bến xe không có bóng dáng một chiếc xe khách nào.
Trước đây, dịch vụ thuê xe đẩy vận chuyển hàng hóa tại bến xe Mỹ Đình vẫn luôn đắt hàng bất kể nắng mưa. Những chiếc xe đẩy nhỏ len lỏi từng góc nhỏ để vận chuyển hàng cho khách nay nằm im trong sự nhàn hạ đáng buồn.
Một người làm dịch vụ đẩy hàng cho biết ở thời điểm hiện tại hiếm lắm mới có được một khách hàng quý báu.
Những chiếc xe đẩy hàng hoá "đắp chiếu" trong bến xe Giáp Bát.
Không biết đến lúc nào chúng mới được dùng trở lại.
Tại bến xe Mỹ Đình, đây là nơi trước kia những người hành nghề xe ôm chen lấn xô đẩy để chèo kéo khách. Nay chỉ còn một người lái xe ôm vẫn kiên nhẫn ngồi chờ đợi.
Bến xe Giáp Bát lác đác bóng người chờ có hàng để vận chuyển trong buồn bã.
Ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc bến xe Giáp Bát cho biết hiện tại số xe còn hoạt động trong bến chỉ khoảng dưới 80 xe, đây là một con số quá nhỏ so với 800 xe hoạt động hàng ngày vào thời điểm dịch bệnh chưa bùng phát.
Trong khi đó, số xe khách còn đăng ký hoạt động tại bến xe Mỹ Đình hiện tại chỉ khoảng hơn 100 xe. Đại diện bến xe này cho biết, số lượng xe khách đang giảm đi trong thấy từng ngày, từng ngày một.
Phía mặt trước của bến xe Giáp Bát, những chiếc xe buýt thường xuyên xuất bến trong tình trạng không một bóng khách hàng.
Nhân viên bán vé trên tuyến xe buýt số 101A cho biết, từ sáng đến giữa trưa, xe này chỉ bán được vẻn vẹn 5 chiếc vé.
Thiết thực chăm lo cho người lao động ở lại tỉnh Bình Dương Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, để công nhân lao động thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16, theo tinh thần "Ai ở đâu ở đấy", không di chuyển ra khỏi nơi cư trú từ sau ngày 31/7 cho đến khi hết thời giãn cách, tỉnh Bình Dương đã triển khai nhiều kế hoạch thiết thực chăm lo cho người...