Hà Nội: Hàng trăm bộ đội đắp bao cát bảo vệ đê ở Chương Mỹ
Sáng nay 30/7, nước tiếp tục dâng cao khiến hàng trăm người dân và quân nhân phải căng mình đắp bao cát chống tràn đê qua khu vực sông Nứa (Chương Mỹ, Hà Nội).
Sau trận mưa đêm qua đê khu vực sông Nứa( Chương Mỹ, Hà Nội) tiếp tục dâng cao, nguy cơ tràn đê lớn. Sáng nay 30/9, quân và dân huyện Chương Mỹ đã tập chung hộ đê chánh nước tràn đê.
Sau trận mưa đêm qua đê khu vực sông Nứa( Chương Mỹ, Hà Nội) tiếp tục dâng cao, nguy cơ tràn đê lớn. Sáng nay 30/9, quân và dân huyện Chương Mỹ đã tập chung hộ đê chánh nước tràn đê.
Các quân nhân thuộc lữ đoàn 201 Bỉnh chủng Tăng thiết giáp Bộ Quốc phòng phối hợp cùng người dân huyện Chương Mỹ gia cố đê.
Đồng chí Vũ Bá Trường (lữ đoàn 201 binh chủng tăng thiết giáp) cho biết quân số được của đơn vị được huy động để giúp nhân dân ứng phó với nước dâng cao, cố gắng không để nước tràn qua đê.
Trước đó, nước đã tràn qua đê sông Bùi 2 khiến các xã Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Thủy Xuân Tiên ngập nặng.
Nguy cơ nếu nước tiếp tục dâng cao sẽ tràn qua đê sông Nữa, các xã Thanh Bình, Trung Hòa có thể ngập nặng.
Video đang HOT
Hội phụ nữ thôn Trung Hoàng (Thanh Bình, Chương Mỹ) tham gia hộ đê sông Nứa.
Mưa liên tục ở các tỉnh phía Bắc, thủy điện Hòa Bình xả lũ… là nguyên nhân khiến nước ở hạ lưu các sông dâng cao.
Người dân huyện Chương Mỹ tham gia hộ đê trước nguy cơ đê bị tràn.
Mực nước sông Nứa hiện đã áp sát mặt đê.
Trước đó, đêm 29/7, hàng trăm người dân huyện Chương Mỹ đã tham gia đóng bao tải cát đắp đê trong đêm.
Toàn Vũ
Theo Dantri
Cám cảnh người Hà Nội bắt xe... công nông vượt nước lũ
Sau nhiều ngày mưa lũ, những con đường dẫn vào xã Nam Phương Tiến (Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn ngập sâu. Để đi lại, một chiếc công nông được huy động chở người và hàng hóa từ trong ra ngoài, rồi từ ngoài lại vận chuyển người và phương tiện vào trong, mỗi chuyến chật ních người.
Kể từ trận mưa to hôm 20-21.7 đến nay, nhiều xã của huyện Chương Mỹ, Hà Nội bị ngập sâu trong nước, đặc biệt là ở Nam Phương Tiến, Tân Tiến, thị trấn Xuân Mai khiến mọi sinh hoạt của người dân bị đảo lộn, cuộc sống khó khăn đủ bề.
Ghi nhận của PV Dân Việt tại xã Nam Phương Tiến cho thấy, những con đường dẫn vào trung tâm xã vẫn bị nước ngập vây quanh tứ phía, nhiều nơi nước ngập lút mái nhà.
Nhiều trụ sở, nhà văn hóa cũng rơi vào tình trạng tương tự. Được biết, ngày 26.7 nước bắt đầu rút nhưng sang ngày 27 khi thủy điện Hòa Bình xả lũ, nước lại dần dần dâng cao, nơi sâu nhất lên đến 3m.
Lãnh đạo xã Nam Phương Tiến cho biết, để duy trì liên lạc, đi lại giữa các nơi, một chiếc công nông được huy động chở người và hàng hóa từ bên ngoài vào bên trong trung tâm và các làng lân cận; hai chiếc cano cũng được Bộ Tư lệnh Thủ đô điều động đến hỗ trợ chính quyền cũng như người dân.
