Hà Nội: Hàng trăm tiểu thương đóng quầy, nghỉ bán hàng
Hàng trăm ki ốt trong khu chợ Việt Hưng đồng loạt nghỉ bán vì nhiều khúc mắc với ban quản lý chợ
Hàng trăm gian hàng đóng cửa
Ngày 6/1, hàng trăm tiểu thương là chủ của các gian hàng kinh doanh trong khu chợ Việt Hưng (phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội) đã đồng loạt đóng cửa hàng, nghỉ kinh doanh vì phía công ty quản lý khu chợ này vừa ra thông báo tăng giá thuê ki ốt trong năm 2015.
Những tiểu thương ở đây đã làm đơn kiến nghị lên cơ quan chức năng để phản đối việc tăng giá thuê cửa hàng trong khi tình trạng buôn bán đang ế ẩm, những chủ buôn đều đang gặp khó khăn.
Các gian hàng đóng cửa nghỉ bán do các tiểu thương “đình công”
Ghi nhận của phóng viên tại đây, cả khu chợ thường ngày bán quần áo, vải vóc bất ngờ đóng cửa kín mít. Hàng trăm gian hàng lớn, nhỏ đều kéo cửa xếp không tiến hành kinh doanh. Các tiểu thương tập trung bên trong chợ để phản đối việc tăng phí.
Theo bà Vũ Thị Dung – một tiểu thương bán hàng ở chợ Việt Hưng đã hơn 20 năm, trước đây khu chợ Việt Hưng là chợ truyền thống. Sau khi có chủ trương xây mới, cả khu chợ đã được Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng khai thác chợ Long Biên đầu tư xây mới và tiến hành khai thác, quản lý.
Tiểu thương Vũ Thị Dung chia sẻ với phóng viên
Năm 2008, khu chợ hoàn thành với 3 tầng, tuy nhiên số tiểu thương chuyển vào kinh doanh tại đây chủ yếu ở tầng 2, phía tầng 3 bỏ không vì không có ai thuê. “Do tình trạng buôn bán ế ẩm nên ban đầu có khoảng 200 gian hàng thì đến bây giờ chỉ còn khoảng 100 gian hàng trụ lại được”, bà Dung cho biết.
Thời điểm năm 2008, giá thuê tại chợ là 100.000 đồng/m2/tháng đối với hợp đồng ngắn hạn và 50.000 đồng/m2/tháng đối với hợp đồng dài hạn. Các chủ hộ kinh doanh cho biết, những người làm hợp đồng dài hạn phải đóng ít hơn một nửa vì phải nộp trước số tiền 10.000.000 đồng/m2 khi làm hợp đồng 30 năm. Như chị Nguyễn Thị Ngọc, chủ một ki ốt bán quần áo cho biết, để làm hợp đồng dài hạn và đóng phí thuê ít đi, ki ốt rộng 10m2 của chị phải tốn 100.000.000 triệu đồng.
Đến năm 2012, Công ty quản lý chợ đã tăng mức thu đối với hợp đồng ngắn hạn lên 140.000 đồng/m2/tháng và 65.000 đồng/m2/tháng đối với hợp đồng dài hạn.
Video đang HOT
Sự việc gây bức xúc khi cách đây khoảng 10 ngày, các chủ kinh doanh bất ngờ nhận được thông báo của phía Công ty quản lý về việc sẽ tăng mức thu tiền hợp đồng chợ Việt Hưng năm 2015. Cụ thể, đối với hợp đồng ngắn hạn mức thu là 160.000 đồng/m2/tháng Đối với hợp đồng dài hạn mức thu là 75.000 đồng/m2/tháng và tiền đóng trước hợp đồng dài hạn từ 10.000.000 đồng nâng lên thành 18.000.000 đồng/m2.
Lý do tăng giá ki ốt mà phía Công ty quản lý đưa ra là để duy trì hoạt động kinh doanh đồng thời đóng góp vào việc đầu tư sửa chữa, trang trí lại chợ.
Các tiểu thương khi nhận thông báo tăng giá ki ốt đều chán nản muốn bỏ kinh doanh vì vốn khu chợ đã rơi vào tình trạng ế ẩm từ lâu, rất nhiều gian hàng đã phá sản phải trả mặt bằng chuyển sang nghề kinh doanh khác.
