Hà Nội: Hàng nghìn ha lúa chưa thể cấy vì thiếu nước
Theo thống kê của Sở NNPTNT Hà Nội, tính đến ngày 17.2, tổng diện tích canh tác vụ xuân 2019 trên địa bàn đạt trên 83.000ha (khoảng 91% kế hoạch gieo cấy). Toàn thành phố vẫn còn khoảng 8.000ha sản xuất vụ xuân 2019 chưa có nước.
Trong khi một số địa phương như: Phú Xuyên, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Đan Phượng đã cơ bản lấy đủ nước, thì ở nhiều địa phương khác, diện tích canh tác vụ xuân có nước vẫn thấp. Thậm chí, một số diện tích vẫn thiếu nước khiến bà con nông dân chưa thể lấy nước, đổ ải, điển hình như tại các huyện Mê Linh, Gia Lâm, hay quận Nam Từ Liêm…
Trạm bơm Thanh Điềm (Mê Linh) đang hoạt động hết công suất để cung cấp nước cho các diện tích lúa trên địa bàn. Đăng Hải
Ông Phạm Thành Đô – Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh cho biết, hiện nay trên địa bàn huyện, nhiều nơi vẫn đang trong tình trạng thiếu nước phục vụ sản xuất vụ xuân như xã Tiến Thịnh, Hoàng Kim, Văn Khê… Vì vậy, huyện Mê Linh đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, các HTX dịch vụ nông nghiệp tích cực chủ động phối hợp với Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Thủy lợi Mê Linh, tập trung nạo vét kênh mương, cải tạo trạm bơm tưới, lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa vụ xuân theo lịch đổ ải của Sở NNPTNT thành phố.
Ông Đoàn Mạnh Trường – Bí thư Đảng ủy xã Tiến Thịnh cho hay, nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp của xã phụ thuộc vào sông Hồng và sông Cà Lồ. Tuy nhiên, hiện nay, mực nước ở cả 2 sông này đều ở mức thấp khiến trạm bơm Thanh Điềm (trạm bơm tưới chính nằm trên địa bàn xã) cũng phải “bất lực”.
Theo Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy lợi Mê Linh, đơn vị này đã lắp đặt và vận hành 16 máy bơm dã chiến, công suất 1.000m3/giờ/máy. Công nhân của công ty phải túc trực 24/24 giờ với 3 ca làm việc, mỗi ca 7 người để vận hành máy liên tục nhằm kịp thời cấp nước phục vụ bà con làm đất và gieo cấy. Tuy nhiên, chưa năm nào, mực nước sông Hồng lại thấp như năm nay (hiện tại đang ở mức 0,7m). Trong khi đó, nước sông chỉ thấp dưới 2m là trạm bơm Thanh Điềm không thể vận hành.
Video đang HOT
Nhằm sớm khắc phục tình trạng thiếu nước sản xuất cục bộ và đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ xuân, UBND huyện Mê Linh chỉ đạo Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy lợi Mê Linh phối hợp với các xã, thị trấn tập trung bơm nước tưới cũng như tích trữ nước trong ao hồ, kênh mương trên địa bàn. Đồng thời, nông dân được vận động tích cực gieo cấy lúa xong trong tháng 2.2019.
Theo Danviet
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật "6 đúng": Dân khỏe, ruộng sạch
Với việc vận động nông dân phát triển các mô hình sản xuất an toàn, sử dụng ít thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), hàng năm, Hà Nội đã tiết kiệm được một khoản tiền lớn.
Nhiều lợi ích
Theo điều tra của Chi cục BVTV TP.Hà Nội, với việc canh tác hơn 157.000ha đất sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn từ năm 2014-2017, tình hình sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp ở các huyện, thị xã trên địa bàn không nhiều, chỉ bằng 0,25 - 0,32% so với bình quân toàn quốc. Lượng thuốc BVTV sử dụng cho một đơn vị diện tích sản xuất nông nghiệp của thành phố từ 1,6 - 2kg. Do sử dụng lượng thuốc BVTV ít nên hàng năm Hà Nội đã tiết kiệm được khoảng 200 tỷ đồng.
Mô hình trồng rau an toàn đang mang lại hiệu quả cao cho bà con ở các xã của huyện Đông Anh (Hà Nội). Ảnh: Hải Đăng
Đến thời điểm này, Hà Nội đã xuất hiện nhiều địa phương sử dụng ít thuốc BVTV hoặc không sử dụng thuốc phòng trừ sâu, bệnh như các huyện Thanh Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Thường Tín, Phú Xuyên... giúp giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, tạo ra sản phẩm an toàn với người tiêu dùng.
