Hà Nội: Hàng loạt bãi chứa vật liệu xây dựng chiếm đất trái phép
Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, qua kiểm tra hoạt động của các bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng sử dụng đất ven sông trên địa bàn trong thời gian gần đây, lực lượng chức năng của Sở đã phát hiện hàng loạt đơn vị sử dụng đất sai mục đích hoặc chiếm đất trái phép.
Một điểm khai thác cát trên địa bàn Hà Nội. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Một trong những khu vực sử dụng đất làm bãi chứa, tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng trái phép là vùng ven sông Hồng, thuộc địa bàn quận Bắc Từ Liêm và các huyện Gia Lâm, Thường Tín, Phú Xuyên…
Cứ kiểm tra là thấy sai phạm
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, qua kiểm tra các bãi chứa trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, đoàn kiểm tra đã phát hiện 17 bãi chứa sử dụng đất ven sông không có thủ tục pháp lý về đất đai.
Phần lớn các bãi chứa trên “mọc lên” tại các phường Liên Mạc, Thượng Cát, Thụy Phương. Trong đó, có 7 bãi chứa thuộc địa bàn phường Thụy Phương không phù hợp với quy hoạch bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng.
Quá trình kiểm tra các bãi chứa vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm, đoàn kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phát hiện thêm 15 bãi chứa sử dụng đất ven sông không có thủ tục pháp lý về đất đai, thuộc các xã: Yên Viên, Kim Lan, Trung Màu và Phù Đổng.
Trên địa bàn huyện Thường Tín, đoàn thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng phát hiện 7 bãi chứa sử dụng đất ven sông không có thủ tục pháp lý đất đai tại các xã Hồng Vân, Ninh Sở.
Riêng tại xã Ninh Sở, đoàn thanh tra phát hiện 3 bãi chứa không có thủ tục pháp lý đất đai và không phù hợp với quy hoạch; trong đó có 2 bãi chứa đang sử dụng đất ven sông thuộc Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng số 10 Thăng Long để hoạt động.
Tương tự, trên địa bàn huyện Phú Xuyên, đoàn kiểm tra cũng phát hiện có 2 bãi chứa ở xã Khai Thái không có thủ tục pháp lý về đất đai. Dù rằng vị trí của 2 bãi chứa này đã được Ủy ban Nhân dân thành phố chấp thuận chủ trương đưa vào quy hoạch bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng.
Video đang HOT
Bị xử phạt vẫn không giải tỏa
Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, để công tác quản lý đất đai đi vào nền nếp, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện đã tăng cường công tác kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng.
Cụ thể, tại quận Bắc Từ Liêm, lãnh đạo địa phương này đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều. Ủy ban Nhân dân huyện Gia Lâm cũng đã chỉ đạo thực hiện thông báo kết luận kiểm tra.
Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý các bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng trái phép. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Tương tự, tại huyện Thường Tín, lực lượng quản lý đê điều đã lập biên bản vi phạm đồng thời chuyển hồ sơ cho Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã xử lý theo thẩm quyền. Việc này thể hiện rất rõ quyết tâm xử lý vi phạm của chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, ông Hùng cũng thừa nhận, nhiều bãi chứa dù đã bị kiểm tra và có quyết định xử lý vi phạm đồng thời yêu cầu các chủ bãi chứa giải tỏa vật liệu xây dựng trên bãi để trả lại nguyên trạng, thế nhưng việc chấp hành di dời giải tỏa vật liệu xây dựng của các tổ chức, cá nhân vẫn chưa nghiêm.
Không những thế, “việc tổ chức cưỡng chế của Ủy ban Nhân dân cấp xã cũng chỉ thực hiện đối với các công trình xây dựng trái phép trên bãi chứa, còn vật liệu xây dựng trên bãi chứa trái phép chưa có biện pháp xử lý hiệu quả,” ông Hùng nói.
Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng lưu ý, những bãi chứa đã giải tỏa vật liệu xây dựng thì hầu hết không thể đưa vào sản xuất nông nghiệp, nên đất đai bị bỏ hoang và luôn tiềm ẩn nguy cơ bị tái chiếm dụng.
Trong khi đó, một số Ủy ban Nhân dân cấp xã vẫn giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng đất bãi ven sông làm bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng dưới hình thức biên bản tạm giao từng năm, hoặc hợp đồng giao thầu đất để sản xuất nông nghiệp, nhưng lãnh đạo tại địa phương đó chưa bị xử lý nghiêm.
Tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử lý
Để xử lý dứt điểm tình trạng này, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết đã kiến nghị Ủy ban Nhân dân thành phố tiếp tục chỉ đạo Ủy ban Nhân dân các quận, huyện tăng cường công tác quản lý hoạt động bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng trên địa bàn.
Theo đó, Ủy ban Nhân dân cấp xã phải hủy bỏ mọi văn bản dưới dạng hợp đồng, biên bản tạm giao hay hình thức khác cho tổ chức, cá nhân sử dụng đất bãi ven sông mà trên thực tế đang bị sử dụng đất làm bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng trái phép.
Cùng với đó, lãnh đạo các địa phương cũng phải chấp hành việc xử lý trách nhiệm của tập thể và cá nhân để xảy ra tình trạng vi phạm kéo dài.
Trường hợp đơn vị đang hoạt động bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phù hợp với quy hoạch, thì Ủy ban Nhân dân cấp xã phải báo cáo Ủy ban Nhân dân cấp huyện chỉ đạo kiên quyết xử lý giải tỏa, trả lại mặt bằng.
Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội kiến nghị Ủy ban Nhân dân thành phố giao Sở Giao thông vận tải phối hợp với Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực II xử lý triệt để đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động bến thủy nội địa trái phép.
Theo Vietnam
Vụ khốn khổ sống giữa hai nghĩa trang: Thu hồi hơn 9ha đất
Liên quan đến vụ dân khốn khổ sống giữa hai nghĩa trang ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), UBND tỉnh này vừa có công văn yêu Sở TN-MT, UBND huyện Phụng Hiệp khắc phục, xử lý.
Công văn do Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang Nguyễn Liên Khoa ký gửi Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Hậu Giang, Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp và Tổng Giám đốc Công ty CP Fairy Park-Mêkong (đơn vị quản lý các nghĩa trang) yêu cầu xử lý khắc phục những bất cập liên quan đến Hoa viên nghĩa trang và Sơn trang tiên cảnh tọa lạc tại xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp.
Liên quan đến việc đơn vị quản lý nghĩa trang xin thêm hơn 9ha để tiếp tục mở rộng dự án Hoa viên nghĩa trang, UBND tỉnh Hậu Giang thống nhất thu hồi chủ trương cho Công ty Cổ phần Fairy Park -Mêkong quy hoạch đất để mở rộng dự án Hoa viên nghĩa trang nhân dân Hậu Giang, với diện tích khoảng 9,9 ha. Giao Sở TN-MT phối hợp với các ngành liên quan tham mưu, trình Thường trực UBND tỉnh thu hồi chủ trương theo quy định.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao Sở TN-MT có văn bản báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh những việc khắc phục tại dự án như mùi hôi, lò hỏa táng và những bất cập khác.
Về kênh thủy lợi phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt cho người dân, Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND huyện Phụng Hiệp giải quyết theo thẩm quyền.
Sơn trang tiên cảnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của nhiều hộ dân ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang.
Liên quan đến vụ việc trên, Dân trí đã có bài "Khố khổ sống giữa hai nghĩa trang" phản ánh nhiều năm qua, từ khi tỉnh Hậu Giang cho phép xây dựng Hoa viên nghĩa trang và Sơn trang tiên cảnh để làm nơi chôn cất người chết, nhiều hộ dân ở ấp Tầm Vu 1 (xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp) đã phải sống trong cảnh hết sức khốn khổ. Người dân ở đây thường xuyên chịu cảnh ngửi mùi hôi từ lò hỏa táng, ô nhiễm nguồn nước từ lò hỏa táng, các khu mồ và ô nhiễm tiếng ồn từ các đám tang. Do không sống nổi nên một số người dân đã phải đóng cửa nhà, thậm chí bỏ nhà bỏ đi làm ăn xa vì không thể sinh sống, làm ăn được tại khu vực này.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Bùi Văn Dũng- Bí thư huyện ủy Phụng Hiệp- cho biết, khoảng tháng 8/2012, phía đơn vị quản lý nghĩa trang xin tỉnh mở rộng thêm 9,9ha và UBND tỉnh có chủ trương nhưng khi đưa ra dân thì họ không đồng tình. Sau đó, UBND huyện Phụng Hiệp có văn bản kiến nghị UBND tỉnh thu hồi chủ trương này.
"Qua xem xét thì có nhiều lý do để thu hồi như ô nhiễm môi trường; nhu cầu người dân chôn cất ở đây không có mà người chôn ở đây chủ yếu từ nơi khác đến; xã, huyện, tỉnh cũng không thu được gì như không thu được tiền sử dụng đất, không giải quyết được lao động, không giải quyết hộ nghèo vô đây chôn...nên chúng tôi không đồng tình cho mở rộng thêm"- ông Dũng nêu quan điểm.
Ông Dũng cũng cho rằng, việc không thu tiền sử dụng đất đối với dự án này cũng có nhiều bất cập. Theo ông Dũng, về việc không thu tiền sử dụng đất đối với những nghĩa trang từ thiện thì có thể chấp nhận được nhưng ở đây lại là nghĩa trang với hình thức kinh doanh nên cần phải xem xét để tránh thiệt hại cho nhà nước.
Cũng theo ông Dũng, thay vì mở rộng dự án thì nên thu hồi 2ha đất mà người dân đang ở để dân có một số tiền đi nơi khác sinh sống. Do đó, huyện kiến nghị tỉnh ủng hộ phương án dân đề nghị, đứng ra làm trọng tài định giá và yêu cầu phía đơn vị quản lý nghĩa trang phải bồi hoàn cho người dân.
"Giải pháp trước mắt cần khắc phục ô nhiễm môi trường, khai thông dòng chảy kênh mương, dời lò hỏa táng ra xa dân cư nhưng đây cũng chỉ là những giải pháp tình thế. Cái lâu dài là cần phải di dời dân ra nơi khác cũng như có chính sách hỗ trợ cho những người nghèo khi chết được chôn cất ở đây"- ông Dũng nhấn mạnh.
Huỳnh Hải
Theo Dantri
Chân dung chủ tịch Ngân hàng Xây dựng Phạm Công Danh vừa bị bắt Ngoài sự có mặt của ông Phan Thành Mai, Tổng thư ký Hiệp hội BĐS VN, và ông chủ Công ty Thiên Thanh, những thành viên HĐQT của Ngân hàng Xây dựng không được công bố công khai. Trước khi đứng tên ông chủ Ngân hàng Xây dựng, và chính thức rời ghế này 1 ngày trước khi có thông tin chính thức...