Hà Nội: Hàng nghìn người dân học cách sống chung với “tử thần”
Đã xảy ra nhiều vụ chập cháy do vi phạm an toàn lưới điện trên phố Đặng Thùy Trâm, gây thiệt hại hàng tỷ đồng, nhưng các cơ quan chức năng không ngăn chặn khiến cả nghìn con người phải học cách sống chung với rủi ro khó lường hàng ngày.
Nhiều biển quảng cáo, cáp internet sống “tầm gửi” ngay trên cột điện cao thế
Theo đơn kiến nghị của đại diện các hộ dân khu tập thể báo Sinh viên nằm trên phố Đặng Thùy Trâm, khu vực giáp ranh giữa phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy) và xã Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm) gửi đến báo Dân trí phản ánh: Từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn đã xảy ra nhiều vụ chập cháy do việc đấu nối bảng quảng cáo dưới đường điện cao thế, hoặc tình trạng sống “tầm gửi” của nhiều đường dây trên cùng một cột điện, cột đèn. Sau khi xảy ra sự cố, đại diện tổ dân phố đều trình báo và đề nghị cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn, nhưng lời kêu cứu chính đáng của hàng nghìn con người vẫn bị “quên”.
Hình ảnh dây điện đan như mắc cửi trên phố Đặng Thùy Trâm
Gần nhất, vào hồi 18h00 ngày 17/3/2013, trạm cao thế đặt ở giải phân cách phố Đặng Thùy Trâm đã bị nổ do nhà nghỉ Hải Yến đấu nối đặt biển quảng cáo dưới đường cao thế bị chập cháy khiến 12 hộ dân bị cháy toàn bộ hệ thống loa, âm li, ti vi và các thiết bị điện tử điện lạnh, với con số thiệt hại mỗi hộ ước tính lên đến cả trăm triệu đồng.
Video đang HOT
Biển quảng cáo nhà nghỉ Hải Yến là nguyên nhân dẫn đến vụ cháy trạm cao thế ngày 17/3/2013
Khi xảy ra sự cố, tổ dân phố đã mời đại diện Điện lực Cầu Giấy xuống lập biên bản vụ việc. Điện lực Cầu Giấy có tiến hành lập biên bản, nhưng đơn vị này lại yêu cầu người dân phải tự thỏa thuận đền bù những tài sản bị hỏng hóc với nhà nghỉ Hải Yến, trong khi ai cũng hiểu chỉ riêng nhà nghỉ này không có đủ sức bồi thường thiệt hại cho các hộ dân.
Việc Điện lực Cầu Giấy đứng “ngoài cuộc” sau vụ chập cháy khiến người dân phố Đặng Thùy Trâm cảm thấy rất bức xúc. Trao đổi với PV Dân tríchiều 19/3/2013, tổ trưởng dân phố cho biết: Chúng tôi ký hợp đồng, bỏ tiền ra là để mua điện sạch và an toàn của Điện lực Cầu Giấy. Thực tế đã chứng minh Điện lực Cầu Giấy không cung cấp được nguồn điện an toàn, gây thiệt hại nặng nề cho người dân,vì thế không thể nói là Điện lực Cầu Giấy vô can.
Dấu tích vụ chập cháy vẫn in nguyên trên cột điện hạ thế phố Đặng Thùy Trâm
Theo phản ánh của các hộ dân, từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn đã xảy ra gần 10 vụ chập cháy xuất phát từ việc vi phạm an toàn lưới điện. Đại diện tổ dân phố đều có đơn gửi UBND phường Dịch Vọng Hậu, UBND xã Cổ Nhuế và Điện lực Cầu Giấy, nhưng các đơn vị này luôn đùn đẩy trách nhiệm và không có bất kỳ hồi âm nào gửi đến người dân.
Ghi nhận thực tế chiều 19/3/2013 cho thấy, trên diện tích phân cách phố Đặng Thùy Trâm vẫn tồn tại cả chục biển, bảng quảng cáo nhà nghỉ hiên ngang tồn tại dưới đường điện cao thế. Ở hai bên đường là hệ thống dây internet, truyền hình cáp, biển quảng cáo bu kín cột điện hạ thế và cột đèn. Theo ý kiến của các hộ dân, việc hệ thống dây bố trí chặng chịt không đúng tiêu chuẩn là nguyên nhân dẫn đến chập cháy điện khi xảy ra hiện tượng phóng điện từ đường cao thế, hoặc 1 dây trong bó dây sống “tầm gửi” trên cột bốc cháy.
Đây là hình ảnh hãi hùng phổ biến hai bên đường phố Đặng Thùy Trâm
Sau những sự cố liên tiếp xảy ra, hàng nghìn người dân sinh sống trong khu vực đều cảm thấy hoang mang lo sợ, bởi rủi ro có thể bất thình lình ập xuống đầu bất cứ lúc nào khi đi lại dưới hệ thống dây điện, cáp quang internet, truyền hình được bố trí như mắc cửi trên đầu.