Điển hình như tại xã Đỗ Động (huyện Thanh Oai), hiện toàn xã có khoảng 1.500 hộ sản xuất hơn 400ha lúa. Đây là địa phương được biết đến với tỷ lệ sử dụng thuốc BVTV trong canh tác nông nghiệp rất thấp.
Để làm được công việc tưởng chừng như rất khó khăn này, chính quyền xã cùng ngành chức năng đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng thuốc BVTV đúng cách, canh tác theo phương pháp tiên tiến. Chỉ tính riêng trong giai đoạn từ năm 2015 - 2017, diện tích ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến ở vụ xuân trên địa bàn xã đang tăng khá nhanh, từ 295ha năm 2015 tăng lên 390ha năm 2017. Nhờ đó, trong 3 năm qua, tỷ lệ hộ không sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh cho lúa tại Đỗ Động lên đến khoảng 90%.
Ông Phạm Văn Thức - chủ cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Oai cho biết: Trên thị trường, hiện có khá nhiều loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, độc tính thấp và thời gian tồn lưu trong môi trường, sản phẩm ngắn hơn so với các loại thuốc có nguồn gốc hóa học. "Chính vì lợi ích như thế nên trong quá trình bán hàng, chúng tôi cũng cố gắng tư vấn cho bà con sử dụng thuốc sinh học" - ông Thức nói.
Bà Nguyễn Thị Phương - một nông dân ở huyện Thanh Oai nhớ lại, cách đây hơn 20 năm, cứ gần đến mùa gặt là người lớn, trẻ em đều tranh thủ buổi tối ra đồng bắt châu chấu, muồm muỗm về làm thức ăn. Ở kênh mương, các loại tép, tôm, cua từng đàn bơi lội. Bây giờ, do sử dụng thuốc BVTV quá nhiều nên những loại thủy sản đó rất hiếm, ngay cả châu chấu, cào cào cũng ít hơn trước.
"Để sản xuất an toàn hơn, bà con chúng tôi đang cố gắng giảm dần lượng thuốc BVTV và phân bón hóa học, thay vào đó là tích cực sử dụng thuốc sinh học để phòng, chống sâu, bệnh hại cho cây trồng" - bà Phương chia sẻ.
Nguyên tắc "6 đúng"
Những kết quả đó là do Chi cục BVTV TP.Hà Nội đã triển khai đồng bộ các hoạt động như đào tạo giảng viên, lớp học đồng ruộng, hội nghị đầu bờ... nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng canh tác, nhận thức về hệ sinh thái cho nông dân.
Ông Lê Xuân Trường - Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội cho biết, thời gian qua, để hạn chế thấp nhất việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp, Chi cục đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Đơn cử như tổ chức các lớp đào tạo giảng viên, lớp học đồng ruộng, hội nghị đầu bờ nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng canh tác, nhận thức về hệ sinh thái cho nông dân.
Trong đó, cốt lõi là tổ chức lớp học đồng ruộng về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) trên lúa, rau, hoa, quả cho nông dân. Đến nay, Chi cục đã tổ chức được 5.011 lớp học đồng ruộng về IPM cho hơn 124.000 nông dân.
Đồng thời, triển khai được 205 mô hình SRI với diện tích hơn 4.200ha. Thực tế cho thấy, việc tham gia các lớp học đồng ruộng về IPM còn có ý nghĩa tích cực tác động làm thay đổi nhận thức và tập quán canh tác của nông dân.
Hiện, toàn thành phố có khoảng 60% diện tích ứng dụng từng phần và toàn phần SRI, hơn 5.000ha rau được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất an toàn, rau hữu cơ hơn 50ha. Qua đó vừa giảm lượng giống, phân bón, thuốc BVTV, nước tưới vừa giảm chi phí, tăng năng suất, nâng cao hiệu quả canh tác.
"Bên cạnh đó, Chi cục BVTV chú trọng công tác dự tính, dự báo chính xác, phối hợp với các địa phương hướng dẫn bà con nông dân sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc "6 đúng" (đúng địa điểm, đúng thời điểm, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng nồng độ, đúng cách và đúng thời gian cách ly).
Các trạm BVTV thường xuyên tham mưu cho UBND cấp huyện, xã thành lập các tổ liên ngành kiểm tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh vật tư nông nghiệp, rau, hoa, quả để xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm" - ông Trường khẳng định.
Theo Danviet
Hà Nội: Trồng nhãn đặc sản, miền đất này thu 400 tỷ đồng/năm Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu tại Hội nghị "Hợp tác các tỉnh phát triển sản xuất, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc sản nhãn chín muộn TP.Hà Nội năm 2018". Trồng nhãn đặc sản, thu 400 tỷ đồng/năm Hội nghị do Sở NNPTNT Hà Nội phối...