Hà Nội: Hầm chui 700 tỷ dự kiến thông xe vào tháng 10/2022
Sau gần 2 năm thi công, hai ống hầm chính của dự án hầm chui Lê Văn Lương ( Hà Nội) đã được đục thông; dự kiến sẽ “về đích” vào giữa tháng 10/2022.
Sáng 25/6, trao đổi với phóng viên báo Tin tức, ông Hồ Đức Phúc, Giám đốc điều hành liên danh nhà thầu dự án hầm chui Lê Văn Lương cho biết: Dự án chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 hiện đã hoàn thành, còn giai đoạn 2 cũng đã thi công xong 3/5 đốt hầm kín. Việc hoàn thành thi công xong 3 đốt hầm kín được coi là bản lề phục vụ cho việc thi công giai đoạn 3.
Vừa qua, dự án gặp khó khăn do Hà Nội liên tục xảy ra mưa lớn, nhiều tuyến đường bị ngập. Các đơn vị thi công đã phải huy động 15 máy bơm loại 11kg để bơm tránh ngập úng cho tuyến hầm. Theo ông Hồ Đức Phúc, đến ngày 30/8, toàn bộ các đốt hầm kín sẽ được thi công xong. Sau đó, đơn vị sẽ chuyển sang thi công các hạng mục như: Đèn chiếu sáng, sơn kẻ đường, biển báo giao thông để kịp thông xe vào ngày 10/10, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Hầm chui Lê Văn Lương được khởi công từ tháng 10/2020, với tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng (trong đó giá trị dự toán xây dựng là hơn 341 tỷ đồng). Hầm chui được xây dựng theo hướng đường Lê Văn Lương, đi ngầm qua nút giao Khuất Duy Tiến – Tố Hữu, có tổng chiều dài hầm và gờ chắn hai đầu là 475m.
Dự án hầm chui Lê Văn Lương đi qua Vành đai 3 có tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng, được trích từ nguồn vốn ngân sách của TP Hà Nội.
Giữa tháng 6/2022, các đốt hầm kín nằm dưới khu vực ngã tư Khuất Duy Tiến – Lê Văn Lương đã được đục thông.
Dự án đang trong quá trình tháo dỡ giàn giáo và chuyển sang giai đoạn thảm bê tông nhựa, lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, sơn hầm…
Cận cảnh phía bên trong một ống hầm kín đã được đục thông 2 đầu và đang trong giai đoạn xử lý kỹ thuật.
Video đang HOT
Dự kiến đến 30/8, toàn bộ các đốt hầm kín sẽ được thi công xong.
Dự án đang được đẩy nhanh tiến độ, thi công liên tục với 3 ca/ngày.
Để hoàn trả phần mặt đường Tố Hữu trước ngày 25/6, đơn vị thi công đang khẩn trương thảm bê tông nhựa khu vực đường dẫn lên/xuống hầm.
Hầm chui có tổng chiều dài 475m, trong đó hầm kín dài 95m, hầm hở và gờ chắn dẫn vào hầm kín dài 380m (mỗi bên dài 190m).
Do đang mùa mưa bão, nhà thầu đã huy động 15 máy bơm công suất lớn để chốt lụt cho hầm.
Máy móc luôn hoạt động hết công suất đẩy nhanh tiến độ dự án.
Dự kiến đến 15/8, các đơn vị sẽ hoàn thành phần kết cấu bê tông và chuyển sang thi công phần mặt đường 2 bên.
Hầm chui Lê Văn Lương là 1 trong 6 dự án giao thông trọng điểm của TP Hà Nội, thi công và chịu ảnh hưởng lớn trong đợt dịch COVID-19.
Đây là hầm chui thứ 3 trên trục đường Vành đai 3 (sau hầm chui Thanh Xuân, Trung Hòa).
Yêu cầu 5 địa phương hoàn thành tiêm mũi 1 vaccine COVID-19 trước ngày 15/9
Bộ Y tế vừa có Công điện số 1316/CĐ-BYT gửi Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, tỉnh Bình Dương, Long An và Đồng Nai về việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine COVID-19.