Khu chợ Việt Hưng vắng tanh không một bóng người
Bên cạnh đó, một số chủ kinh doanh ở khu chợ Việt Hưng còn phản ánh việc Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng khai thác chợ Long Biên khi thu thuế gian hàng không đưa giấy tờ biên lai, biên nhận hay hóa đơn nào cho tiểu thương. Chị Vũ Thị Bình, chủ ki ốt bán quần áo cho biết: “Mỗi tháng có người đến thu thuế 220.000 đồng của tôi nhưng trong suốt 8 năm bán hàng ở đây, chưa một lần nào tôi được nhận hóa đơn”.
Hiện tại, các tiểu thương đều đã tạm ngừng kinh doanh và cho biết rằng sẽ gửi đơn đến các cơ quan chức năng để mong có giải pháp giúp việc kinh doanh bớt gặp khó khăn và các mức phí đừng tăng để bớt gánh nặng kinh tế.
Ban quản lý nói gì?
Liên quan đến sự việc trên, trong chiều ngày 6/1, ông Lê Huy Thành – Phó giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng khai thác chợ Long Biên cho biết, việc tăng phí đã có lộ trình và tăng thường niên 3 năm một lần, mức tăng mà phía Công ty đưa ra đã căn cứ đúng theo các văn bản thành phố quy định.
“Mức phí cao nhất chúng tôi được thu tời 200.000 đồng/m2/tháng nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên chúng tôi đã rất ưu tiên cho các tiểu thương chợ Việt Hưng chỉ thu 160.000 đồng/m2/tháng”. Ông Thành nói,
Ông Lê Huy Thành cũng khẳng định việc tăng phí là bắt buộc, không thể dừng lại vì phía công ty còn đang bị lỗ, nhiều lần phải lấy tiền để ứng trước tiền thuế cho các tiểu thương để giữ uy tín cho khu chợ.
Về vấn đề thu thuế nhưng không giao biên lai, biên nhân hoặc hóa đơn, ông Thành thừa nhận là có trường hợp tiểu thương không nhận được. “Bên cơ quan thuế có ủy nhiệm thu cho Công ty tôi nên có cắt cử nhân viên đi thu thuế, chúng tôi có viết biên lai thu thuế, có lúc viết biên lai sau, có người không đòi hỏi nên chúng tôi không đưa”, ông Thành giải thích.
Lãnh đạo Công ty quản lý chợ cũng khuyến khích người dân lên nộp thuế trực tiếp cho phòng kế toán của công ty và nhận giấy tờ biên lai, biên nhận hoặc hóa đơn theo quy định.
Lê Tú
Theo Dantri
Cháy chợ Ba Đồn: Trắng tay trước Tết Nguyên đán
Bao nhiêu vốn liếng, tài sản đều đổ dồn vào các quầy hàng trước dịp Tết Nguyên đán, vậy mà chỉ sau một đêm, ngọn lửa đã thiêu rụi hoàn toàn khiến nhiều tiểu thương lâm vào cảnh trắng tay, nợ nần.
Theo ghi nhận của PV Dân trí tại hiện trường vụ cháy chợ Ba Đồn, sáng ngày 3/1/2015, 24 gian hàng của 18 hộ kinh doanh đã bị thiêu rụi hoàn toàn, những gian hàng vốn dành để bán phục vụ Tết, giờ chỉ còn là đống tro tàn.
Sau vụ hỏa hoạn, 24 gian hàng của chợ Ba Đồn trở thành đống tro tàn
Nhiều tiểu thương "chết lặng" khi phút chốc cả gia tài tiêu tan, họ thẫn thờ ngồi nhìn trong nước mắt. Hàng trăm người thân nhân của các hộ gia đình kinh doanh bị cháy đã đến giúp thu gom, nhặt nhạnh những gì còn sót lại.
Nhiều người dân đang thu gom những gì còn sót lại sau đám cháy
Đứng trước quầy hàng của mình, ông Nguyễn Thanh Sinh (SN 1959, chủ ki ốt số 4) sụt sùi kể lại: "Bao nhiêu vốn liếng tích cóp được, bao nhiêu gia đình đều đổ dồn vào quầy hàng để mong bán được trong dịp Tết này. Nhưng giờ đã cháy hết thật rồi các chú ạ! Giờ gia đình tôi biết làm sao, tết nhất thì đang đến gần nữa rồi...".
Tiểu thương Nguyễn Thanh Sinh thẫn thờ sau vụ mất trắng khiến cả gia đình ông khốn đốn
Theo như lời ông Sinh, để chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên Đán năm nay, gia đình ông đã phải đầu tư gần cả tỉ đồng để mua hàng hóa phục vụ bán Tết, chưa kể số hàng còn tồn đọng lại trước giờ, hàng hóa mà gia đình ông kinh doanh chủ yếu là sơn dầu, điện lưới, các phụ tùng ô tô, xe máy... chỉ sau một ngọn lửa đã biến thành đống phế liệu.