Tuy nhiên, công nông vẫn là phương tiện chủ yếu dùng để vận chuyển người dân đi lại. Bình thường, để vào được trung tâm xã (thôn Nam Hài) người dân sẽ phải gửi xe ở thôn Phương Hạnh, xã Tân Tiến (Chương Mỹ) rồi bắt công nông để di chuyển vào trong.
Chiếc công nông này dường như không ngừng nghỉ, mỗi chuyến xe không chỉ có người dân địa phương mà còn có những người dân ở nơi khác đến tặng quà, thăm người thân với những đồ đạc, thức ăn như gạo, sữa, mì tôm, thuốc... được người dân mua từ bên ngoài vận chuyển vào bên trong.
Có những chuyến xe chở chật ních, người dân phải leo lên cả nóc xe, phía dưới vẫn rất nhiều người mong muốn được lên xe.
Nhiều người cố gắng lên xe để kịp ra ngoài về nhà.
Xe cứ đi được một đoạn lại có một tốp người đứng vẫy tay xin lên.
Một em nhỏ cố gắng được kéo lên xe mặc dù trên xe đã quá tải.
Một cô gái xin được lên xe nhưng do quá đầy, không còn "nhét" thêm nên phải đợi chuyến sau.
Quãng đường di chuyển khoảng 1km, sau mỗi chuyến xe "cập bến" lại có người dân lên đầy xe.
Ngoài di chuyển bằng công nông, để đi lại giữa các thôn, ngõ hay về nhà, nhiều người dân phải dùng đến thuyền, bè.
Thậm chí, người dân còn dùng săm xe ô tô để làm thuyền di chuyển khi nước ngập khắp các ngõ
Ngoài ra, những chiếc áo phao, ủng cao su cũng được người dân sử dụng để lội qua những đoạn ngập. "Sau một tuần ngập, nước bắt đầu rút nên chúng tôi có thể ra bên ngoài mua thức ăn về dự trữ. Tuy nhiên từ ngày 27.7, Thủy điện Hòa Bình xả lũ, nước lại bắt đầu dâng cao dần khiến người dân chúng tôi vô cùng lo lắng. Hiện, mọi sinh hoạt hàng ngày như việc tắm rửa, nấu nướng... đều phải đi lên những nhà không bị ngập nhờ, sau đó lại lội nước về nhà" - bà Nguyễn Thị Hậu (thôn Nam Hài) than thở.
Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo xã Nam Phương Tiến cho biết, nước đã ngập toàn bộ khu vực thôn Nhân Lý, Hạnh Bồ, Nam Hài và một phần thôn Hạnh Côn. 557 hộ bị ngập phải sơ tán (2.840 nhân khẩu). Ngoài ra, hàng trăm hecta hoa màu, lúa bị ảnh hưởng. Sơ bộ, hơn 4.500 gia súc như gà, vịt bị chết do mưa, ngập. Lãnh đạo xã cũng cho biết, dự kiến tình hình ngập lụt còn diễn biến phức tạp, nhân dân phải sống chung với ngập trong thời gian tới.
"Chúng tôi mong muốn các cấp chính quyền thành phố và huyện tiếp tục quan tâm, hỗ trợ những nhu yếu phẩm cần thiết cho nhân dân như nước uống, muối, mỳ tôm, nến thắp sáng, thuốc phòng chữa bệnh" - vị này cho biết.
Theo Danviet
Hậu ngập lụt ở Hà Nội: Ô nhiễm, bệnh tật Nhìn dòng nước đục, váng vất màu xanh nổi lên tràn vào sân, bà Nguyễn Thị Hậu (thôn Nam Hài, xã Nam Phương Tiến, Chương Mỹ, Hà Nội) không khỏi lo ngại. ã hơn một tuần nay, bà và nhiều người dân trong thôn sống chung với thứ nước như vậy. Bên trong UBND xã Nam Phương Tiến vẫn ngập sâu. Ảnh: Trường...