Công điện của Bộ Y tế cho biết trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 2/8/2021, Bộ Y tế đã có Công văn số 6202/BYT-DP gửi các địa phương về việc tiêm chủng vaccine trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, đồng thời ưu tiên phân bổ vaccine cho Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, tỉnh Bình Dương, Long An và Đồng Nai để triển khai tiêm chủng chống dịch.
Người dân tiêm vaccine tại điểm tiêm Trung tâm văn hóa phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ảnh minh họa: Chí Tưởng/TTXVN
Đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Long An và Bình Dương đã được phân bổ số vaccine đủ để bao phủ mũi thứ nhất cho 100% người từ 18 tuổi trở lên.
Để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trên tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine COVID-19.
Theo đó, các địa phương tổ chức tiêm chủng cho tất cả các trường hợp từ 18 tuổi trở lên (bao gồm cả phụ nữ có thai) sinh sống và làm việc trên địa bàn theo Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ; các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 8/7/2021 của Bộ Y tế và hoàn thành tiêm chủng mũi 1 cho toàn bộ người dân trên 18 tuổi trước 15/9/2021; tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian.
Thành phố Hà Nội ưu tiên tiêm sớm cho những người có bệnh lý nền, người cao tuổi, người dân tại vùng đỏ, vùng cam, khu vực có mật độ dân cư cao.
Các địa phương huy động tối đa các lực lượng tham gia tiêm chủng bao gồm cả y tế nhà nước và tư nhân, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, y tế các ngành,...; tổ chức tiêm tại các cơ sở cố định và bố trí nhiều điểm tiêm chủng lưu động tại các khu dân cư, cơ quan, đơn vị,...
Không giới hạn số lượng người tiêm trong mỗi buổi tiêm chủng, giảm bớt thủ tục hành chính, phát huy tối đa năng lực tiêm của các điểm tiêm chủng. Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở tiêm chủng sử dụng ứng dụng nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử để quản lý và theo dõi tiến độ tiêm chủng.
Trong công điện, Bộ Y tế đề nghị 5 địa phương này hướng dẫn người dân điền phiếu đồng ý tham gia tiêm chủng, phiếu sàng lọc trên nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử hoặc trên bản giấy, thực hiện khai báo y tế trước khi tham gia tiêm chủng; thông báo thời gian và địa điểm tiêm để người dân đến tiêm đầy đủ, đúng giờ và không tập trung đông người tại một thời điểm; sắp xếp thời gian theo dõi sau tiêm chủng phù hợp.
Đối với những người thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng, tiếp tục theo dõi và sắp xếp tiêm chủng trong thời gian sớm nhất khi có đủ điều kiện.
Những người thuộc nhóm cần thận trọng khi tiêm chủng có thể tiêm tại tất cả các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động, không bắt buộc tiêm tại các bệnh viện, cơ sở điều trị.
Tại các khu vực phong tỏa, chính quyền địa phương căn cứ số lượng người dân để bố trí các điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động phù hợp, tránh để người dân phải di chuyển đến các khu vực khác khi tham gia tiêm chủng.
Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố tổ chức triển khai tiêm chủng phù hợp với tình hình dịch bệnh và coi công tác tiêm chủng là nhiệm vụ ưu tiên, cấp bách trong tình hình hiện nay.
Chiều tối 5/9, Bộ Y tế cho biết, trong ngày 4/9, cả nước có 336.381 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm đến nay trên cả nước là 21.445.181 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 18.246.636 liều, tiêm mũi 2 là 3.198.545 liều.
Thống kê trên cổng thông tin tiêm chủng cho biết: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, tỉnh Long An, Bình Dương và Đồng Nai là 5 địa phương nằm trong số 10 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp nhất tính theo số mũi tiêm/số vaccine phân bổ theo quyết định.
Vừa phòng, chống dịch, vừa bảo đảm trật tự an toàn giao thông Kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 diễn ra trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các lực lượng phải dàn trải vừa đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, vừa trực chốt phòng, chống dịch bệnh. Tuy nhiên, tình hình trật tự, an toàn giao thông cơ bản được đảm bảo, tai nạn giao thông đã giảm sâu cả 3...