Hà Nội: Hàng trăm hộ dân “kêu cứu” mất nước
Ngày 21/5, trước những bức xúc của người dân về tình trạng nhiều khu vực trên địa bàn TP bị mất nước sinh hoạt, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã có buổi làm việc với các Cty nước sạch trên địa bàn TP về kế hoạch cấp nước hè năm 2013.
Tại buổi làm việc, đại diện các Cty nước sạch cho rằng, giá nước sinh hoạt trên địa bàn HN hiện nay quá thấp so với các đô thị trên cả nước, dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí và gây thất thoát nhiều. Các Cty kiến nghị TP nên có lộ trình điều chỉnh giá hợp lý để đáp ứng được chi phí sản xuất hiện nay. Bên cạnh đó, đề nghị TP chỉ đạo Sở Công Thương và Tổng Cty Điện lực Hà Nội ưu tiên cung cấp điện ổn định, không cắt điện các nhà máy sản xuất nước và các trạm bơm tăng áp…
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo khẳng định, điện và nước là 2 lĩnh vực lớn, luôn được TP quan tâm. Vì vậy, bên cạnh việc cung cấp thường xuyên hằng năm thì các Cty luôn có kế hoạch riêng cho các mùa hè. Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo giao nhiệm vụ cho Cty nước sạch Hà Nội phối hợp với Cty CP nước sạch Vinaconex (sông Đà) khảo sát nhu cầu sử dụng nước của bà con trong khu vực nội đô để điều phối nước nguồn cho hợp lý, đảm bảo nhân dân có nước sạch sinh hoạt trong mùa hè. Các Cty nước sạch cần rà soát lại hệ thống mạng, bổ sung trạm bơm trung chuyển hoặc tăng áp nếu cần thiết.
Video đang HOT
Xe téc phục vụ bán nước cho dân khu Đầm Trấu
Lãnh đạo TP chỉ đạo Điện lực Hà Nội tăng thêm máy để bổ sung điện kịp thời tại các trạm bơm, kiểm soát hệ thống điện cung cấp đảm bảo không để mất điện do quá tải. Đồng thời, công khai thời gian cắt điện, cắt nước để nhân dân còn chuẩn bị, những nơi mạng nước chưa tới thì phải cung cấp nước lưu động thông qua các xe tec… “Các Cty nước sạch phải thường trực 24/24h, có đường dây nóng để nhận thông tin phản ánh của người dân để có giải pháp xử lý. Sở Xây dựng cùng các Cty tăng cường kiểm tra chống lãng phí, thất thoát nước, nhất là trong mùa hè; vận động, tuyên truyền nhân dân sử dụng nước tiết kiệm” – Chủ tịch TP chỉ đạo.
Chủ tịch TP cũng giao Sở Tài chính nghiên cứu điều chỉnh giá nước vào thời gian hợp lý trong năm. Với vấn đề nước sạch nông thôn, chủ tịch giao cho Sở Xây dựng và Cty nước sạch Hà Nội rà soát lại các dự án sử dụng nước mặt sông Đà, trên cơ sở đó làm thủ tục vay vốn với Ngân hàng Thế giới triển khai. Sở KHĐT và Sở Tài chính cân đối nguồn ứng vốn thông qua các quỹ của TP để tạo điều kiện đầu tư vào các dự án cấp bách cho khu vực nông thôn hiện chưa có nước sạch.
Trước đó, UBND TP.Hà Nội liên tục nhận được phản ánh của nhân dân về tình trạng không có nước sạch sinh hoạt nhiều ngày. Trong số đó có 45 hộ tại tổ 26, khu dân cư 7, phường Quảng An, quận Tây Hồ; 100 hộ tại các tổ 43, 45, 46 phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy; tại tòa nhà B10A, khu đô thị Nam Trung Yên; các hộ dân ở tổ 62, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm; các hộ dân ngõ 354 Trường Chinh, quận Đống Đa; các hộ dân ngõ chợ Khâm Thiên, quận Đống Đa; 2.000 hộ dân xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai hiện vẫn phải dùng nước ao tù…
Theo Sở Xây dựng, từ ngày 1/5 đến nay, do thời tiết nắng nóng, nên một số khu vực ở một số quận bị thiếu nước, mất nước. Nguyên nhân chính là do nhu cầu nước tăng đột biến. Bên cạnh đó, do năng lực cấp nguồn của tuyến nước mặt sông Đà hạn chế, chỉ cấp được 42.000m3/ngày đêm khi nhu cầu là 60.000m3/ngày đêm. Đồng thời, việc cấp điện không ổn định, thường xảy ra mất điện cục bộ tại các nhà máy nước, đã ảnh hưởng đến sản xuất cấp nước.
Theo 24h
Hà Nội yêu cầu Sở Công thương chỉ rõ ưu điểm của xe đạp
UBND thành phố Hà Nội vừa yêu cầu Sở Công thương lấy ý kiến các sở ngành liên quan để làm rõ sự cần thiết của đề án sản xuất, tiêu dùng xe đạp nhằm giảm ùn tắc giao thông.
Trước đề xuất của Sở Công thương Hà Nội về việc sản xuất và tiêu dùng xe đạp nhằm giảm ùn tắc giao thông, tiết kiệm nhiên liệu, giảm ô nhiễm môi trường, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu sở này phải lấy ý kiến của các sở ngành liên quan để làm rõ tính cần thiết của đề án.
Hà Nội chưa có đường dành riêng cho xe đạp
Lý do đề xuất sử dụng xe đạp thay thế ô tô, xe máy được Sở Công thương đưa ra là sự phát triển quá nhanh của các phương tiện cơ giới đã gây ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường đô thị. Vì vậy, sở này cho rằng việc xây dựng đề án sản xuất và tiêu dùng xe đạp nhằm giảm ùn tắc giao thông đô thị, tiết kiệm nhiên liệu, giảm ô nhiễm môi trường là việc làm cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, quy hoạch giao thông còn chưa hoàn chỉnh.
Nhiều chuyên gia cho rằng, đề xuất sử dụng xe đạp giảm ùn tắc giao thông là cách nhìn thô sơ và đơn giản, không phù hợp với quy luật phát triển của xã hội hiện nay. Do Hà Nội không có đường dành riêng cho xe đạp nên không ít chuyên gia cũng lo ngại tai nạn sẽ gia tăng khi có quá nhiều phương tiện thô sơ lưu hành cùng ô tô, xe máy.
Tốc độ xe đạp chậm nên nhiều người cũng cho rằng nếu lưu thông nhiêu trên đường sẽ cản dòng phương tiện khác, gây tắc đường nghiêm trọng hơn vào giờ cao điểm.
Theo Dantri
"Đi xe đạp, Hà Nội càng ùn tắc" Ông Bùi Danh Liên (Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội) cho biết cách đây mấy chục năm, khi chưa có xe máy, Hà Nội đã tắc đường vì xe đạp. Ông Bùi Danh Liên (Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội) tỏ ra không đồng tình với đề xuất mới đây của Sở Công Thương Hà Nội về "Đề án...