Cùng chung số phận như gia đình ông Sinh, ông Nguyễn Văn Bình (SN 1956, chủ ki ốt số 1) ngậm ngùi chia sẻ: "Khi tôi đến, gian hàng của gia đình còn đang bốc khói ngùn ngụt, nhưng sau đó lửa lan nhanh, hai vợ chồng chúng tôi đành bất lực nhìn số hàng bị thiêu rụi mà không làm gì được. Giờ trắng tay thiệt rồi các chú à, tiền đâu mà trả nợ và nuôi mấy đứa con học hành đây...".
Gian hàng của ông Bình bị cháy trơ trụi
Để bán trong dịp cận tết, gia đình ông Bình vừa vay mượn người thân gần 1 tỉ đồng để đầu tư mua số hàng có giá trị xây dựng như sắt, thép, xi măng... chưa kể số hàng trị giá 3 tỉ trước đó. Hàng chưa bán, chưa thu vào đồng nào thì bây giờ đã bị thiêu rụi thành đống tro tàn khiến cuộc sống của gia đình ông lâm vào cảnh khốn đốn.
Chị Nguyễn Thị Thu (SN 1983, chủ ki ốt số 42) là một trong số những hộ tiểu thương bị ảnh hưởng nặng nền sau vụ cháy, số hàng hóa mà gia đình chị bán chủ yếu là các mặt hàng bảo hộ lao động, bạt và các vật dụng bếp núc...cũng không còn gì sau vụ cháy. "Gia đình em kinh doanh ở đây gần 7 năm, bao nhiêu hàng hóa giờ cháy cả rồi. Ngay cả sổ ghi nợ cũng cháy luôn, giờ không biết đường nào mà lần...." - chị Thu thẫn thờ tâm sự.
Sau đám cháy, tất cả mọi thứ của gia đình chị Thu bị tiêu tan
Tại hiện trường, hàng trăm người tất bật thu gom, nhặt nhạnh những gì còn sót lại sau đám cháy để mong có vật dụng nào còn tái sử dụng nhưng gần như tất cả số hàng hóa đều bị lửa thiêu lụi tàn.
Trao đổi với PV Dân trí tại hiện trường, ông Trần Văn Lợi, Trưởng ban quản lí các công trình công cộng thị xã Ba Đồn cho biết, hiện công tác khắc phục sự cố sau vụ hỏa hoạn đang rất khẩn trương. "Chúng tôi đang tích cực phối hợp với người dân thu dọn để sớm ổn định tình hình nhằm giúp tiểu thương sớm quay trở lại chợ để kinh doanh buôn bán"
Các lực lượng chức năng đang phối hợp với người dân khẩn trương khắc phục sự cố sau đám cháy
Được biết, sau vụ hỏa hoạn, UBND thi xa Ba Đồn đã đến đông viên ba con tiêu thương va hô trơ môi hô bi thiêt hai 5 triêu đông. Sau đó, Hôi Chư thâp đo thi xa cũng hô trơ thêm môi hô 500.000 đông. Ngoài ra, sau khi biết được vụ việc hãng Taxi Tiên Sa (chi nhánh Quảng Bình) đã đến hỗ trợ mỗi hộ 2 triệu đồng nhằm giải quyết khó khăn trước mắt cho các tiểu thương.
Tuy nhiên, trước sự việc bất ngờ khiến nhiều hộ gia đình đang lâm vào cảnh bế tắc, ngập trong nợ nần. Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, Ban quản lí chợ Ba Đồn đang tha thiết kêu gọi người dân, các nhà hảo tâm, các tiểu thương khác trong chợ quyên góp, ủng hộ các tiểu thương sau vụ hỏa hoạn, mong giúp đỡ phần nào thiệt hại của các hộ gia đình, nhằm sớm khắc phục khó khăn và ổn định tình hình khi Tết nguyên đán đang cận kề.
Văn Lịnh - Hoàng Phúc
Theo Dantri
Cận cảnh vụ cháy gây thiệt hại 50 tỉ đồng tại chợ Ba Đồn Một tiếng nổ lớn bùng phát và lan rộng khiến 24 gian hàng của khu chợ lớn nhất tỉnh Quảng Bình bị thiêu rụi hoàn toàn, khi đám cháy được dập tắt, chợ Ba Đồn chỉ còn lại cảnh tượng tan hoang, đổ nát. Như Dân trí đã thông tin, vào khoảng 1h rạng sáng ngày 2/1, tại chợ Ba Đồn (thuộc phường...