Để đảm bảo an toàn về người và tài sản, người dân khu phố Đặng Thùy Trâm, các hộ dân tại đây đề nghị Điện lực Cầu Giấy và chính quyền địa phương sắp xếp lại hệ thống dây điện, cáp quang, xử phạt nghiêm khắc các trường hợp cố tình vi phạm.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
Nhà trọ... lại "điệp khúc" tăng giá
Sau kỳ nghỉ tết kéo dài, phần lớn sinh viên tại các trường ĐH và CĐ trên địa bàn Thành phố Hà Nội phải đối mặt với tình trạng nhà trọ tăng giá. Trong khi trước đó giá cả sinh hoạt cũng không có dấu hiệu giảm khiến nhiều cuộc sống người thuê trọ càng khó khăn hơn.
Theo khảo sát tại một số khu trọ sinh viên Dịch Vọng, Mỹ Đình, Cổ Nhuế, Phú Diễn, Nhổn... hầu hết đều tăng giá từ 300 - 500 nghìn đồng/ 1 phòng. Tại Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy), trước Tết căn phòng có diện tích 1.2m2 khép kín có giá từ 1,2 đến 1,5 triệu đồng thì nay tăng lên 1,5 đến 1,7 triệu đồng. Các phòng có diện tích như vậy nhưng không khép kín trước tết là 850 nghìn đồng đến 1 triệu đồng thì nay tăng lên 1 triệu đồng đến 1,2 triệu đồng. Nhà trọ càng ở xa, ở sâu trong ngõ ngách thì giá càng rẻ, tuy nhiên đi lại khó khăn.
Các khu nhà trọ giá rẻ ở Nhổn, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế... nay đồng loạt tăng giá từ 200- 300 nghìn đồng/ 1 phòng. Tới một khu trọ được quảng cáo là giá bình dân ở Cổ Nhuế, chỉ là dãy nhà trọ lụp xụp, trần thì phủ bạt, nền nhà bê tông, nhà vệ sinh thì rêu mọc chủ nhà hét giá 800 nghìn đồng / 1 phòng chưa kể điện nước.
Nhà trọ sinh viên
Bác Trần Phúc chủ một dãy trọ 11 phòng ở ngõ 28 đường Trần Thái Tông cho biết: "Mấy hôm nay liên tiếp có người đến hỏi thuê phòng, so với trước Tết hầu hết giá cả có lên đôi chút do tình hình trượt giá chung. Tuy nhiên tôi vẫn giữ mức giá cũ vì thương các cháu sinh viên ăn học từ quê lên hoàn cảnh cũng khó khăn".
Cùng với giá nhà, giá điện nước cũng tăng cao trong thời điểm này. Trước Tết giá điện nhà nước đã tăng lên 5% vì vậy các chủ nhà trọ cũng tăng tiền điện lên so với giá trong năm. Mức giá nước các chủ nhà thường là 10 nghìn đồng /1m3 nước máy và 50 - 60 nghìn đồng cho nước giếng khoan. Giá điện cũng tăng từ 3.500 nghìn đồng lên 4 nghìn - 4.5 nghìn đồng/ 1 số điện.
Được biết giá nhà trọ tăng lên là do trước tết rất đông sinh viên trả phòng về quê để tiết kiệm chi phí, ra Tết lại thuê. Thêm nữa hiện nay nhiều khu nhà trọ được xây mới lên, đẹp đẽ và khang trang vì vậy giá cả cũng cao hơn so với trước để phù hợp.
Cùng là căn phòng 12m2 nếu thuê ở khu vực Nhổn - Cầu Diễn thì có giá khoảng từ 900 nghìn đồng đến 1 triệu/ 1 phòng. Tuy nhiên điều kiện sống ở đây không được đảm bảo, an ninh trật tự cũng không được an toàn.
Xóm trọ của bà Loan ở Đại Mỗ - Từ Liêm nằm ngay cạnh con kênh thoát nước thải đen ngòm, ngày nắng bốc mùi rất khó chịu. Cả dãy 16 phòng trọ chỉ có 2 nhà vệ sinh chung và 2 nhà tắm. Gọi là nhà tắm nhưng thực chất là gian bếp cũ rách được che chắn bởi phông bạt... để dùng tạm. Sinh viên ở đây hầu hết là ĐH Công nghiệp HN cho biết, nếu vào mùa hè thì có khi các phòng phải xếp hàng tắm đến 12h đêm mới hết lượt.
Các khu trọ ở xa khu vực nội thành thì có giá rẻ hơn, tuy nhiên đi học lại rất xa và phải dậy sớm. Bạn Lê Thu (sinh viên học viện ngân hàng) cho biết: "Mình ở trọ cách trường 21 km, sáng nào cũng phải dậy từ 5h để đón xe buýt đi học thì mới kịp giờ. Ở đây đi lại vất vả nhưng mỗi tháng có thể tiết kiệm từ 300 - 500 nghìn đồng từ tiền trọ và sinh hoạt, số tiền ấy có thể mua sách để học tập".
Theo ANTD
Mùa xuân bình yên Những ngày này khi đến CAQ Cầu Giấy, Hà Nội, điều chúng tôi cảm nhận được đó chính là thái độ làm việc tích cực, khoa học của CBCS. "100% quân số của các đội nghiệp vụ đặc biệt là bộ phận tiếp đón, giải quyết hồ sơ cho người dân đều có mặt tại trụ sở, thực hiện nghiêm nhiệm vụ, quy...